Dựa vào hình 10.3, hình 10.4 và thông tin trong bài. Hãy xác định thể chế hoạt động của EU.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
`-` Theo Hiệp ước Ma-xtrích, bốn cơ quan thể chế của EU là: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban Liên minh châu Âu (nay là Uỷ ban châu Âu) và Hội đồng Bộ trưởng EU (nay là Hội đồng Liên minh châu Âu).
`-` Từ sau Hiệp ước Li-xbon, quyền lực của các cơ quan thể chế được tăng cường nhằm ra quyết định và điều hành hoạt động của EU:
`+` Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU, gồm 27 nguyên thủ các nước thành viên. Hội đồng thường họp 4 lần trong năm, giải quyết các vấn đề quan trọng nhất, như: quyết định đường lối chính trị của EU; trao đổi về thể chế, hiến pháp, chính sách kinh tế, tiền tệ; đặt ra đường lối an ninh và đối ngoại chung. Tuy nhiên, Hội đồng không phải là cơ quan thông qua các dự thảo luật của EU.
`+` Nghị viện châu Âu là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho công dân EU. Nhiệm vụ của Nghị viện là lập pháp, giám sát và tài chính.
`+` Uỷ ban châu Âu là cơ quan điều hành, đại diện cho lợi ích chung của EU. Uỷ ban gồm Chủ tịch, Uỷ viên và các ban chức năng. Uỷ ban có nhiệm vụ đề xuất, giám sát thực hiện các dự luật và quản lí ngân sách, vừa hoà giải tranh chấp trong nội bộ vừa đại diện cho EU trong đối ngoại, đàm phán quốc tế.
`+ `Hội đồng Liên minh châu Âu là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho các chính phủ và là nơi các bộ trưởng EU họp để thảo luận về các dự thảo luật. Hội đồng Liên minh có 250 tiểu ban và nhóm công tác phụ trách 10 lĩnh vực khác nhau: kinh tế, tài chính, an ninh....
Mục tiêu:
-Xây dựng, phát triển khu vực mà ở đó, hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông
-Liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại nhằm thúc đẩy sự thống nhất của EU
Thể chế hoạt động: Hội đồng châu Âu, Nghị Viện Châu Âu, Ủy Ban Châu Âu, Hội đồng bộ trưởng EU, ngân hàng trung ương châu Âu, Tòa kiểm toán châu âu, tòa án công lí EU.
Tham khảo!
Năm 2021, GDP của EU chiếm 17,8% GDP toàn cầu và lớn thứ ba trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. GDP/người đạt mức cao (38 234 USD), gấp 3,1 lần mức trung bình toàn thế giới.
Ba nền kinh tế lớn nhất EU là Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, I-ta-li-a cũng là những cường quốc kinh tế trên thế giới và thuộc nhóm các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7).
Thương mại: EU là một trung tâm thương mại lớn trên thế giới. EU hội nhập sâu rộng vào thị trường toàn cầu và trở thành đối tác thương mại hàng đầu của 80 quốc gia. Năm 2021, trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU cao nhất thế giới, chiếm 31,0% trị giá toàn cầu.
Đầu tư nước ngoài: EU có giá trị đầu tư ra nước ngoài cao thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ, năm 2021). EU có nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cao nhất thế giới.
Tài chính ngân hàng: Hoạt động tài chính của EU tác động đến các quy định, sự minh bạch, dịch vụ và công nghệ tài chính của thế giới, thể hiện ở các lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn.
Một số lĩnh vực sản xuất của EU có vị trí cao trên thế giới là chế tạo máy, hóa chất, hàng không - vũ trụ, sản xuất hàng tiêu dùng,...
Tham khảo!
- Năm 1967, cộng đồng châu Âu bao gồm 6 thành viên là CHLB Đức, Pháp, I - ta- li- a, Hà Lan, Bỉ,Lúc xăm bua được hợp nhất tự cộng đồng Than và thép châu Âu, Cộng đồng kinh tế châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.
- Đến năm 2022 EU có 27 thành viên chính thức. Tổng diện tích là 4.2 triệu km2. Tổng số dân là 446.9 triệu người. Với GDP là 17 088,6 tỉ USD.
Tham khảo!
- Mục tiêu của EU được thể hiện thông qua Hiệp ước Ma-xtrich, năm 1993 và được bổ sung trong Hiệp ước Li-xbon, năm 2009 với một số nội dung:
+ Thúc đẩy tự do lưu thông (hàng hoá, con người, dịch vụ, vốn) giữa các nước thành viên nhằm hướng đến xây dựng một thị trường thống nhất.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thành viên về mọi mặt (kinh tế, pháp luật, an ninh, nội vụ,...).
+ Duy trì, phát huy giá trị văn hóa và đảm bảo phúc lợi của công dân các nước thành viên.
+ Duy trì hòa bình và đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên và thế giới.
Tham khảo:
`-` Quy mô của EU:
`+` Năm 1957, Cộng đồng kinh tế châu Âu được thành lập với 6 quốc gia thành viên là: Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua và I-ta-li-a.
`+ `Năm 1967, Cộng đồng kinh tế châu Âu hợp nhất với Cộng đồng Than Thép châu Âu và Cộng đồng Nguyên tử châu Âu thành Cộng đồng châu Âu (tiền thân của EU).
`+` Ngày 1/11/1993, Hiệp ước Ma-xtrích có hiệu lực, là cột mốc đánh dấu sự thành lập chính thức của EU.
\(\Rightarrow\) Nhìn chung, trải qua quá trình phát triển lâu dài, quy mô của EU ngày càng mở rộng cả về số thành viên, diện tích, số dân và GDP. Năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm 17,8% GDP toàn thế giới.
Tham khảo!
Yêu cầu số 1: Các nước đã gia nhập ASEAN:
- Hiện nay, ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên, là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan, Mianma, Xingapo, Việt Nam, Lào, Campuchia, Brunây.
Yêu cầu số 2: Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.
- Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm: Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999).
- Ngày 22/11/2015, trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Cuala Lămpơ (Malaixia), lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.
- Cộng đồng ASEAN đã chính thức trở thành một thực thể pháp lí vào ngày 31/12/2015.
Yêu cầu số 3:
♦ Mục tiêu của ASEAN: Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.
- Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
- Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,...).
- Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.
=> Mục tiêu chung: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”
♦ So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU:
- Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…
- Khác nhau:
+ EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.
+ ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).
Tham khảo!
♦ Cơ chế hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc bảo đảm được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.
- Cấp cao ASEAN:
+ Đây là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN.
+ Cơ quan này xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên.
+ Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức hai lần một năm do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì tổ chức và có thể được triệu tập khi cần thiết.
- Hội đồng Điều phối ASEAN:
+ Hội đồng bao gồm các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN;
+ Hội đồng Điều phối ASEAN có nhiệm vụ: chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN; điều phối việc thực hiện các thoả thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN.
- Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN:
+ Bao gồm: Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN; Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN; Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
+ Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách.
- Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: các cơ quan này thực hiện những thoả thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN.
- Ngoài ra, tham gia điều hành ASEAN còn có:
+ Tổng Thư kí ASEAN và Ban thư kí ASEAN;
+ Uỷ ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN;
+ Ban thư kí ASEAN quốc gia;
+ Cơ quan Nhân quyền ASEAN;
+ Quỹ ASEAN.
Đặc điểm và hoạt động của gió thung lũng và gió núi:
- Đặc điểm: gió thung lũng thường oi bức (nóng ẩm), gió núi mát dịu hơn.
- Hoạt động: Ban ngày, gió thổi từ thung lũng theo sườn núi đi lên; ban đêm, gió theo sườn núi đi xuống.
=> Nguyên nhân: sự chênh lệch nhiệt độ giữa sườn núi và thung lũng.
Tham khảo!
- Hiện nay, nhiều vấn đề kinh tế và chính trị của các quốc gia thành viên do các cơ quan đầu não của EU quyết định.
- Các cơ quan đầu não của EU bao gồm: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban Liên minh châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng EU, Toà Kiểm toán châu Âu, Tòa án Công lí EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu.