K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Gợi ý của mình: 

- Không khí là một trong những yếu tố duy trì sự sống cho con người. Khi hô hấp trong môi trường không khí bị ô nhiễm, chúng ta cũng trực tiếp hấp thụ những chất gây hại vào cơ thể mình. 

Nguyên nhân: 

- Do sự phát triển của KHKT 

- Con người chưa tự ý thức bảo vệ không khí 

+ Tác hại đến thực vật: 

- Ô nhiễm không khí gây ra mưa axit làm cây chậm phát triển, vàng lá 

- Gây ra tác hại với sự phát triển mầm non, chồi cây 

- Làm ngưng trệ quá trình quang hợp gây bệnh bạc lá 

+ Tác động đến con người và động vật : 

- Gây ra hiệu ứng nhà kính, tan chảy băng ở Bắc Cực 

- Suy giảm Ozon ở tầng bình lưu

- Dẫn đến nhiều bệnh lí liên quan đến phổi: viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí là ảnh hưởng phát triển trí tuệ ở trẻ em 

Biện pháp: 

- Cần đẩy mạnh phát triển và đầu tư các phương pháp xử lý khí lọc không khí bằng biện pháp sinh học

- Trồng nhiều cây xanh để hạn chế khói bụi ô nhiễm,..

- Tập trung phát triển các thiết bị không gây ảnh hưởng đến môi trường.

=> Liên hệ bản thân: Những việc bản thân sẽ làm để góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí

23 tháng 6 2023

KHKT là gì vậy cậu ơi

 

17 tháng 10 2023

1. Mở đoạn: Khẳng định mưa đá là thiên tai nguy hiểm gây thiệt hại đáng kể cho một vùng, một địa phương nào đó.

2. Thân đoạn: 

- Giải thích: Mưa đá là  hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Có thể hiểu là giáng thủy ở thể cứng dưới dạng hòn, cục hay tinh thể băng rơi xuống mặt đệm (mặt đất, mặt nước , thảm thực vật,...) từ những khối mây tích vũ hay mây cốc vũ đồ sộ.

- Tác hại của mưa đá: 

+ Những trận mưa đá kéo dài từ vài phút trở lên có thể hủy hoại đáng kể cây trồng, làm mất mùa một phần hoặc toàn phần.

+ Ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc, nhà cửa, phương tiện giao thông

+ Gây thương tích hoặc có làm chết gia súc, gia cầm và con người.

+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của hàng không dân dụng, đe dọa an toàn các chuyến bay.

- Cách khắc phục:

+ Theo dõi dự báo thời tiết để có sự chuẩn bị trước giảm thiệt hại khi mưa đá xảy ra.

+ Dịch chuyển thời vụ cho phù hợp để cây trồng phát triển, ra hoa kết quả và cho thu hoạch vào thời điểm an toàn nhất tránh thời gian mưa đá thường xảy ra.

+ Kịp thời che, đậy hạn chế mức độ tàn phá của mưa đá

+ Khi có mưa đá, con người cần di tản bày gia súc, gia cầm đến nơi an toàn. Bản thân cũng tìm chỗ trốn tránh thương tích nguy hiểm đến tinh mạng. 

3. Kết đoạn: Nêu cảm nhận của em về hiện tượng trên -> bài học nhận thức. 

23 tháng 2 2016

Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là vẫn đề đáng báo động. Đây là một hiện tượng xấu, nhiều tác hại, cần nhanh chóng khắc phục.
Trước hết, ta cần hiểu môi trường là gì? Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,… Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,…

Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng.Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác. Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,… Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện
Từ cách hiểu trên ta thấy ô nhiễm môi trường có nhiều tác hại. Có rất nhiều ví dụ về ô nhiễm môi trường trong những năm gần đây. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn, hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới, một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, một vựa lúalớn nhất của nước ta có thể mất đi nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp kịp thời để khắc phục. Và còn biết bao những ảnh hưởng khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra đối với người dân Việt Nam.
Qua các ví dụ trên ta thấy, ô nhiễm môi trường gây ra những tác hại lớn về con người.
Đối với sức khỏe con người: không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị. Đối với hệ sinh thái : lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng.Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,…Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế… Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường… Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ.
Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên cần có những biện pháp để ngăn chặn. Bản thân con người phải ý thức được những tác hại to lớn khi môi trường ô nhiễm. Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được nghe nói đến phong trào “Giờ Trái Đất” .Đó cũng là một trong những hoạt động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường. Và chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người,
Tóm lại, ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cần lên án và loại bỏ. Hãy bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp.vui

22 tháng 2 2016

Đúng nhé bạn

2 tháng 3 2016

Đã qua những ngày Tết cổ truyền, con lại bước chân lên tàu, và đi, đi đến một miền đất xa xôi mà con đã chọn để học tập. Con đi xa mẹ, xa gia đình, xa bạn bè và xa quê hương. Ôi! Hai tiếng quê hương! Nhớ quê! Con chỉ biết khóc, con thấy đâu đây vị ngọt, ngọt ngài của nước mắt, chính quê hương đã ban cho con những giọt nước mắt ngọt ngào đó. Ngày mai, con sẽ xa nơi này, đến phương trời kia, không phải là phương trời quen thuộc như mỗi lần con nằm dưới bãi cỏ và ngắm nhìn. Đi! Đi thật xa! Gặp những con người mới của xứ lạ.Con sẽ nhớ... . Dưới bầu trời xa lạ ấy, quê hương con nằm ở đây, trong tim này của con. 

19 tháng 2 2021

 - Mẫu 1: Học tập không bao giờ là dễ dàng đối với mỗi người. Con đường học tập rất dài và đầy những gian nan. Để có thể đi trên con đường đó thì chúng ta phải cố gắng học thật tốt. Có ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện nó trở thành một thói quen không thể bỏ của bản thân. Để có thể làm được việc đó thì cần phải hiểu rõ trình độ học tập và trách nhiệm của bản thân trong học tập. Tự giác trong học tập là tự mình tiến hành công việc học tập và rèn luyện mà không đợi người khác nhắc nhở hay giúp đỡ. Muốn xây dựng tính tự giác, ta phải lập một thời khóa biểu học tập thời gian hợp lí và rõ ràng. Cần siêng năng học tập, làm đầy đủ những yêu cầu thầy cô đưa ra, soạn bài mới trước khi đến lớp. Tăng cường đọc nhiều sách và kiên trì nghiên cứu học tập để có thể hiểu biết thêm. Không chỉ trong học tập mà ngay cả công việc hay đời sống hàng ngày cũng rất cần ý thức tự giác. Đối với học sinh chúng ta, tự giác học vô cùng quan trọng. Tự giác cũng là một trong những bậc thang dẫn đến thành công. Nếu ta biết tự giác học tập thì sẽ luôn được thầy cô và cha mẹ quý mến. Siêng năng cần cù làm theo lịch học và vui chơi của bản thân đặt ra. Hãy tự giác ngay bây giờ, đừng để chần chừ sang ngày mai và rồi ngày kia và ngày kia nữa, vẫn mãi không thể làm được. Ngày nay, ý thức tự giác của học sinh đang ngày càng giảm sút bởi những thứ như mạng xã hội hay trò chơi điện tử đang dần lấy đi tuổi trẻ và làm sao lãng việc học của học sinh. Phụ huynh và giáo viên cũng góp phần rất quan trọng cho tính tự giác của trẻ nhỏ. Học sinh cũng không nên học quá nhiều và cũng không nên chơi quá nhiều, vì vậy cần phải lập một kế hoạch giữa chơi và học hợp lí và kiên trì làm theo mỗi ngày. Để có thể tự giác thì trước tiên là nên hiểu ý nghĩa của việc học rồi mới có thể tự học. Hậu quả của việc không làm theo kế hoạch và không tự giác học đó chính là học sinh không thể sáng tạo trong việc học dẫn đến tình trạng học thuộc nhưng không hiểu bài giảng, cảm thấy nhàm chán khi học và kết quả học tập giảm sút, thất bại trong học tập. Nếu chúng ta có ý thức tự giác học tập thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của bản thân. Tự học giúp cho chúng ta có thể mở rộng tương lai của chính mình. Bàn về tinh thần tự giác trong học tập - Mẫu 2: Học tập là một nhiệm vụ gian nan và dài lâu. Nếu không tự giác học tập, không có ý chí vững vàng, chúng ta sẽ bỏ dở giữa chừng. Bởi thế, nếu lười biếng trong học tập nhất định chúng ta sẽ thất bại, trở thành người tầm thường trong cuộc sống. Tự giác có nghĩa là tự mình nhận thức về trách nhiệm, tự mình làm những công việc cần làm mà không cần ai nhắc nhở. Tự giác trong học tập là tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất, tự mình xây dựng kế hoạch học tập, tự mình xác dịnh mục đích học tập đựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô giáo. Học sinh có ý thức tự giác trong học tập lúc nào cũng chủ động trong nhiệm vụ học tập. Họ luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như: học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ,… Người tự giác trong học tập luôn là người năng động, sáng tạo, tích cực trong công việc của tập thể. Kiến thức được học ở trường lớp chỉ là một phần rất nhỏ của kho tàng tri thức nhân loại. Đó là những kiến thức căn bản, cần thiết cho sự tồn tại của con người, giúp con người có thể hòa hợp với cuộc sống và tìm kiếm thành cong ở một mức độ nhất định. Quá trình học tập của con người ở trường lớp cũng chỉ diễn ra một giai đoạn trong đời người. Nghĩa là, con người cần phải tự mình nỗ lực để tiếp nhận và chiếm lĩnh nhiều hơn nữa tri thức, kéo dài lâu hơn nữa quá trình học tập, làm tăng lên cơ hội thành công trong cuộc sống. Và không có cái gì khác có thể giúp con người thực hiện được điều đó tốt nhất ngoài ý thức tự giác học tập. Học hành là nhiệm vụ gian khó. Việc tiếp thu kiến thức và nắm vững kiến thức không phải là dễ dàng. Học tập còn là một hoạt động tự nguyện. Quá trình học tập có mang lại thành quả gì hay không là chính do sự nỗ lực ở mỗi con người. Không phải tri thức nào cũng cần thiết và hữu ích cho tất cả mọi người. Hãy luôn sống có mục đích, có lý tưởng, hoài bão lớn lao. Bằng việc học, hãy bồi đắp và biến ước mơ thành hiện thực. Bởi thế, không có lí do gì để ta phải dựa dẫm hay phụ thuộc vào những gì mà ta không cần. Điều quan trọng là phải luôn biết tự giác học tập, tự lựa chọn tri thức nâng cao cần thiết và phù hợp với bản thân. Không ai chịu trách nhiệm về cuộc đời của bạn ngoài chính bạn. bạn sẽ thành công hay thất bại ở tương lai là chính do cách bạn chuẩn bị ở ngày hôm nay. Hãy biết rằng “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức người đó có sức mạnh” (Lenin). Tri thức chỉ phát huy sức mạnh chỉ khi bạn kết nối chúng với nhau ở mức độ đủ lớn để thực hiện sức mạnh của nó. Tự giác trong học tập giúp bạn chủ động, sáng tạo hơn và không ngừng tiến bộ trên con đường học thức. Cha mẹ, thầy cô và những người có trách nhiệm với bạn ngoài việc giáo dục bạn còn phải lo bao nhiêu công việc khác. Không ai có thể ở bên cạnh để nhắc nhở bạn học tập mọi lúc mọi nơi. Tự mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này. Tự giác trong học tập còn thể hiện tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ và những phẩm chất tốt đẹp khác của con người. Có thể thấy rằng kiến thức sẽ làm đẹp con người. Từ sự tự giác của bản thân làm nảy nở và kiện toàn hầu hết các phẩm chất cao quý khác có ở con người. Càng học tập bạn càng nhận rõ đúng sai, phải trái, càng nhận rõ trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội và đất nước. Từ đó, không ngại ngần đem sức mình xây dựng sự nghiệp, đóng góp phát triển cuộc sống chung của con người. Tự giác trong học tập, bạn sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến và giúp đỡ. Bởi chính ý thức tự giác của bạn sẽ trở thành động lực để người khác noi theo. Người khác sẽ luôn đặt niềm tin tưởng vào bạn, xem bạn là chỗ dựa vững chắc, là cơ sở của thành công. Trước hết, học sinh phải có ý thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò của việc học đối với cuộc sống con người. Không được đi học là thiệt thòi lớn của con người. Nhưng có cơ hội để học tập mà không chịu học tập đến nơi đến chốn là phụ lòng biết bao nhiêu người. Đi học mà than khó than khổ là chưa biết quý trọng tri thức, chưa có tinh thần tự giác. Phải biết rằng nỗi khổ nhọc trong việc học chỉ là tạm thời, nỗi khổ đau vì không chịu học sẽ là mãi mãi. Tiếp đến là thực hiện việc học một cách nghiêm túc và hiệu quả. Luôn đi học đúng giờ, mỗi ngày đến lớp là một ngày vui. Luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở. Không những thế, phải năng động, sáng tạo, khám phá không ngừng để làm tăng lên vốn hiểu biết của mình. Hãy xây dựng cho bạn một kế hoạch học tập phù hợp và tham khảo ý kiến người lớn về kế hoạch ấy. Bởi học tập mà không có một kế hoạch cụ thể giống như việc bạn đi vào khu rừng mà không có la bàn chỉ hướng. Bạn sẽ mau chóng lạc vào khu rừng tri thức, không biết nên học cái gì và học như thế nào. Việc mất mục tiêu định hướng trong học tập còn nguy hại hơn là không học tập. Nó sẽ khiến ta mất nhiều sức lực mà chẳng thu về lợi ích nào. Luôn rèn luyện và bồi dưỡng ước mơ, khát vọng, sống có lý tưởng, hoài bão lớn lao, gắn mình với gia đình, xã hội và đất nước. Bạn nên nhớ rằng việc học không chỉ cho tương lai của chính bạn mà còn học vì gia đình bạn, đất nước bạn. Khát vọng như con tàu đưa bạn đến mọi nơi trên trái đất này. Biết vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo – những người đã chăm lo và đồng hành cùng ta học tập biết bao ngày tháng. Lắng nghe những lời dạy bảo quý báu để trưởng thành, làm người tốt đẹp, hữu ích trong cuộc sống. Chỉ khi trở thành người hữu ích, trở thành người thành công, bạn mới thực sự cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc đời này, cảm thấy những nỗ lực của bạn trong học tập là không hề uổng phí. Luôn thực hiện tốt nhất trách nhiệm của mình đối với trường học, lớp học. Hãy giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ bởi bạn bè là người cùng bạn đi hết quãng đời học sinh và tiếp tục gặp gỡ trong cuộc sống. Bạn cũng có thể học tập từ bạn bè những điều hay mà bản thân bạn có thể chưa biết. Đã có rất nhiều người biết tự giác trong học tập và thành công trong cuộc sống. Họ trở thành tấm gương sáng ngời để mọi người tự hào, học tập và noi theo. Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không có ý thức tự giác trong học tập. Họ đến lớp chỉ vì bị gia đình ép buộc. Họ học đối phó, chán nản, không chịu tiếp nhận bài học và không thực hiện các yêu cầu luyện tập của thầy cô. Ở nhà, họ chỉ biết vui chơi, ít khi quan tâm đến sách vở, không lắng nghe lời khuyên bảo của người lớn. họ xem thường việc học, xem thường tri thức, sống ích kỉ, không có ước mơ, khát vọng. Bởi thế mà, kết quả học tập thường yếu kém. Những người như thế thật đáng chê trách. Người xưa từng khuyên: “Nhỏ mà không lo học tập, lớn lên chẳng làm được điều gì lớn lao”. Không những không làm được gì lớn lao mà cả bản thân cũng chẳng lo được. Bởi thế, ngay từ hôm nay, mỗi học sinh phải biết tự giác học tập, nỗ lực không ngừng để trưởng thành hơn. Tham khảo thêm bài nghị luận bàn về trách nhiệm của thế hệ trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Bàn về tinh thần tự giác trong học tập - Mẫu 3: Học tập là nhiệm vụ rất là quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Học là chìa khóa đưa ta đến thành trong cuộc sống. Nếu bạn lười học thì sẽ chuốc lấy thất bại. Trong học tập, tự học là cách tốt nhất để đạt được kết quả tốt. Và khi nói đến vấn đề này thì phải hiểu ý nghĩa thế nào là ý thức tự giác học tập và tầm quan trọng của việc học ngày nay. Tự giác trong học tập là khi mình đã bắt đầu vào việc học thì mình phải cố gắng hoàn thành bài, tự mình hoàn thành việc được giao mà không cần ai phải nhắc nhở hoài. Tự giác không phải kỹ năng bẩm sinh cũng không phải là có sẵn. Những hành vi tự giác phụ thuộc vào gia đình bạn bè môi trường ta đang sống. Ý thức tự giác sẽ không có hoài nếu không chịu rèn luyện và không bị ảnh hưởng bởi tác nhân xấu. Rèn luyện ý thức tự giác là một nhiệm vụ trong cuộc sống của mỗi người nó là kết quả đưa ta đến thành công. Vai trò của học tập cũng rất quan trọng nếu bây giờ lười biếng không chịu cố gắng rèn luyện tính tự giác cho bản thân thì tương lai sau này sẽ thất bại. Thời gian là vàng là bạc những người lãng phí thời gian là kẻ điên rồ. Bây giờ không nghĩ cho tương lai một chút mà lười biếng trong việc học tập ở hiện tại thì sau này sẽ gặp nhiều khó khăn. Đừng nghĩ việc học là một cái gì đó quá khó khăn mà hãy nghĩ nó đơn giản việc học là một nhiệm vụ trong cuộc sống nếu bạn không làm bạn sẽ thua người khác. Thế hệ ngày nay ý thức học tập kém hơn so với thế hệ trước. Không phải là do tiếp thu trí thức ít mà là do học sinh bây giờ ít quan tâm đến việc học, xem thường việc học. Học sinh trốn học, bỏ học khá phổ biến ở các trường học bởi vì học cảm thấy chán nản. Không có động lực, không có mục tiêu. Và họ không biết đi học để làm gì. Bây giờ học sinh học để lấy điểm học để lên lớp chứ không phải vì học cho tương lai sau này. Ý thức học tập thiếu sẽ dẫn đến kết quả học tập yếu kém. Không học tập sẽ không thành người tốt. Không phấn đấu bây giờ sẽ không thành công. Mà một người vô học sẽ bị mọi người xa lánh, xã hội chê bai. Tri thức làm đẹp con người. Thử nghĩ đi sẽ như thế nào nếu không có tri thức. Vì thế hãy say mê học tập hãy có ý thức tự giác học tập không chờ ai nhắc nhở chắc chắn sẽ đưa ta đến thành công. -/-

19 tháng 2 2021

Tham khảo:

Tự giác trong học tập là chủ động làm việc, học tập mà không cần ai nhắc nhở hay giám sát. Không có sáng tạo nếu không có tự giác và ngược lại, tự giác học tập sẽ giúp học sinh vươn tới sáng tạo trong công việc học tập và trong cuộc sống. Ngày nay, nhiều học sinh không có ý thức tự giác học tập. Các bạn tỏ ra lười biếng, bỏ bê việc học, xem thường kiến thức, không tích cực nghe giảng ở lớp, học bài và làm bài ở nhà khiến cho kết quả học tập yếu kém, hiểu biết nông cạn, tư duy sơ sài, kĩ năng sống vụng về. Sự thật ấy thật đáng lo ngại. Rèn luyện tính tự giác trong học tập đối với học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng bởi nó giúp mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được kĩ năng cần thiết cho bản thân, góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái. Học sinh biết tự giác học tập sẽ mau tiến bộ và được mọi người tôn trọng và quý mến. Để rèn luyện ý thức và hình thành tính tự giác trong học tập, mỗi học sinh cần xây dựng cho mình một ước mơ, sóng có khát vọng, biết tuân thủ kỉ luật, học tập có kế hoạch, không ngại khó khăn, gian khổ, quyết tâm đạt được kết quả học tập tốt đẹp. Tính tự giác trong học tập chính là cơ sở hình thành nên tính tự lập, tự chủ và bản lĩnh làm việc thành công của học sinh sau này.

9 tháng 5 2021

lẹ

lẹ

lẹ

lẹ

lẹ

lẹ

lẹ

lẹ

lẹ

lẹ

lẹ

lẹ

lẹ

lẹ

lẹ

lẹ

9 tháng 5 2021

tk bài 1

Giữa nhịp sống hối hả ngày nay, con người luôn mong muốn tìm kiếm sự thư giãn bằng những nhu cầu vui chơi, hưởng thụ. Từ đó dẫn đến việc phát sinh hàng loạt tệ nạn xã hội, mà trong đó, ma túy là một vấn nạn gây bức xúc cho toàn dư luận.

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu ma túy là gì? Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên (morphin...); bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp (amphetamine) có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu. Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: trong xã hội, ma túy thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến. Một người bị nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất người đó lệ thuộc.

Thực trạng sử dụng ma túy ngày càng trở nên nghiêm trọng. Kết quả rà soát đến tháng 9/2015 toàn quốc có hơn 204 nghìn người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của lực lượng Công an, tăng gần 23 nghìn người (tăng 12%) so với cuối năm 2013. Theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, mỗi người nghiện ma túy sử dụng khoảng 230.000 đồng/ngày, do đó số tiền thiệt hại là rất lớn. Bên cạnh đó, những năm gần đây người nghiện ma túy của Việt Nam luôn luôn gia tăng.

Thực trạng trên đã gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Chẳng những tác động nghiêm trọng đến cá nhân sử dụng, ma túy còn gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến toàn xã hội. Nhất là độ tuổi thanh thiếu niên, do những cơ chế phát triển về tâm lý, ham muốn khẳng định bản thân mà lâm vào con đường tệ nạn. Ta thấy những cái chết thương tâm, những người đánh mất tương lai vì ma túy. Ma túy làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000,đ thậm chí 1.000.000 - 2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của. Bên cạnh gia đình, người nghiện ma túy còn ảnh hưởng đến xã hội gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm... Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội.Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu chưa có thuốc chữa...Hiện nay nước ta có trên 130.000 người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tệ nạn đó? Trước tiên là về nguyên nhân khách quan, sự phát triển của internet đã thúc đẩy việc tự do trao đổi, mua bán. Ngoài ra còn do sự thiếu quan tâm của gia đình và nhà trường, sự dụ dỗ của bạn bè, giao du trong môi trường xã hội xấu. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan mới là yếu tố dẫn đến tệ nạn nghiện ma túy. Họ dao động, không làm chủ bản thân, muốn vui chơi hưởng lạc mà không lao động. Ngoài ra, cũng do cuộc sống căng thẳng khiến họ tìm đến sự giải thoát, đến những liều thuốc tinh thần. Khi nhận thức còn non nớt, họ chỉ biết niềm vui trong giây phút mà quên đi hậu quả dài lâu. Họ chỉ muốn thỏa mãn bản thân mà quên đi gia đình.

Trong những năm gần đây, cách bài trừ tệ nạn ma túy được xã hội đặc biệt quan tâm. Sự tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông như báo, đài... ngày càng phổ biến. Sự quan tâm đặc biệt của chính phủ thể hiện qua việc thành lập những trung tâm cai nghiện, đội ngũ y bác sĩ cố gắng ngày đêm hỗ trợ cho các con nghiện. Các cơ quan chức năng mạnh tay xử lí những hành vi cố tình vi phạm, buôn bán và tàng trữ ma túy. Việc tuyên truyền trong nhà trường cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, các cuộc thi hùng biện, vẽ tranh phòng chống tệ nạn ma túy được tổ chức cho các em học sinh. Nhưng quan trọng hơn cả, mỗi cá nhân cần phải rèn luyện ý thức, tránh xa chất bột trắng, giữ cho bản thân tỉnh táo trước những cám dỗ của ngoại cảnh. Cần xây dựng cho mình một đời sống khỏe mạnh, cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tóm lại, ma túy là một vấn nạn nghiêm trọng cần xóa bỏ. Để đạt được điều đó, cần sự đồng lòng, góp sức của toàn thể xã hội. Với tư cách là những người tiên phong của đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mỗi thanh thiếu niên cần rèn luyện nhận thức đúng đắn, ý thức được vai trò và vị trí của cá nhân.

 



 

16 tháng 10 2023

-Giúp tui với tui cảm ơn trước ạ:D

 

Bạn tham khảo nha: 

Gia đình là hai tiếng thiêng liêng nhất của mỗi một con người chúng ta. Gia đình chính là một quê hương thu nhỏ của cuộc đời của mỗi con người. Cho dù đi đâu thì vẫn khao khát và mong ngóng được trở về đoàn tụ với gia đình của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của non sông Việt Nam cũng đã từng nói rằng “Gia đình là tế bào của xã hội”. Và ta như thấy được câu nói đó thật ý nghĩa, đó là nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, gia đình như cứ nâng niu che chở cho mỗi chúng ta. Gia đình còn được xem chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Dường như rằng tất cả chúng ta ai cũng đã, đang và sẽ có một gia đình nhưng không phải ai ai cũng hiểu được tầm quan trọng của gia đình là gì. Gia đình là nơi có những người thân yêu ruột thịt của chúng ta. Nơi đó là một mái ấm có cả cha cả mẹ, ông bà và cả anh chị em.Nhưng cũng có không ít gia đình không may thiếu đi hình ảnh của người mẹ, hay người cha,…Điều đó thật đáng buồn, song không thể phủ nhận được gia đình luôn là nơi cho chúng ta cảm giác an toàn nhất cho chúng ta thêm những nghị lực để có thể tự tin bước vào cuộc sống như đầy những chông gai và thử thách. Mỗi khi buồn, mỗi khi thất bại, thậm chí là có những khi bạn bị mắc sai lầm lớn nhưng gia đình vẫn luôn đón nhận bạn bằng sự yêu mến nhất. Dù vạn vật có thay đổi nhưng tình cảm tôi dành cho gia đình và gia đình dành cho tôi sẽ chẳng bao giờ thay đổi mà nó chỉ có thể lớn lên mà thôi. Gia đình mà ở đó, có người mà tôi yêu, có sự quan tâm, chia sẻ. Gia đình chính là nơi:"Một phút xa nhau vạn phút nhớ/ Một lần gặp gỡ vạn lần mơ."Tôi luôn luôn yêu quý gia đình của mình và cũng cố gắng học thật tốt để không phụ lòng cha mẹ. Gia đình đúng là hai tiếng thiêng liêng nhất trong tim mỗi người, như luôn nhắc nhở tôi cố gắng không ngừng, nỗ lực hết mình để có thể đạt được sự thành công trong tương lai.