Người chăn nuôi cần chuẩn bị những gì để đỡ đẻ cho lợn nái?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Nếu là chủ trang trại và muốn cải thiện năng suất sinh sản của đàn lợn nái, em sẽ chọn phương pháp chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử.
Các công việc cơ bản trong phương pháp chọn giống bằng chỉ thị phân tử bao gồm:
- Thu thập mẫu DNA từ lợn nái: Sử dụng các phương pháp như thu mẫu máu hoặc lấy mẫu tóc để lấy DNA từ các lợn nái trong đàn.
- Phân tích DNA và xác định các chỉ thị phân tử: Sử dụng các phương pháp như PCR, dịch chuyển bảng gel, hoặc công nghệ sequencing để phân tích DNA và xác định các chỉ thị phân tử (những đoạn DNA đặc biệt được liên kết với các tính trạng sinh học như sản xuất con, tốc độ tăng trưởng, khả năng chống lại bệnh tật,...).
- Lựa chọn những lợn nái có chỉ thị phân tử tốt nhất: Các lợn nái có chỉ thị phân tử tốt hơn nên được lựa chọn để làm cha mẹ giống cho thế hệ tiếp theo. - Thực hiện giống hóa: Sử dụng phương pháp nhân giống để tạo ra thế hệ lợn giống mới từ những lợn nái được chọn lựa.
- Kiểm tra kết quả: Theo dõi các đặc tính sinh học của lợn con để xác định hiệu quả của phương pháp chọn lọc
1. Biểu hiện lợn nái sắp sinh:
- Cắn phá chuồng (làm tổ).
- Ăn ít hoặc bỏ ăn.
- Bầu vú căng bóp ra tia sữa
- Khi thấy dịch nhờn có phân su thì lợn nái sẽ đẻ trong vòng 30 phút trở lại.
2. Chuẩn bị
- Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ, ô úm
- Chuẩn bi dụng cụ đỡ đẻ, dung dịch sát trùng.
- Vệ sinh cho lợn nái trước khi sinh
- Chuyên lợn nái lên chuồng đẻ
3. Đỡ đẻ:
- Thời gian đẻ 5 – 10 phút/con.
- Can thiệp khó đẻ: sau 1h lợn nái chưa sinh hoặc thời gian đẻ kéo dài.
- Lợn con đẻ ra cần được lau sạch nhót ở miệng, mũi, lau khô toàn thân cắt rốn, bấm răng nanh, chuyển vào ô úm.
4. Chăm sóc lợn nái và lợn con sau sinh:
- Kiểm tra sót nhau ở lợn mẹ.
- Ô úm lợn con có đèn sưởi nhiệt độ 35 °C. Những ngày sau giảm 2 °C/ngày đến ngày thứ 8 duy trì 23-25 °C.
- Cho lợn con bú sữa đầu trong 16h sau sinh (con nhỏ bú trước).
- Tiêm sắt cho lợn con trong 1 – 3 ngày tuổi.
- Thiến lợn đực ở 3 – 7 ngày tuổi.
- Cho tập ăn sớm 4 – 5 ngày tuổi.
- Cai sữa cho lợn con 21 – 28 ngày tuổi.
Yêu cầu về chuồng nuôi của gà:
Nền chuồng: xây cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước. Nền làm băng bê tông, láng xi măng trơn nhẵn để dễ vệ sinh, khử khuẩn. Chia chuồng thành từng ô để nuôi các nhóm gà khác nhau. Mặt nền trải lớp lót dày khoảng 20 - 30 cm để nuôi mỗi lứa gà.
Tường chuồng: xhỉ xây cao khoảng 50 cm. Phía trên có lưới B40 hoặc có song bằng tre, gỗ đảm bảo thông thoáng và an toàn vật nuôi. Phía ngoài có bạt để che gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: làm chuồng kiểu 4 mái, đủ độ cao để đảm bảo ánh sáng, thông thoáng chuồng nuôi.
Yêu cầu về chuồng nuôi của lợn:
Nền chuồng: được xây dựng chắc chắn và cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước và chất thải. Nền có độ dốc (3 - 5%) về phía rãnh thoát nước. Mặt nền phẳng nhưng không bị trơn trượt và không bị đọng nước. Tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi mà chuồng có thể được chia ra các ô để nuôi các nhóm lợn khác nhau.
Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh lợn cọ vào bị xây xước và dễ vệ sinh, khử trùng. Độ cao tường chỉ khoảng 0,8 m, phía trên có rèm hoặc bạt cơ động, có thể mở ra để tăng độ thông thoáng hoặc che chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: nên làm bằng các vật liệu cách nhiệt tốt, đảm bảo độ cao để tạo sự thông thoáng, lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).
Yêu cầu về chuồng nuôi của bò:
Nền chuồng: cao hơn mặt đất (khoảng 50 cm) và làm bằng bê tông dày, chắc chắn. Mặt nền phẳng không đọng nước, không trơn trượt và dốc về phía hố phân. Nên chia chuồng ra các ô để nuôi các nhóm bò khác nhau.
Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh gây xây xước cho vật nuôi. Tường cao khoảng 80 cm, phía trên có bạt cơ động để chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: đảm bảo độ cao để tạo sự thoáng khí và lấy ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).
Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần:
Vệ sinh chuồng nuôi: Hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.
Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: Định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.
Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi: Thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí.
- Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi là thực hiện các công việc:
+ Chuẩn bị chuồng nuôi và mật độ nuôi.
+ Thức ăn và cho ăn.
+ Chăm sóc.
- Nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng, lợn thịt và bò sữa cần chú ý những vấn đề: chuồng nuôi, mật độ nuôi, thức ăn và cho ăn, chăm sóc.
B. Chuẩn bị chuồng trại, con giống → Úm gà con → Nuôi thịt
Một chuồng nuôi tốt phải đảm bảo những điều kiện sau: khô thoáng, sạch sẽ, vệ sinh định kì, cách xa nhà dân, khi dân cư,...
Những nguyên nhân làm cho chuồng nuôi bị ô nhiễm:
- Không vệ sinh định kì.
- Không thoát nước.
- Không thu gom, xử lí chất thải.
Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần phải:
- Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng ở.
- Áp dụng công nghệ vào xây dựng chuồng trại.
Tham khảo:
Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ, ô úm
Chuẩn bi dụng cụ đỡ đẻ, dung dịch sát trùng.
Vệ sinh cho lợn nái trước khi sinh
Chuyển lợn nái lên chuồng đẻ