K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Bông sen trong giếng ngọc            Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.        Kì thi năm ấy,...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

 

Bông sen trong giếng ngọc

 

          Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.

        Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.

        Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “Bông sen trong giếng ngọc” nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quí khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên.

        Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên hai nước).   Theo Lâm Ngũ Đường                                                                                                  

Câu 1: Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào? 

a.      Là người có ngoại hình xấu xí.

b.     Là người rất thông minh.

c.      Là người có ngoại hình xấu xí nhưng rất thông minh.

d.     Là người dũng  cảm.

Câu 2: Vì sao lúc đầu nhà vua toan không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? 

a.      Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo

b.     Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí

c.      Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo và có ngoại hình xấu xí.

d.     Vì Mạc Đĩnh Chi giàu có.

     Câu 3: Vì sao cuối cùng nhà vua quyết định lấy Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? 

a.      Vì bài phú “Bông sen trong giếng ngọc” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí của hoa sen.

b.     Vì bài phú “Bông sen trong giếng ngọc” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí khác thường của hoa sen và tỏ rõ chí hướng tài năng của ông.

c.      Vì bông hoa sen rất đẹp.

d.     Vì hoa sen được nhiều người yêu thích.

Câu 4: Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên ”

a. Vì Mạc Đĩnh Chi là Trạng Nguyên của nước ta.

b. Vì Mạc Đĩnh Chi là người học giỏi nhất.

c. Vì ông được vua của hai nước phong tặng danh hiệu Trạng nguyên.

d. Vì ông được mọi người kính trọng.

Câu 5: Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về nhân vật Mạc Đĩnh Chi.

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

     Câu 6: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Câu 7: Trong câu: « Hôm sau,  chúng tôi đi Sa Pa » . Bộ phận nào là chủ ngữ ?

   a.  Hôm sau                  b. chúng tôi                    c. đi Sa Pa                      d. Sa Pa

     Câu 8: Trong  các câu sau câu nào có sử dụng  Trạng ngữ: 

a. Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.

b. Hoa, Mai đều là học sinh giỏi.

c.  Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, tài giỏi.

d. Bác ơi cho cháu mượn cái bơm nhé.

Câu 9: Đặt một câu nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi, trong câu có 2 Trạng ngữ ( 1TN chỉ nơi chốn, 1 TN chỉ thời gian).           

................................................................................................................................

................................................................................................................................

    Câu 10: Câu 10 Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:

- Giữa đám đông, một cô bé mặc váy đỏ tươi như bông hoa râm bụt đang đưa

 

tay lên vẫy Ngọc Anh.

 

- Do có cái hang cáo khoét rỗng dưới chân, cái bệ gạch của ông tướng  thắt đai lưng

 

vàng đứng cạnh đền bị sụt lở.

                                       

 

0
14 tháng 10 2023

Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách ướm hỏi ông về những điều cần có của một người thi đỗ.

Cách Mạc Đĩnh Chi trả lời nhà vua đặc biệt ở chỗ ông xin được trả lời bằng giấy bút. Giây lát sau, ông dâng vua bài phú có nhan đề "Bông sen trong giếng ngọc" để tỏ roc chí hướng và tài năng của mình.

18 tháng 3 2023

a) Câu chuyện Mạc Đĩnh Chi đi sứ nói lên điều gì về ông?

- Sự cần cù của Mạc Đĩnh Chi

- Tài năng của Mạc Đĩnh Chi

- Sự ham học của Mạc Đĩnh Chi

b) Vì sao vua quan nhà Nguyên gây cho sứ bộ nước ta nhiều khó khăn ?

- Vì họ chưa quên chuyện ba lần bị quân dân ta đánh bại.

- Vì họ muốn thử thách trí thông minh của Mạc Đĩnh Chi.

- Vì họ muốn tặng Mạc Đĩnh Chi danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng Nguyên”

c) Chi tiết nào đã thể hiện sự nể phục của vua quan nhà Nguyên đối với Mạc Đĩnh Chi?

- Sứ bộ đã vượt qua mọi thử thách

- Vua nhà Nguyên tặng ông một bài thơ

- Vua nhà Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng Nguyên”

18 tháng 3 2022

Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học.Ngày ngày, mỗi lần gánh củi qua trường làng, ông lại ghé vào học lỏm.Thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy đồ cho phép Mạc Đĩnh Chi được vào học cùng chúng bạn.Nhờ thông minh, chăm chỉ, người học trò nghèo nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 11 2023

a) Về hoàn cảnh khó khăn của ông Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ:

- Hoàn cảnh của cậu thật đánh thương!

b) Về đức tính chăm chỉ của ông Mạc Đĩnh Chi. 

- Thẩ Là một tấm gương chăm chỉ đáng để chúng ta học tập!

c) Về tài năng của ông Mạc Đĩnh Chi.

- Ông là một tài năng hiếm có đáng ngưỡng mộ của đất nước!

6 tháng 4 2018

Đời Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (năm 1304), Mạc Đĩnh Chi thi đỗ Trạng nguyên. Nhà vua cho vời vào cung để ban áo mão cân đai, nhìn thấy tân Trạng nguyên chỉ là một chàng trai có vóc người nhỏ thấp, tướng mạo xấu xí, vua Anh Tông có ý không muốn dùng. Mạc Đĩnh Chi bèn dâng bài “Ngọc Tỉnh Liên Phú” (bài phú: Hoa sen trong giếng ngọc) để nói lên cái phẩm giá thanh cao của mình. Từng câu, từng chữ của bài phú khiến nhà Vua bừng tỉnh và thốt lên: "Mạc Trạng nguyên quả là bậc thiên tài, có tiết tháo".

...Quan Trạng rất được lòng dân bởi đức tính thanh liêm, về sau làm đến chức Tả Bộc Xạ (Thượng thư). Ông còn được gọi là Lưỡng quốc Trạng nguyên do vừa là trạng nguyên của Đại Việt và cũng là trạng nguyên đặc phong của nhà Nguyên.

Cái tài, phẩm cách của Mạc Đĩnh Chi đã phá bỏ chướng ngại về tướng mạo tầm thường xấu xí và làm cho tất thảy phải nghiêng mình ngưỡng mộ. Nhân cách, tài năng của ông còn vượt qua thời gian để nhân dân ta vẫn còn kính ngưỡng đến muôn đời.

Tôi không thể không nghĩ về câu chuyện của vị trạng nguyên năm nào khi chứng kiến những tấm gương vượt khó học giỏi được vinh danh hôm nay, những thành tích, những vinh quang được mang đến bởi những người con mang trong mình hệ lụy của một thời lửa đạn hay một dị tật bẩm sinh. Các em đã và đang gắng hết sức để minh chứng cho sức mạnh và vẻ đẹp thật sự của con người nằm ở trái tim. Những trái tim mạnh mẽ ấy đã giúp bản thân các em vượt qua được nỗi đau thể xác dày vò, vượt qua được nụ cười, lời nói mỉa mai vô tình của bao người.

Ông cha ta đã luôn dạy: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Gỗ thì trải thời gian để minh chứng giá trị. Còn đối với con người, việc đó trở nên khó gấp vạn lần.

Người vẻ ngoài khó coi không thể chỉ đơn giản một lời nói thốt ra dễ dàng: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”; là chứng minh giá trị của mình họ phải làm những gì, phải chịu đựng những gì trước khi được công nhận bản thân? Trước khi vượt qua vô số những định kiến ăn sâu vào trí óc con người để nhận được đền đáp và yêu thương tương xứng, để đạt được tâm hồn đẹp vượt qua thể xác xù xì. Kết quả này thấm đẫm nước mắt, thấm đẫm đắng cay, thấm đẫm những đau khổ, dằn vặt, suy tư. Vì vậy mà nó trở nên xứng đáng hơn bất kỳ điều gì khác.

Khi nhìn các em học sinh khiếm khuyết ngoại hình bước lên bục vinh danh thành tích trong học tập, đã có không ít người dào lên cảm xúc mãnh liệt. Phải chăng, điểm số của các em làm người ta thán phục, ngưỡng mộ? Không! Không phải bởi kết quả, mà là bởi những gì các em đã phải vượt qua để đạt được điều đó.

Đã có bao nhiêu nước mắt thấm đẫm những đêm dài vật lộn với cơn đau? Đã có bao nhiêu cay đắng trong những phút giây nghẹn ngào thầm tự so sánh với chúng bạn? Đã có ai đong đếm được sự đau đớn gây ra từ những mũi tên vô tình hay hữu ý của người đời xoáy vào thể xác của các em? Và khi các em vượt qua được, các em đã tạo ra chiếc khiên vững bền cho trái tim, cho phẩm hạnh ngời sáng của mình. Chính điều đó khơi gợi lên trong lòng những người chứng kiến không phải sự khâm phục thoáng qua mà là cảm giác xúc động tận đáy lòng. Các em - “những trái tim như ngọc sáng ngời” - đã tỏa lên ánh sáng thuần khiết như “bông sen trong giếng ngọc” để chúng tôi, những con người khô cạn tâm hồn vì cuộc sống bon chen được tưới tắm trong niềm tin về tình yêu, về sức mạnh của sự dũng cảm.

NGUỒN :)))

#http://baonghean.vn/nhung-bong-sen-trong-gieng-ngoc-42698.html

8 tháng 4 2018

Đời Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (năm 1304), Mạc Đĩnh Chi thi đỗ Trạng nguyên. Nhà vua cho vời vào cung để ban áo mão cân đai, nhìn thấy tân Trạng nguyên chỉ là một chàng trai có vóc người nhỏ thấp, tướng mạo xấu xí, vua Anh Tông có ý không muốn dùng. Mạc Đĩnh Chi bèn dâng bài “Ngọc Tỉnh Liên Phú” (bài phú: Hoa sen trong giếng ngọc) để nói lên cái phẩm giá thanh cao của mình. Từng câu, từng chữ của bài phú khiến nhà Vua bừng tỉnh và thốt lên: "Mạc Trạng nguyên quả là bậc thiên tài, có tiết tháo".

...Quan Trạng rất được lòng dân bởi đức tính thanh liêm, về sau làm đến chức Tả Bộc Xạ (Thượng thư). Ông còn được gọi là Lưỡng quốc Trạng nguyên do vừa là trạng nguyên của Đại Việt và cũng là trạng nguyên đặc phong của nhà Nguyên.

Cái tài, phẩm cách của Mạc Đĩnh Chi đã phá bỏ chướng ngại về tướng mạo tầm thường xấu xí và làm cho tất thảy phải nghiêng mình ngưỡng mộ. Nhân cách, tài năng của ông còn vượt qua thời gian để nhân dân ta vẫn còn kính ngưỡng đến muôn đời.

Tôi không thể không nghĩ về câu chuyện của vị trạng nguyên năm nào khi chứng kiến những tấm gương vượt khó học giỏi được vinh danh hôm nay, những thành tích, những vinh quang được mang đến bởi những người con mang trong mình hệ lụy của một thời lửa đạn hay một dị tật bẩm sinh. Các em đã và đang gắng hết sức để minh chứng cho sức mạnh và vẻ đẹp thật sự của con người nằm ở trái tim. Những trái tim mạnh mẽ ấy đã giúp bản thân các em vượt qua được nỗi đau thể xác dày vò, vượt qua được nụ cười, lời nói mỉa mai vô tình của bao người.

Ông cha ta đã luôn dạy: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Gỗ thì trải thời gian để minh chứng giá trị. Còn đối với con người, việc đó trở nên khó gấp vạn lần.

Người vẻ ngoài khó coi không thể chỉ đơn giản một lời nói thốt ra dễ dàng: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”; là chứng minh giá trị của mình họ phải làm những gì, phải chịu đựng những gì trước khi được công nhận bản thân? Trước khi vượt qua vô số những định kiến ăn sâu vào trí óc con người để nhận được đền đáp và yêu thương tương xứng, để đạt được tâm hồn đẹp vượt qua thể xác xù xì. Kết quả này thấm đẫm nước mắt, thấm đẫm đắng cay, thấm đẫm những đau khổ, dằn vặt, suy tư. Vì vậy mà nó trở nên xứng đáng hơn bất kỳ điều gì khác.

Khi nhìn các em học sinh khiếm khuyết ngoại hình bước lên bục vinh danh thành tích trong học tập, đã có không ít người dào lên cảm xúc mãnh liệt. Phải chăng, điểm số của các em làm người ta thán phục, ngưỡng mộ? Không! Không phải bởi kết quả, mà là bởi những gì các em đã phải vượt qua để đạt được điều đó.

Đã có bao nhiêu nước mắt thấm đẫm những đêm dài vật lộn với cơn đau? Đã có bao nhiêu cay đắng trong những phút giây nghẹn ngào thầm tự so sánh với chúng bạn? Đã có ai đong đếm được sự đau đớn gây ra từ những mũi tên vô tình hay hữu ý của người đời xoáy vào thể xác của các em? Và khi các em vượt qua được, các em đã tạo ra chiếc khiên vững bền cho trái tim, cho phẩm hạnh ngời sáng của mình. Chính điều đó khơi gợi lên trong lòng những người chứng kiến không phải sự khâm phục thoáng qua mà là cảm giác xúc động tận đáy lòng. Các em - “những trái tim như ngọc sáng ngời” - đã tỏa lên ánh sáng thuần khiết như “bông sen trong giếng ngọc” để chúng tôi, những con người khô cạn tâm hồn vì cuộc sống bon chen được tưới tắm trong niềm tin về tình yêu, về sức mạnh của sự dũng cảm.

10 tháng 12 2021

b. Siêng năng là đức tính của con ng biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, lm việc thường xuyên, đều đặn

Kiên trì là sự quyết tâm lm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ

10 tháng 12 2021

a. Mạc Đĩnh Chi thường phải tranh thủ ghe qua các lớp học gần nhà, đứng ngoài cửa nghe thầy giảng. Ban ngày phải đi nhặt củi kiếm sống, tối về cậu lại lo ôn luyện, học bài. Nhà nghèo không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học. Không có giấy, cậu dùng lá để  tập viết.  

Nhân cách quý hơn tiền bạc Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng.Sau khi lo đám tang cho mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn.Vua  Trần Minh Tông biết  chuyện, liền hỏi  một viên quan tin cẩn:- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi.Liệu có được không?Viên quan tâu:- Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không...
Đọc tiếp

Nhân cách quý hơn tiền bạc

 Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng.Sau khi lo đám tang cho mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn.Vua  Trần Minh Tông biết  chuyện, liền hỏi  một viên quan tin cẩn:

- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi.Liệu có được không?

Viên quan tâu:

- Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận.Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông  ấy  không  biết phải trả cho ai thì mới  nhận.

Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.

Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình  lên vua  Minh Tông:

- Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này.Thần ngờ đây là tiền của người muốn đút lót thần.Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này vào công  quỹ.

 Vua Minh Tông đáp:

- Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho.Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?

- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến.- Mạc Đĩnh Chi khảng  khái đáp.

Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho ông lui.

                                                                                                  Theo Quỳnh Cư

câu 11 : Câu chuyện muốn ca ngợi điều gì?

 

 

 

1
3 tháng 5 2023

Câu chuyện ca ngợi nhân cách trọng nhân cách hơn tiền bạc,trung thực của Mạc Đĩnh Chi.

3 tháng 4 2023

C

4 tháng 4 2023

C