6. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh “trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô"? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình ảnh “trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô” vẫn mãi là hình ảnh đẹp đẽ và bất tử trong trái tim của người đọc - một trái tim quả cảm, nhân ái, cao cả, rực rỡ vô cùng. Sau những lời kết tội, nhục mạ, chì triết của mọi người, chàng Đan-kô dù đau buồn vẫn không nỡ bỏ lại, vì chàng yêu con người và muốn cứu giúp con người thoát khỏi tăm tối. Chàng dứt khoát xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim đang cháy sáng rực rỡ đẩy lùi tất cả đêm đen soi đường cho bộ lạc tiến lên. Chàng đã cứu sống bộ lạc chẳng tiếc thân mình, và chàng chỉ hạnh phúc và gục ngã khi đã đưa mọi người đến miền đất hứa tươi đẹp. Trái tim rực cháy của Đan-kô là biểu tượng của tinh thần anh hùng, dũng cảm, xả thân vì cộng đồng. Người đọc sẽ mãi ghi nhớ và cảm phục đức hi sinh cao cả của chàng, trái tim kiêu hãnh ấy sẽ luôn rực cháy, sáng mãi ánh lửa xanh bất tử.
Bài thơ để lại cho em cảm xúc buồn, đồng cảm, xót thương cho thận phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời cho ta thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Bài thơ cũng cho ta thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, những điều tưởng trừng vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của tác giả nói chung, của tất cả người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Qua đó ta thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội phong kiến xưa kia, trọng nam khinh nữ với những hủ tục lạc hậu. Nhưng Hồ Xuân Hương đã đưa hình ảnh những người phụ nữ lên một tầng cao mới, họ không chi là những người thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ.
Tham khảo!
Khung cảnh về bức tranh thiên nhiên buổi chiều ở quê ngoại lại mở ra. Qua ngòi bút của tác giả cái nắng chiều hiện lên thật đẹp, với những biển cỏ bao cùng với nắng chiều được phủ một lớp men vàng lấp lánh. Cái khung cảnh này thật đối lập với tâm trạng của tôi khi đứng trước mộ của em Thơm. Có những thứ xấu xa tồn tại như muốn hủy đi sự tươi đẹp của cuộc sống này. Những khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ này, cùng với những con người tốt đẹp, như rọi một thứ ánh sáng vào tâm hồn của nhân vật. Nhân vật như được gội rửa những thư tăm tối, xấu xa của tâm hồn nhờ thứ ánh nắng soi rọi của miền quê ngoại. Qua truyện ngắn “Nắng đẹp miền quê ngoại” của nhà văn Trang Thế Hy, đã khắc họa chân dung của những con người trong chiến tranh khốc liệt. Để từ đó thấy được những cái xấu, cái tốt trong tính cách của con người. Cái thứ ánh sáng giản đơn ở miền quê ngoại giống như là thứ ánh sáng soi rọi tâm hồn của mỗi người con quê hương.
Khung cảnh về bức tranh thiên nhiên buổi chiều ở quê ngoại lại mở ra. Qua ngòi bút của tác giả cái nắng chiều hiện lên thật đẹp, với những biển cỏ bao cùng với nắng chiều được phủ một lớp men vàng lấp lánh. Cái khung cảnh này thật đối lập với tâm trạng của tôi khi đứng trước mộ của em Thơm. Con người nơi đây cũng đẹp như vậy. Cả dượng và em Thơm đều giữ được cái trong sạch, cái bao dung và không chịu khuất phục. Còn nhân vật “tôi” thì vì cái lợi của bản thân mà đánh mất lương tâm của mình. Hành động xấu xa, tham lợi nhỏ của nhân vật "tôi" đã hủy đi cuộc đời của một cô gái trẻ đẹp, hành động xấu xa đó như muốn hủy đi sự tươi đẹp của cuộc sống này. Những khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ này, cùng với những con người tốt đẹp, như rọi một thứ ánh sáng vào tâm hồn của nhân vật. Nhân vật như được gội rửa những thư tăm tối, xấu xa của tâm hồn nhờ thứ ánh nắng soi rọi của miền quê ngoại.
Bài thơ Tự tình (II) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã để lại trong em rất nhiều ấn tượng sâu sắc. Điều em đặc biệt ấn tượng trong bài thơ này đó là cách sử dụng ngôn từ và những hình ảnh mang đậm dấu ấn cá nhân. Tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật với ngôn ngữ tiếng Việt nhưng không làm mất đi giá trị của thể thơ mà trái lại nó còn mang đến cho thể thơ cổ điển ấy một vẻ đẹp mới, gần gũi, thân thuộc hơn với người Việt. Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh (xiên ngang mặt đất/ đâm toạc chân mây), từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát đến cháy bỏng và sự nổi loạn trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương. Sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi (trăng khuyết chưa tròn, rêu từng đám, đá mấy hòn,…) để diễn tả các cung bậc cảm xúc, sự tinh tế, phong phú trong tâm trạng của người phụ nữ khi nghĩ đến thân phận của mình.
Qua văn bản “Trái tim Đan-kô”, người đọc thực sự ấn tượng bởi hình ảnh “trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô”. Mặc dù Đan-kô rất phẫn nộ trước hành động ấy nhưng anh lại nhận ra rằng “Anh yêu họ và nghĩ rằng không có anh, có lẽ họ chết mất”. Một chàng trai có tấm lòng vị tha và yêu thương con người mặc cho bị đối xử tệ bạc nhưng vẫn quyết định cứu mọi người. Ý nghĩa muốn cứu mọi người quá mãnh liệt nhưng lại không được tin tưởng đến mức phải gào to lên như sấm. Và anh đã có một hành động xé toang lồng ngực của mình và dơ cao lên. Ngọn lửa trong trái tim Đan-kô đã xua tan đi mây mù và anh đã dẫn mọi người chạy ra khỏi khu rừng tối tăm này. Anh đã đưa được mọi người ra ngoài và sau đó gục xuống chết. Bằng cách đổi lấy sinh mạng của mình, anh ấy đã mang trái tim ấm áp, một lòng tốt của một trái tim dũng cảm soi sáng dẫn đường cho đoàn người. Đan-kô là hiện thân cho hình ảnh một con người xả thân cứu người mà không đòi hỏi được đền đáp. Go-rơ-ki đã dùng những từ ngữ chân thành và tốt đẹp nhất để ca ngợi, để trân trọng trước cái chết của Đan-kô.