K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

- Nếu một trong những bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu ngừng hoạt động, chất thải sẽ không được đưa ra ngoài.

- Khi đó, cơ thể con người sẽ khó chịu và chất thải tích tụ trong người sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

Nếu cơ quan bài tiết nước tiểu ngừng hoạt động, các chất thừa và chất thải độc hại sẽ không được lọc ra khỏi cơ thể. Điều này sẽ khiến cho cơ thể gặp nguy hiểm.

16 tháng 2 2022

Tham khảo :

- Khi một cơ quan ngừng hoạt động thì quá trình trao đổi chất sẽ không diễn ra và con người sẽ không lấy được thức ăn, nước uống, không khí, khi đó con người sẽ chết. Trình bày mối liên hệ giữa các cơ quan: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trao đổi chất.

=> Dẫn đến tử vong

16 tháng 2 2022

 Khi một cơ quan ngừng hoạt động thì quá trình trao đổi chất sẽ không diễn ra và con người sẽ không lấy được thức ăn, nước uống, không khí, khi đó con người sẽ chết. 

HT

10 tháng 2 2023

Nếu trong cơ thể có một hệ cơ quan ngừng hoạt động có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người, thậm chí có thể gây tử vong.

15 tháng 6 2023

Nếu cơ quan vận động ngừng hoạt động thì cơ thể sẽ không thể cử động được.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

Nếu cơ quan hô hấp ngừng hoạt động thì cơ thể sẽ chết.

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 10 2023

* Cơ quan vận động

- Xương xọ, xương mặt, xương sống, xương tay, xương sườn, xương chậu, xương chân.

- Khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp cổ tay, khớp gối.

- Cơ mặt, cơ ngực, cơ bụng, cơ chân, cơ tay, cơ lưng, cơ mông.

- Cơ quan hô hấp: mũi, khí quản, phế quản, phổi.

* Cơ quan bài tiết nước tiểu: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

* Nhờ có các cơ quan đó, chúng ta có thể hoạt động bình thường, hít thở và đưa các chất thải ra khoải cơ thể, giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn.

29 tháng 11 2023

- Tên hoạt động: xem phim trên laptop

- Các bộ phận của cơ thể tham gia hoạt động: mắt để nhìn, tai để nghe, não để chỉ dẫn và điều khiển.

- Những bộ phận của cơ quan thần kinh đã điều khiển hoạt động này: não.

Câu 1.a. Bài tiết là gì? Nêu vai trò của bài tiết đối với cơ thể.b. Kể tên và cho biết sản phẩm bài tiết chủ yếu của mỗi cơ quan trong hệ bài tiết.c. Hệ bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?Câu 2.a.      Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?b.      Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?Câu 3. a.      Nêu các tác nhân gây...
Đọc tiếp

Câu 1.

a. Bài tiết là gì? Nêu vai trò của bài tiết đối với cơ thể.

b. Kể tên và cho biết sản phẩm bài tiết chủ yếu của mỗi cơ quan trong hệ bài tiết.

c. Hệ bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?

Câu 2.

a.      Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?

b.      Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?

Câu 3.

a.      Nêu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu, cho biết các tác nhân đó gây hại như thế nào và giải thích.

b.      Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh tác nhân có hại và giải thích cơ sở khoa học của mỗi biện pháp.

Câu 4.

a.      Nêu cấu tạo và chức năng của da.

b.      Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước?

c.      Tại sao ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật khi ta tiếp xúc?

d.      Trình bày phản ứng của da khi trời quá nóng hay quá lạnh và giải thích vì sao da có phản ứng như vậy.

Câu 5.

a.      Kể tên một số bệnh ngoài da. Trình bày nguyên nhân và các phòng tránh các bệnh đó.

b.      Đề xuất các biện pháp rèn luyện và bảo vệ da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Câu 6.

a.      Hệ thần kinh bao gồm những bộ phận nào? Nêu thành phần cấu tạo và chức năng của mỗi bộ phận.

b.      Nêu vị trí, chức năng của: Tủy sống, dây thần kinh tủy, trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não.

Câu 7.

a.      Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

b.      So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động.

Câu 8. Trình bày thí nghiệm

a.      Tìm hiểu chức năng của tủy sống: Quy trình? Kết quả? Kết luận? Nêu chức năng của chất trắng và chất xám trong tủy sống.

b.      Tìm hiểu chức năng của rễ tủy.

c.      Tìm hiểu chức năng của tiểu não (chim bồ câu hoặc ếch).

Câu 8. Giải thích một số hiện tượng sau:

a.      Bác sĩ thường khuyên mọi người nên uống 1,5-2 lít nước 1 ngày.

b.      Người khiếm thị có thể đọc được và viết được chữ nổi.

c.      Nhiều người sau khi tắm nắng (tắm biển) một vài ngày, da thường bị đen đi.

d.      Người say rượu đi đứng không vững, dễ ngã.

e.      Khi bị tổn thương đại não trái sẽ làm tê liệt các phần thân bên phải và ngược lại.

f.       Những người bị chấn thương sọ não do tai nạn hoặc tai biến thường bị mất trí nhớ, bị liệt hoặc mất khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.

4

Câu 1.

a. Bài tiết là gì? Nêu vai trò của bài tiết đối với cơ thể.

 Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) hoặc 1 số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể (các ion, thuốc …).

- Vai trò của hệ bài tiết:

+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.

+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định →​hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

 

b. Kể tên và cho biết sản phẩm bài tiết chủ yếu của mỗi cơ quan trong hệ bài tiết.

+ Phổi → O2

+ Da → Mồ hôi

+  Thận → Nước tiểu

 

c. Hệ bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận.

4 tháng 3 2021

Câu 2:

a.

* Sự hình thành nước tiểu gồm các quá trình sau:

- Quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận.

- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, H2O và các ion còn cần thiết như Na+, Cl-….

Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã (axit uric, crêatin, các chất thuốc, các ion thừa (H+, K+...)

Cả hai quá trình này đểu diễn ra ở ống thận và kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức.

b. 

 Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng