Sinh học cơ thể liên quan đến nhiều ngành nghề trong đời sống của con người.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các ngành nghề nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học:
Nhóm ngành sinh học cơ bản:
+ Y học: Phát triển các kĩ thuật cấy ghép nội tạng, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, liệu pháp gene, liệu pháp tế bào gốc, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người,..
+ Dược học: Sản xuất nhiều loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,... Nhằm phòng và chữa trị nhiều bệnh ở người. ngành sinh học
+ Pháp y: Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống, cơ bảnxác định tình trạng sức khoẻ hoặc tình trạng tổn thương trong các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động...Để giải quyết các vụ án dân sự; hoặc khám nghiệm tử thi, xét nghiệm DNA từ mẫu máu, tóc, da,... được thu nhận từhiện trường vụ án trong điều tra các vụ án hình sự.
Nhóm ngành ứng dụng sinh học:
+ Công nghệ sinh học: Tạo ra các sản phẩm mới phục vụ cho nhiều lĩnh vực như thực phẩm, y học, chăn nuôi,.. Góp phần nâng cao sức khoẻ con người.
+ Khoa học môi trường: Đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời chế tạo và sản xuất nhiều vật liệu, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc bảo vệ môi trường. Nhiều biện pháp sinh học (sử dụng tạo, vi sinh vật) cũng đã được ứng dụng rất hiệu quả.
+ Nông nghiệp: Áp dụng các kĩ thuật hiện đại góp phần tăng năng suất, chất lượng các sản ngành ứng phẩm (gạo, trái cây, thuỷ sản,...) Và giảm chi phí sản xuất, đảm bảo nguồn cung cấp lương thực trong nước và xuất khẩu.
+ Lâm nghiệp: Phối hợp chặt chẽ giữa việc trồng, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lý, ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc quản lý và bảo vệ rừng. Nhờ đó, diện tích rừng được khôi phục đáng kể.
Tham khảo!
- Trong đời sống, kiến thức về sinh học cơ thể có thể được sử dụng trong các ngành nghề như: Y học - Chăm sóc sức khỏe; chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản; trồng trọt, lâm nghiệp, môi trường; đào tạo khoa học công nghệ;…
- Tương lai của ngành nghề bảo vệ - chăm sóc sức khỏe con người là nghiên cứu, tìm ra các giải pháp mới được áp dụng trong khám chữa bệnh, kết hợp với công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo; giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao tuổi thọ của con người.
Tham khảo:
* Gợi ý các lĩnh vực và ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể và triển vọng của ngành nghề đó trong tương lai:
- Công nghệ tế bào thực vật: Công nghệ nuôi cấy mô, tế bào cho phép sản xuất các giống cây trồng chất lượng cao, số lượng lớn và giá thành thấp, bảo tồn đa dạng sinh học, cho phép nuôi cấy sinh khối để thu nhiều hợp chất thiên nhiên phục vụ con người. Trong tương lai, việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho phép tạo ra các hệ thống canh tác an toàn, hữu cơ hoặc các giống cây trồng thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.
- Công nghệ tế bào động vật: Trong tương lai, công nghệ tế bào động vật không chỉ nuôi cấy tạo các mô, cơ quan thay thế cho các mô, cơ quan bị bệnh mà còn giúp tăng sinh khối, cung cấp nguồn tế bào cho công nghệ gene, nhân bản vô tính, sản xuất thịt nhân tạo,…
- Công nghệ tế bào gốc: Nghiên cứu các giải pháp mới và được áp dụng trong khám chữa bệnh ở người. Như điều trị ung thư bằng tế bào gốc; thay thế, cấy ghép cơ quan,…
- Ngoài ra, sinh học cơ thể có rất nhiều lĩnh vực có triển vọng trong tương lai, nhờ sự kết hợp với công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, như các lĩnh vực: Nông nghiệp thông minh; sản xuất giống cây trồng, vật nuôi với công nghệ cao; khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe với sự hỗ trợ của các phần mềm kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo; sinh học vũ trụ, đại dương; phỏng sinh học;....
- Ngành nghề mà em muốn giới thiệu là: ngành y
- Đây là một ngành rất co triển vọng trong tương lai, là một ngành cứu giúp người khác nên rất được xã hội coi trọng.
Tham khảo
Điện thoại
Ngành nghề liên quan đến thiết kế điện thoại:
Kĩ sư điện tử, kĩ thuật viên kĩ thuật điện tử: Thiết kế mạch, hệ thống điện tử và linh kiện điện tử sử dụng trong điện thoại.
Kĩ sư cơ khí, kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí: Thiết kế máy móc, công cụ phục vụ chế tạo linh kiện trong điện thoại.
- Y học: Chất lượng cuộc sống ngày càng cao kéo theo đó là nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và tiêu thụ các loại dược phẩm cũng tăng lên. Thêm vào đó, môi trường sống bị ô nhiễm, hằng ngày con người phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại từ các thực phẩm, hàng tiêu dùng,… là những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nhu cầu phòng và khám chữa bệnh của người dân.
- Dược học: Ngành Dược Việt Nam hiện nay đang phát triển với tốc độ nhanh với sự dịch chuyển lớn về số lượng và chất lượng, hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm tới, đạt 7,7 tỷ USD tổng giá trị ngành vào 2021.
- Pháp y: Nguồn nhân lực cho ngành Pháp y đang thiếu trầm trọng. Đó chính là cơ hội cho học sinh Việt Nam khi tỉ lệ cạnh tranh giảm, và tỉ lệ ra trường có việc làm cao hơn.
- Khoa học môi trường: Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế lẫn những hệ lụy tiêu cực mà nó đã và đang tác động lên môi trường cũng như đời sống con người, sự ra đời và phát triển của ngành liên quan đến môi trường là sứ mệnh của tất cả các quốc gia. Với vai trò quan trọng này, ngành liên quan đến môi trường trở thành chủ để nóng thu hút sự quan tâm của dư luận lẫn tìm kiếm của đông đảo các bạn trẻ.
- Nông nghiệp và thủy sản: Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đã chuyến đổi dần sang công nghiệp và các ngành dịch vụ. Thế nhưng nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản vẫn là một trong những ngành quan trọng và không thể thiếu hiện nay.
- Kỹ thuật viên. Vị trí: kĩ thuật viện phân tích vi sinh vật gây bệnh. Cơ quan tại phòng phân tích vi sinh vật của các Cơ sở y tế
- Kĩ sư. Vị trí kỹ sư thực phẩm tại các công ti thực phẩm
- Nghiên cứu viên. Vị trí: Nghiên cứu viên công nghệ sinh học ở viện nghiên cứu, trường đại học có phòng nghiên cứu.
- Chuyên viên, chuyên gia hoạch định chính sách. Vị trí: Chuyên gia hoạch định chính sách môi trường tại sở tài nguyên và mổi trường.
Tham khảo: Sinh học cơ thể liên quan đến nhiều ngành nghề trong đời sống của con người như Y, dược học, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy sản,… Bên cạnh đó, cũng mở ra một số ngành mũi nhọn, phát triển mạnh trong tương lai như nông nghiệp công nghệ cao, kĩ thuật rau – hoa công nghệ cao,…