K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Địa hình:

+ Địa hình ven biển: khá đa dạng, gồm: các tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm, phá, vịnh cửa sông, vũng vịnh nước sâu, bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn,...

+ Địa hình thềm lục địa: nông, mở rộng ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, thu hẹp ở khu vực miền Trung. Vùng thềm lục địa được tiếp nối với địa hình trên đất liền, tạo nên sự thống nhất về tự nhiên giữa đất liền và vùng biển.

+ Địa hình đảo: Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).

- Khí hậu: Vùng biển đảo nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa hải dương.

+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là khoảng trên 23 °C.

+ Lượng mưa trung bình năm khoảng 1100 mm/năm trở lên.

+ Hướng gió trên Biển Đông thay đổi theo mùa: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế; Các tháng còn lại, gió hướng tây nam chiếm ưu thế, riêng vịnh Bắc Bộ, gió chủ yếu có hướng đông nam.

+ Vùng biển đảo nước ta chịu nhiều thiên tai như: áp thấp nhiệt đới, bão, dông, lốc,...

Hải văn

+ Độ muối trung bình là khoảng 32 %0 - 33%0, có sự thay đổi theo mùa, theo từng khu vực và theo độ sâu.

+ Chế độ thuỷ triều đa dạng, bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều.

+ Trên vùng biển có các dòng biển hoạt động theo mùa: vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; vào mùa hạ, dòng biển có hướng tây nam - đông bắc. Ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan có những dòng biển riêng.

Sinh vật

+ Sinh vật biển rất phong phú và đa dạng với các loài cá, tôm, mực, rắn biển, rùa biển, san hô,...

+ Trên các đảo và ven biển còn có rừng nhiệt đới thường xanh, rừng ngập mặn với một số loài cây đặc trưng như: sú, vẹt, đước, mắm,...

Khoáng sản

+ Thềm lục địa Việt Nam có dầu mỏ, khí đốt.

+ Ngoài ra, vùng ven biển nước ta còn có một số loại khoáng sản khác như: ti-tan, ni-ken, cát,... Đáy biển Việt Nam còn có trữ lượng băng cháy khá lớn.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

* Đặc điểm địa hình:

- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu,...

- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

- Địa hình đảo:

+ Ngoài quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang,... Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng),...

+ Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.

+ Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô.

* Đặc điểm khí hậu: vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

- Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là trên 23°C.

+ Mùa hạ: nhiệt độ giữa các vùng biển ít chênh lệch;

+ Mùa đông: nhiệt độ giảm khá nhanh từ vùng biển phía nam lên vùng biển phía bắc.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở vùng biển đảo nhỏ hơn trên đất liền.

Hướng gió thay đổi theo mùa:

+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng đông bắc chiếm ưu thế;

+ Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng đông nam chiếm ưu thế.

+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt.

- Lượng mưa trên biển thường nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1 100 mm/năm; các đảo có lượng mưa lớn hơn.

- Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,... Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào vùng biển Việt Nam.

* Đặc điểm hải văn:

- Độ muối trung bình: khoảng 32%0 - 33%0, biến động theo mùa và theo khu vực.

- Dòng biển ven bờ: có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ.

+ Về hướng chảy: mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc.

+ Về cường độ: dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.

- Trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi, vận động theo chiều thẳng đứng, kéo theo nguồn dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển.

- Chế độ thuỷ triều rất đa dạng:

+ Bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều. Trong đó, chế độ nhật triều đều rất điển hình (đặc biệt ở vịnh Bắc Bộ).

+ Độ cao triều cũng thay đổi tuỳ đoạn bờ biển (cao nhất là từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, thấp nhất là vùng biển ven bờ đồng bằng sông Cửu Long).

9 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và 25% lao động (2020) với cơ cấu khá đa dạng.

- Công nghiệp khai khoáng:

+ Là ngành nổi bật, đóng góp đáng kể vào GDP, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

+ Cộng hòa Nam Phi là nước đứng thứ 5 thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP. Có trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cao.

+ Các khoáng sản khai thác nhiều là quặng kim loại và khoáng sản quý, than đá. Đứng hàng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương, u-ra-ni-um.

- Công nghiệp hóa chất:

+ Cộng hòa Nam Phi có ngành công nghiệp hóa chất lớn hàng đầu ở châu Phi, cơ cấu đa dạng và liên hợp từ xử lí nhiên liệu, chế tạo nhựa cho tới dược phẩm.

+ Các lĩnh vực mũi nhọn là: chế biến than tổng hợp, nhiên liệu khí tự nhiên hóa lỏng và hóa dầu.

- Công nghiệp chế tạo máy:

+ Sản xuất ô tô là ngành quan trọng của nền kinh tế, chiếm 10% sản lượng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến.

+ Nhiều hãng xe lớn trên thế giới đều có các nhà máy sản xuất tại quốc gia này.

- Công nghiệp điện tử - tin học:

+ Phát triển mạnh với hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động.

+ Lĩnh vực nổi bật là phần mềm điện thoại di động và các dịch vụ ngân hàng điện tử, giá trị sản xuất chiếm hơn 7% GDP (2020).

- Công nghiệp luyện kim:

+ Là nước sản xuất thép lớn nhất ở châu Phi, sản xuất nhôm lớn thứ 8 thế giới.

+ Chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu.

- Công nghiệp thực phẩm:

+ Là ngành sử dụng nhiều lao động nhất, đóng góp lớn thứ 3 vào GDP.

+ Các sản phẩm đa dạng: thủy hải sản, các sản phẩm thịt, các loại hạt, cây gia vị, hoa quả, bánh kẹo,…

13 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

+ Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

+ Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2500 m.
2.

Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam được Chính phủ Việt Nam tuyên bố ngày 12/11/1982 là đường nối các điểm từ 0 đến A11. Cụ thể là:

+ Mốc 0 - nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia.

+ Mốc A1 - tại hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.

+ Mốc A2 - tại hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau

+ Mốc A3 - tại hòn Tài Lớn, Côn Đảo

+ Mốc A4 - tại hòn Bông Lang, Côn Đảo

+ Mốc A 5 - tại hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo

+ Mốc A6 - hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Bình Thuận

+ Mốc A7 - hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa

+ Mốc A8 - mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên

+ Mốc A9 - hòn Ông Căn, tỉnh Bình Định

+ Mốc A10 - đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

+ Mốc A11 - đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
3.

Ngày 22/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.

- Đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm về môi trường biển, hải đảo:

+ Chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt. Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.

+ Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái bị suy thoái,...

+ Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường biển và hải đảo đang từng bước được cải thiện với những biện pháp cụ thể, như: trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ rạn san hô, cải thiện tình trạng ô nhiễm ven bờ,...

- Tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam: Vùng biển và hải đảo nước ta có nguồn tài nguyên khá phong phú và đa dạng.

+ Vùng biển Việt Nam có nhiều loài thuỷ sản cho giá trị kinh tế cao. Dọc ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản.

+ Biển Việt Nam là nguồn cung cấp muối vô tận. Các khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn như: dầu mỏ, khí tự nhiên, cát thuỷ tinh, ti-tan,... tạo thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp.

+ Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển đặc sắc và đa dạng. Gồm các bãi biển đẹp, các vịnh biển có phong cảnh độc đáo, các khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển biển và hải đảo,.. thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

9 tháng 8 2023

Tham khảo

a) Địa hình, đất

- Đặc điểm: Địa hình của Cộng hòa Nam Phi chủ yếu là núi, cao nguyên và đồi; đồng bằng chỉ chiếm diện tích nhỏ

+ Cao nguyên trung tâm nằm ở nội địa, rộng lớn, độ cao trung bình 2000m. Bề mặt ít bị chia cắt, tương đối bằng phẳng.

+ Vùng đồi thấp nằm ở phía đông bắc và tây nam cao nguyên, đông nam Đrê-ken-béc là vùng chuyển tiếp có độ cao giảm dần.

+ Dãy núi Kếp nằm tận cùng phía nam gồm các dải núi thấp chạy song song, phân cách bởi các thung lũng có đất đai màu mỡ.

+ Đồng bằng ven biển ở tây nam và đông nam chạy dài theo bờ của đại dương, có đất phù sa sông.

+ Quần đảo Prin Ét-uốt ở cận Nam Cực.

- Ảnh hưởng:

+ Cao nguyên trung tâm: những vùng tương đối bằng phẳng thuận lợi cho quần cư và phát triển kinh tế, một số nơi thấp hơn có thể xây dựng các tuyến giao thông đường bộ qua các dãy núi.

+ Vùng đồi thấp là nơi thuận lợi cho quần cư và phát triển sản xuất.

+ Dãy núi Kếp: thuận lợi cho trồng cây ăn quả: nho, cam, chanh,…

+ Đồng bằng ven biển thuận lợi cho trồng các cây hàng năm: lúa mì, ngô, lac,…

+ Quần đảo Prin Ét-uốt có nhiều tiềm năng về du lịch và là cơ sở cho đánh cá xa bờ.

b) Khí hậu

- Đặc điểm: Đại bộ phận nằm trong khí hậu nhiệt đới, có sự khác nhau giữa các vùng.

+ Phía đông: nhiệt đới ẩm mưa nhiều.

+ Phía nam và tây nam: khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

- Ảnh hưởng:

+ Phía đông: thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

+ Phía nam và tây nam: thích hợp cho phát triển các loại cây trồng cận nhiệt.

c) Sông, hồ

- Đặc điểm: Mạng lưới sông, hồ khá thưa thớt, hầu hết là sông nhỏ và dốc; 2 sông quan trọng là Ô-ran-giơ và Lim-pô-pô.

- Ảnh hưởng:

+ Sông Ô-ran-giơ có giá trị về thủy điện.

+ Sông Lim-pô-pô có giá trị cung cấp nước ngọt.

d) Biển

- Đặc điểm:

+ Án ngữ vùng biển rộng lớn ở Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, là nơi gặp nhau của 2 đại dương này.

+ Vùng biển nhiều sinh vật, tạo ra các ngư trường lớn.

+ Bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp, vùng biển ven bờ có nhiều rạn san hô và tảo biển.

- Ảnh hưởng:

+ Vị trí biển thuận lợi cho giao thông hàng hải.

+ Sinh vật biển là cơ sở quan trọng để phát triển hoạt động đánh bắt hải sản.

+ Bãi biển và các rạn san hô thích hợp để phát triển du lịch.

e) Sinh vật

- Đặc điểm:

+ Diện tích rừng nhỏ, thảm thực vật chủ yếu là đồng cỏ thảo nguyên.

+ Rừng có nhiều loài gỗ quý và nhiều loài thú.

+ Đa dạng sinh học với hơn 20000 thực vật khác nhau, là nơi sinh sống của khoảng 40% loài linh trưởng trên Trái Đất.

+ Có hơn 290 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó các khu bảo tồn lớn.

- Ảnh hưởng:

+ Giàu đa dạng sinh học là thuận lợi để phát triển kinh tế.

+ Các khu bảo tồn thiên nhiên thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm thu về nguồn ngoại tệ không nhỏ.

g) Khoáng sản

- Đặc điểm: Giàu các loại khoáng sản: ngoài kim cương và vàng có trữ lượng lớn, còn có quặng sắt, bạch kim, man-gan, crôm, đồng, u-ra-ni-um, bạc và ti-tan.

- Ảnh hưởng: Là nguồn xuất khẩu quan trọng và nguyên liệu cho công nghiệp.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
* Đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á:
Đông Nam Á có dân số đông và tăng nhanh, 668,4 triệu người (năm 2020), chiếm khoảng 8,6% dân số thế giới
Tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao
Cơ cấu dân số đang chuyển dịch theo hướng già hóa
Dân cư phân bố không đều, tập trung ở các đồng bằng, hạ lưu sông và vùng ven biển.
Mật độ dân số trung bình 148 người/km2 (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.
Đô thị hóa ở các quốc gia Đông Nam Á đang được đẩy mạnh, tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị chưa có.
Là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống.
* Tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á: Tạo nên một nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc; tạo cho Đông Nam Á nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng gây nhiều sức ép về giải quyết việc làm, nhà ở,..

9 tháng 8 2023

Tham khảo
- Đặc điểm

+ Năm 2020 số dân là 59,3 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn khá cao. Dân số đông, tăng nhanh.

+ Dân cư phân bố không đều, mật độ dân số trung bình khoảng 49 người/km2, tập trung đông ở phía đông, đông bắc và vùng duyên hải phía nam, các vùng còn lại thưa thớt.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh, năm 2020 là 67,4%. Đô thị hóa gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng; nhiều đô thị hình thành từ việc thu hút lao động đến làm việc ở các khu mỏ.

+ Dân cư Cộng hòa Nam Phi đa dân tộc, chủ yếu là người da đen (80,9%), da trắng, da màu và người Ấn Độ.

- Tác động

+ Dân số đông, tăng nhanh nên Cộng hòa Nam Phi dù có lực lượng lao động dồi dào nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề như sức ép về việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Việc phân bố dân cư không đều ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.

+ Dân cư đa dân tộc dẫn đến vấn đề phân biệt chủng tộc tuy nhiên Chính phủ đã nỗ lực để chống nạn phân biệt chủng tộc và mang lại nhiều kết quả, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.

4 tháng 2 2023

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á:

 

- Địa hình: có 3 dạng chính:

+ phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ với nhiều đỉnh trên 8 000m.

+ ở giữa: đồng bằng Ấn-Hằng.

+ phía nam: sơn nguyên Đê-can.

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa với 2 mùa mưa khô rõ rệt.

- Thực vật: rừng nhiệt đới ẩm, nơi khuất gió, mưa ít có rừng xa-van, cây bụi.

- Sông ngòi: có nhiều sông lớn như sông Ấn, sông Hằng,…

- Khoáng sản: than, sắt, man- gan, đồng, dầu mỏ,…