K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài tập: Đọc đoạn văn sau đây và cho biết người viết đã phân tích yếu tố hình thức nào của truyện “Kép Tư Bền” (Nguyễn Công Hoan).“Tiếng cười ở đây không giống tiếng cười vỡ lở tung toé, tiếng cười phá ra như kiểu tiếu lâm, mà là tiếng cười ra nước mắt, xuất phát từ một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Tác giả đã khai thác triệt để những mâu thuẫn trong cảnh ngộ bi đát ấy: mâu thuẫn giữa tâm...
Đọc tiếp

Bài tập: Đọc đoạn văn sau đây và cho biết người viết đã phân tích yếu tố hình thức nào của truyện “Kép Tư Bền” (Nguyễn Công Hoan).

“Tiếng cười ở đây không giống tiếng cười vỡ lở tung toé, tiếng cười phá ra như kiểu tiếu lâm, mà là tiếng cười ra nước mắt, xuất phát từ một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Tác giả đã khai thác triệt để những mâu thuẫn trong cảnh ngộ bi đát ấy: mâu thuẫn giữa tâm trạng Tư Bền và vai trò anh đóng, mâu thuẫn giữa tiếng cười của khán giả và tiếng khóc thầm của người đóng kịch, mâu thuẫn giữa cảnh tưng bừng trong rạp hát và cảnh ông bố chết lặng lẽ ở nhà. Kép Tư Bền buộc phải đóng một vai kịch. Hành động trong truyện càng đi tới thì tình huống càng bị thảm hơn. Người nghệ sĩ chân chính trong xã hội kim tiền không có tự do vì trong xã hội này, tình yêu và nghệ thuật đã biến thành hàng hoá.”.

1
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Người viết đã phân tích chi tiết truyện. Qua đó làm nổi bật lên mâu thuẫn trong cảnh ngộ bi đát mà Tư Bền gặp phải. Dù trong lòng anh đang lo lắng cho bệnh tình của người cha mà ngoài mặt phai tươi cười mua vui cho người khác. Tiếng cười sung sướng vui vẻ của khán giả càng làm nổi bật nỗi đau đớn, lo lắng trong lòng Tư Bền. Qua việc phân tích yếu tố hình thức chi tiết truyện, người viết đã đưa ra các ý kiến nhận xét, bình luận về nhân vật và sự việc; giúp người đọc có những manh mối quan trọng để hiểu được phẩm chất, tính cách, số phận của nhân vật, chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm truyện.

1 tháng 2

Người viết đã phân tích chi tiết truyện. Qua đó làm nổi bật lên mâu thuẫn trong cảnh ngộ bi đát mà Tư Bền gặp phải. Dù trong lòng anh đang lo lắng cho bệnh tình của người cha mà ngoài mặt phai tươi cười mua vui cho người khác. Tiếng cười sung sướng vui vẻ của khán giả càng làm nổi bật nỗi đau đớn, lo lắng trong lòng Tư Bền. Qua việc phân tích yếu tố hình thức chi tiết truyện, người viết đã đưa ra các ý kiến nhận xét, bình luận về nhân vật và sự việc; giúp người đọc có những manh mối quan trọng để hiểu được phẩm chất, tính cách, số phận của nhân vật, chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm truyện.

5 tháng 3 2023

Yếu tố tạo ra tiếng cười:

- Nghêu là ông bói mù nhưng có thói đào hoa. Ông đến nhà tán tỉnh Thị Hến, rồi trốn vào dưới gầm phản khi Đề Hầu đến, lổm cổm bò ra khi nghe Huyện Trìa nói về người tu phá giới thì chỉ có đánh đòn phát lạc. Nếu với Đề Hầu, Nghêu hiện lên sự sợ hãi thì với quan huyện, tuy có sợ nhưng ông cố lấy lòng quan huyện.

- Khi cả 3 người chạm mặt nhau trong nhà Thị Hến, Nghêu, Đề Hầu và quan huyện đều bẽ mặt. Bởi vì mọi người đến nhà Thị đều có ý đồ xấu. Họ xấu hổ và bẽ mặt trước những người có tiếng trong huyện.

30 tháng 11 2017

Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước...

Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần. Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán.

  • Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận.
  • Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc.
16 tháng 3 2022

2.Ai làm gì anh mà anh phải chết ?

đặc điểm hình thức là : có dấu chấm hỏi 

từ ngữ ngữ nghi vấn : gì

Đời người chứ có phải con ngóe đâu ?

Đặc điểm hình thức là : có dấu chấm hỏi 

từ ngữ nghi vấn : đâu

Lại say rồi phải không ?

đặc điểm hình thức là : có dấu chấm hỏi 

từ nghi vấn : phải không 

Về bao giờ thế?

đặc điểm hình thức là : có dấu chấm hỏi 

từ nghi vấn : bao giờ

3.a/ Ông ấy có hút thuốc không ?

b/ Bà ấy có ăn cơm không ?

c/ Con sông đã cạn nước chưa ?

Chúc bạn học tốt !!!!

16 tháng 3 2022

2.Ai làm gì anh mà anh phải chết ?

đặc điểm hình thức là : có dấu chấm hỏi 

từ ngữ ngữ nghi vấn : gì

Đời người chứ có phải con ngóe đâu ?

Đặc điểm hình thức là : có dấu chấm hỏi 

từ ngữ nghi vấn : đâu

Lại say rồi phải không ?

đặc điểm hình thức là : có dấu chấm hỏi 

từ nghi vấn : phải không 

Về bao giờ thế?

đặc điểm hình thức là : có dấu chấm hỏi 

từ nghi vấn : bao giờ

3.a, Ông ấy có hút thuốc không ?

b, Bà ấy có ăn cơm không ?

c, Con sông đã cạn nước chưa ?

đây nhé bạn

13 tháng 9 2023

Nội dung chính của các văn bản hài kịch và truyện cười trong Bài 4 xoay quanh những xung đột giữa cái xấu (cái thấp hèn) với cái tốt (cái đẹp, cái cao cả). xung đột trong vở hài kịch Bệnh sĩ của Lưu Quang Vũ là mâu thuẫn giữa sự chân thực, thật thà với bệnh giả dối, ảo tưởng. Nhưng cũng có khi xung đột là mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu, ví dụ: mâu thuẫn giữa sự dốt nát của ông Giuốc-đanh (Jourdain) và sự mưu mô lừa lọc của gã phó may trong vở Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e.

Tiếng cười trong các văn bản là tiếng cười để châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu, cái lố bịch, lỗi thời, trong đời sống. Tiếng cười đó được tạo ra bởi các mâu thuẫn (xung đột), nhân vật, hành động, lời thoại,... và một số thủ pháp trào phúng tiêu biểu. Hài kịch thường phân biệt với bi kịch.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên xuất phát từ ngôn ngữ hành động của nhân vật Nghêu, Nghêu được biết đến là ông bói mù, với những câu nói hài hước, tếu táo. 

- Nghêu đến nhà Thị Hến để tán tỉnh nàng nhưng chưa kịp làm gì thì thấy Đề Hầu gõ cửa đến. Khi ấy lão sốt vó lo lắng, hoang mang, sợ hãi đã nhanh chóng để tìm chỗ trốn “Trốn chỗ nào khác chỉ cho min/ (Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó! Sợ bị phát hiện Nghêu đã chui xuống gầm phản nhà Hến. 

- Hành động của kẻ nhút nhát, sợ sệt. Nhưng rồi khi nghe Huyện Trìa nói về việc “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì Nghêu đã chui từ gầm phản ra và thay đổi bộ mặt vui vẻ để lấy lòng, còn nịnh hót khen những lời của Huyện Trìa là đúng đắn khác hoàn toàn so với lúc đầu khi Đề Hầu đến, Nghêu đã lật mặt thay đổi cảm xúc tuy vẫn còn run sợ nhưng hắn lại ngon ngọt. Tác giả đã rất thành công trong việc dùng ngôn ngữ hành động để tạo tiếng cười.

24 tháng 10 2018

Câu in đậm mang hàm ý: địa ngục là nơi dành cho bọn nhà giàu, bọn người mang đầy tội lỗi.

17 tháng 4 2018

Bài ca là sự đối đáp của chàng trai và cô gái, cả hai cùng nói đùa việc trọng đại- cưới xin, lễ vật xin cưới

- Cách nói giàu hình ảnh, ý nghĩa bằng cách thách cưới không bình thường, đó là cách tự trào về cảnh nghèo khó của người lao động.

- Lời chàng trai: chàng trai có dự định to tát:

   + Toan dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò

   + Chàng trai muốn đám cưới linh đình

- Lời cô gái: thách cưới “một nhà khoai lang”

→ Lời dẫn cưới và thách cưới mang đầy tính hài hước, cợt đùa về cái nghèo của cả chàng trai, cô gái để họ ham sống, yêu đời và lạc quan hơn.

Bài ca sử dụng biện pháp nói quá, tương phản tạo tiếng cười dí dỏm, hài hước

   + Lối nói khoa trương : dẫn voi, dẫn trâu, bò- nhà khoai lang

   + Biện pháp đối lập giữa ước mơ với thực tế: thực chất nghèo nàn nhưng ước mơ một đám cưới linh đình.

   + Lối nói phủ định: dẫn voi sợ quốc cấm, dẫn trâu sợ họ máu hàn, dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân.

11 tháng 12 2018

Người không biết cười

   Nhà văn Mĩ nổi tiếng Mác-tuên rất có khiếu khôi hài. Ai đã dự những buổi nói chuyện của ông thì không thể nào không bật cười vì những câu nói dí dỏm, những mẩu chuyện hóm hỉnh. Nhưng trong một lần gặp gỡ công chúng, Mác-Tuên rất ngạc nhiên thấy một ông già suốt buổi không hề nhếch mép, mặc dù ai nấy cười ngả cười nghiêng. Mãi đến lúc ra về, Mác-Tuên mới biết ông già đó bị điếc từ mấy năm nay rồi. Ông đến dự buổi trò chuyện chỉ vì muốn biết mặt nhà văn nổi tiếng.