K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2023

- Vì đó là đồng tiền được mẹ cho, không phải do người con trai làm ra
- Người con đã đưa tay vào ngọn lửa để lấy ra. Vì đó là đồng tiền người con trai đã tiết kiệm, làm việc vất vả mới có
- Vì kiếm được đồng tiền thực sự rất vất vả và mệt mỏi, chúng ta còn cần tiền để lo nhiều vấn đề trong cuộc sống 

8 tháng 8 2023

- Lần 1, người con bình thản, không nói gì và lẳng lặng đi ra khi bị người cha gạt đồng tiền xuống đất. lần 2 thì lo lắng, vội vàng tìm và nhặt đồng tiền lên một cách trân trọng. Sở dĩ cậu hành động khác nhau như vậy là vì lần 1 không phải tiền của cậu làm ra, lần 2 mới là tiền cậu làm ra nên cậu rất trân quý đồng tiền của mình.
- Con người cần tiền để lo cho cuộc sống

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Hũ bạc của người cha1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng.  Một hôm, ông bảo con: - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !  2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Hũ bạc của người cha

1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng.  Một hôm, ông bảo con: 

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !  

2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng : 

– Đây không phải tiền con làm ra. 

3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền. 

4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt: 

– Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền. 

5. Ông đào hũ bạc lên và bảo : 

- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trặm hũ bạc cũng không đủ.

 Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con. 

 

- Người Chăm : một dân tộc thiểu số, sống chủ yếu ở Nam Trung Bộ. 

- Hũ : đồ vật bằng đất nung loại nhỏ, miệng tròn, giữa phình ra, thường dùng đựng các loại hạt hoặc đựng rượu, đựng mật. 

- Dúi : đưa cho nhưng không muốn để người khác biết. - Thản nhiên : làm như không có việc gì xảy ra. 

- Dành dụm : góp từng tí một để dành.

Con hãy cho biết: Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc nào ?

A. Dân tộc Chăm

B. Dân tộc Tày

C. Dân tộc Nùng

1
14 tháng 5 2019

Như vậy Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc Chăm

5 tháng 9 2019

Lời giải: 

Như vậy hành động người cha ném đồng tiền xuống ao và ném vào lửa để kiểm tra xem đó có đúng là tiền con ông kiếm ra không.

6 tháng 1 2022

Phải có câu chuyện chứ bạn

7 tháng 1 2022

 cho chuyện đọc xong mới chả lời được nhé 

17 tháng 6 2015

Vì 2 người cha đó là 1 người cha của 2 ngày và ngày thứ nhất cho 15.000 đồng và còn hứa mai sẽ cho 10.000 đồng. Nên bạn đó đếm đi đếm lại cũng chỉ có 15.000 đồng.

17 tháng 6 2015

      Hai người cha và con ở đây muốn nói đến ba người có cùng huyết thống với nhau: Ông nội, cha và con. Ông nội cho con của mình (cha) 1.500 đồng. Từ số tiền đó, cha lấy ra 1.000 đồng cho con của mình. Vì vậy số tiền tăng thêm của hai người con cộng lại cũng chỉ có 1.500 đồng mà thôi. 

=> Bài học kinh nghiệm: Thông thường, khi nói đến hai người cha và 2 người con, ai cũng nghĩ là bốn người. Đây chính là cái "bẫy" của câu đố này. Sự hiểu biết và suy nghĩ thông thường đã làm hạn chế tính linh hoạt của chúng ta trong khi suy nghĩ giải quyết vấn đề.

 

Xin chào mọi người, hôm nay mình xin kể lại 1 câu truyện có thật của 1 gia đình trong xóm mình.-Hôm đó cỡ tháng 8, gia đình chị Phương sinh ra được 1 đứa con nhưng tiếc thay nó không được lành lặng như bao đứa trẻ khác, khuôn mặt bị tật nguyền, tay chân thì co lại. Khi đem con về thì gia đình buồn lắm, mọi người khuyên anh chị nên bỏ đứa con đó đi rồi sinh đứa khác nhưng anh chị vẫn...
Đọc tiếp

Xin chào mọi người, hôm nay mình xin kể lại 1 câu truyện có thật của 1 gia đình trong xóm mình.
-Hôm đó cỡ tháng 8, gia đình chị Phương sinh ra được 1 đứa con nhưng tiếc thay nó không được lành lặng như bao đứa trẻ khác, khuôn mặt bị tật nguyền, tay chân thì co lại. Khi đem con về thì gia đình buồn lắm, mọi người khuyên anh chị nên bỏ đứa con đó đi rồi sinh đứa khác nhưng anh chị vẫn cố giữ lấy. Nhưng sau 2 năm 1 phần vì kinh tế khó khăn và 1 phần vì con mình bị tật nguyền phải nằm yên 1 chỗ nên anh chị nản quyết định đem vứt đứa bé đi, anh đem đứa bé lên núi rồi ném nó xuống (nhẫn tâm thế không biết). Mọi chuyện sau đó vẫn diễn ra bình thường và anh chị quên đi đứa con chính tay mình sát hại. Sau 1 thời gian chị Phương lại có thai và mọi chuyện bắt đầu xảy ra. Khi anh Khải đi làm không có nhà thì cứ tối đến chị lại nghe tiếng bát đĩa va vào nhau, quần áo thì bị lục tung lên nhưng không mất gì cả, đôi khi còn nghe thấy tiếng khóc của trẻ con. Một hôm chị đi vệ sinh (thời đó nhà vệ sinh cách nhà khoảng 5,6m) chị vừa bước ra khỏi cửa thì thấy 1 bóng trắng bị tật nguyền luôn miệng hỏi:
-“Tại sao cha mẹ lại giết con? Tại sao lại ném con xuống để con chết không được nguyên vẹn? Tại sao? Tại sao? Con có tội tình gì mà cha mẹ nhẫn tâm với con như vây?”
-Khi nghe được như vậy chị ú ớ không ra lời rồi ngất lịm đi, hôm sau tỉnh dậy thì thấy mình đã nằm trong nhà và mọi người xung quanh hỏi tại sao chị lạ ngất ngoài vườn thì chị chỉ nói đi vệ sinh mà mệt quá nên ngất đi thôi (vì cái chết của con chị anh chị nói là nó bị bệnh mà mất) khi mọi người đi về hết thì chị mới kể với anh mọi chuyện, anh kêu thôi để anh đốt nhang làm 1 con gà để cầu xin cho con để cho vợ chồng mình được yên. Sau khi làm xong mọi chuyện trở về bình thường, và ngày chị sinh nở cũng tới, chị dinh được 1 đứa con trai vô cùng kháu khỉnh, anh chị thương yêu nó lắm luôn cưng chiều và chăm sóc nó. Khi nó lên 6 tuổi anh chị dẫn nó đi chơi không biết vô tình hay cố ý mà lại lên ngay núi chỗ anh ném đứa con tật nguyền xuống. Đang ngồi chơi bỗng thấy đứa con đứng dậy và bước tới vách núi (lúc đó được rào chắn cẩn thận rồi) anh chin nghĩ con mình tò mò nên kêu là cẩn thận rớt xuống nha con. Nhưng thấy con mình cứ đứng ngó xuống thì anh chị hỏi con đang làm gì vậy? Thì cậu bé cười lên và quay lại nhìn 2 người với ánh mắt đỏ ngàu của sự giận dữ, nó quay sang hỏi:
-“Cha còn nhớ chỗ này không? Là chỗ cha đã ném con xuống đó, hơn 10 năm rồi cha nhỉ!? Bây giờ con xinh đẹp rồi cha còn muốn vứt bỏ con nữa không?” Hahaha
-Anh chị nghe vậy liền van xin
-“Cha mẹ xin lỗi, vì ngày xưa gia đình mình nghèo khó và con còn bị tật nguyền nên cha mẹ nghĩ quẩn đã vứt con đi, cha mẹ xin lỗi, con hãy tha thứ cho cha mẹ và tha cho em con đi!”
-Thì thằng bé nói với giọng giận dữ:
-“Chả nhẽ cứ tật nguyền là phải chết ư? Chả nhẽ nhà ngheo không nuôi được con cái là có quyền giết nó à? Cha mẹ đã coi mạng sống con người quá tầm thường rồi!”
-Sau đó đứa bé liền leo qua rào và nhảy xuống vực, và từ dưới vọng lên tiếng nói:
-“Đây là giá cha mẹ phải trả khi đã giết tôi”
-Truyện tuy không kinh dị cho lắm nhưng nó cho ta phải suy nghĩ 1 điều:
-“Con người có bao giờ tôn trọng sự sống của người khác chưa? Chính con cái mình cũng có thể giết được hay các thai nhi chưa kịp cất tiếng khóc chào đời mà chúng ta đã lôi ra khỏi, tự hỏi tâm con người còn hay không?”

1

tuy bạn viết khá lâu r nhg mình bây giờ mới đọc đc và nó thực sự rất hay

a: Chuột con cảm thấy khó chịu

b: Chuột con cảm thấy khoan khoái là bởi vì chuột con đã làm đúng và biết nhận ra lỗi lầm của mình

c: Phải tôn trọng tài sản của người khác là bởi vì nó sẽ góp phần nâng cao giá trị nhận thức của mình, và tài sản của người khác là mồ hôi và nước mắt của họ nên chúng ta cần phải biết trân trọng và giữ gìn

6 tháng 12 2019

Lời giải:

Như vậy với những đồng tiền con trai mang về lần thứ hai người cha đã ném vào bếp lửa.

  ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CHIẾC HỘP YÊU THƯƠNG Có một người cha nghèo đã quở mắng đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà màu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một chiếc hộp giấy. Sáng sớm hôm sau, cô bé mang chiếc hộp đến và nói với cha: “Con tặng cha”. Người cha...
Đọc tiếp

 

 

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 

CHIẾC HỘP YÊU THƯƠNG

 

Có một người cha nghèo đã quở mắng đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà màu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một chiếc hộp giấy. Sáng sớm hôm sau, cô bé mang chiếc hộp đến và nói với cha: “Con tặng cha”.

 

Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình hôm trước nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra thấy cái hộp trống rỗng.

 

Ông mắng đứa con gái. Cô bé ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng: “Cha ơi, đó đâu phải là chiếc hộp rỗng, con d tilde a thổi đầy những nụ hôn để tặng cha mà!”

 

Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy cô con gái bé nhỏ cầu xin con tha thứ.

 

Đứa con gái nhỏ sau đó không bao lâu qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm sau người cha vẫn giữ khư khư chiếc hộp giấy bên cạnh mình. Mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà cô con gái bé bỏng của ông dã thổi vào chiếc hộp.

 

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ và đã nhận được những chiếc hộp quý giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái chúng ta, từ bè bạn, từ gia đình. Trên đời này, chúng ta không thể có được những tài sản nào quý giá hơn những chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.

 

(Trích phụ san Thế hệ trẻ)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 . Chiếc hộp yêu thương biểu tượng cho điều gì? 

1
16 tháng 12 2021

Câu 3. Theo văn bản, người cha đã có những sự thay đổi cảm xúc như thế nào kể từ khi nhìn thấy đứa con làm chiếc hộp giấy?