K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2023

giúp mình với ạ,mình sắp thi tốt nghiệp r

14 tháng 4 2023

     Với áo mơ phai dệt lá vàng”. Các nhà thơ đều có những khám phá, phát hiện riêng về mùa thu. Nhưng ít có nhà thơ nào lại có những cảm nhận tinh tế về bước chuyển mình từ hạ sang thu như nhà thơ Hữu Thỉnh trong bài “Sang thu” . Chính cảm xúc ấy , cái tinh tế , cái dịu dàng trong tâm hồn của nhà thơ trung thành đó đã được bộc lộ từ những khoảnh khắc sâu thẳm nhất trong tâm hồn của ôn qua khổ thơ cuối của bài thưo Sang Thu:                                                         

                                                "Vẫn còn bao nhiêu nắng

                                                 Đã vơi dần cơn mưa

                                                 Sấm cũng bớt bất ngờ

                                                 Trên hàng cây đứng tuổi."

Bài thơ được sáng tác năm 1977, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”. Ngay từ nhan đề của bài thơ đã gợi cho người đọc về khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên, và còn đâu đó ẩn dấu khoảnh khắc giao mùa của đời người. Khổ thơ cuối cùng thể hiện rõ hơn nữa sự tinh tế của tác giả trong việc khám phá những biến chuyển của đất trời từ cuối hạ sang thu:

                                                         "Vẫn còn bao nhiêu nắng
                                                           Đã vơi dần cơn mưa"

Hữu Thỉnh sử dụng linh hoạt phép đối “vẫn còn – vơi dần” , “nắng – mưa” gợi sự vận động ngược chiều của các hiện tượng thiên nhiên tiêu biểu cho hai mùa. Những cơn mưa mùa hè đã vơi dần, bớt dần; nắng cũng không còn chói gắt, làm người ta lóa mắt nữa mà đã là ánh nắng mùa thu dịu nhẹ như màu mật ong , dịu nhẹ mà cũng rất ấm áp . Nó ẩn sâu trong suy nghĩ của những độc giả một nguồn suy tư tưởng như là hưũ hạn nhưng nó lại trải dài cả cuộc đời , tuổi thơ mang đến những trải nghiệm và nó đồng thời cũng tạo ra những phép màu kì niệm , điểm son cho mỗi tâm hồn con người . Điều đó đã tạo lên một Hữu Thỉnh chữ tình sâu sắc .

Tín hiệu thu về đã rõ nét hơn bao giờ hết. Cái đặc sắc, tinh nhạy của Hữu Thỉnh còn được thể trong cách ông sắp xếp từ ngữ giảm dần về mức độ: vẫn còn – vơi – bớt cho thấy sự nhạt dần của mùa hạ, và mùa thu mỗi ngày lại đậm nét hơn. Hai câu thơ cuối thể hiện những chiêm nghiệm, suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, con người của tác giả:

                                                        "Sấm cũng bớt bất ngờ
                                                         Bên hàng cây đứng tuổi"

Câu thơ vừa mang ý nghĩa tả thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Trước hết về ý nghĩa tả thực: sấm là hiện tượng tự nhiên, thường là dấu hiệu của những cơn mưa rào mùa hạ. Sang thu tiếng sấm cũng trở nên nhỏ hơn, không còn đủ sức lay động những hàng cây đã trải qua bao mùa thay lá nữa.

Bên cạnh đó tiếng sấm còn để chỉ những biến động bất thường của cuộc đời, những gian nan, thử thách mà mỗi chúng ta phải trải qua. Tương ứng với nghĩa biểu tượng của “sấm” , “hàng cây đứng tuổi” là biểu trưng cho những con người trưởng thành, đã trải qua biết bao sóng gió, giông tố trong cuộc đời. Bởi vậy, dù có thêm những bất thường, biến động cũng không dễ dàng khiến họ lung lay, gục ngã; họ trở nên bình tĩnh, ung dung hơn trước những biến cố, thăng trầm của cuộc sống.

      Sang Thu - Tập thơ quê hương , một tập thơ mà mỗi chũng ta những con người xứ Kinh Bắc sinh ra và lớn lên - tạo dựng và phát triển những giá trị tinh thần , tuổi thơ chính là mọt trong số đó . Mỗi chúng ta đang ở đây nghe và cảm nhận những dòng cảm xúc , chắc cũng đã từng nhắc đến tuổi thơ - tình yêu tuổi trẻ .

      Bằng giác quan nhạy bén, Hữu Thỉnh đã xuất sắc ghi lại khoảnh khắc giao mùa của đất trời từ hạ sang thu. Tái hiện bức tranh đẹp đẽ nhiều hương sắc, nhiều phong vị rất đặc trưng của đất Bắc. Cùng với đó là thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu, ngôn ngữ mộc mạc giản dị mà cũng vô cùng sâu sắc đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.

23 tháng 4 2023

Khổ 4: Ước nguyện của tác giả và cảm xúc khi rời xa.

- Cảm xúc bộc lộ trực tiếp (thương trào nước mắt) diễn tả sự lưu luyến, nhớ thương.

- Điệp ngữ " muốn làm" : thể hiện ước nguyện chân thành, gần gũi, thiết tha, mãnh liệt.

- Làm con chim, đóa hoa, cây tre. Chúng đều là sự vật nhỏ bé, bình dị nhưng mang nhiều ý nghĩa => Muốn được ở mãi bên Bác - người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

- Hình ảnh cây tre trung hiếu ( nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ): thể hiện lòng kính yêu, trung thành, biết ơn vô hạn cuat nhà thơ đối với Bác.

 

15 tháng 9 2023

- Trình tự: câu đầu - câu thứ hai - hai câu cuối.

- Tác dụng: giúp bài phân tích có chiều sâu và phân tích được mạch cảm xúc mà tác giả muốn thể hiện.

10 tháng 11 2016
Nhân vật ta ở đây chính là nhà thơ.
Nhân vật ta là một người yêu thiên nhiên, là người có tâm hồn phóng khoáng (ngồi trong bóng trúc xanh mát mà ngâm thơ nhàn). Có thể thấy, trong đoạn thơ, nhân vật ta hiện lên như là một người nghệ sĩ thực sự không vướng một chút bận nào của nhân gian.
Tiếng suối chảy đước tác giả ví với tiếng đàn, rêu trên đá được ví với chiếu êm, cách ví von này cho thấy tác giả là người giàu tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như những người ttri kỉ. Cách miêu tả ấy cũng cho thấy đây là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu trí tưởng tượng.
Cùng với hình ảnh nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết thật đẹp. Đó là một cảnh trí thiên nhiên thật khoáng đạt, thanh tĩnh và nên thơ. Côn Sơn đẹp bởi tiếng suối rì rầm như tiếng đàn ca, bởi bàn đá rêu phơi, bởi rừng trúc xanh màu xanh của lá toả bóng mát cho người thi sĩ ngâm thơ.
Hình ảnh nhân vật ta ngồi ngâm thơ nhàn dưới màu xanh mát của tán trúc che ngang, gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự. Đó một thi sĩ đa tình đang thả trọn tâm hồn với thiên nhiên. Thực ra, trong cuộc đời, không kể lúc làm quan mà ngay khi đã về ở ẩn ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi vẫn một lòng lo cho nước, cho dân. Thế nhưng có lẽ chính vì thế mà chúng ta càng phải cảm phục vẻ đẹp tài hoa và tâm hồn thi sĩ của ông. Trong muôn vàn vướng bận, Nguyễn Trãi vần dành cho thiên nhiên một tình yêu thật tươi trong và tuyệt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp nhất trong tâm hồn cao quý của ông.
Đoạn thơ này dùng nhiều điệp từ (ta, Côn Sơn, trong,…). Hiện tượng điệp từ đã góp phần tích cực làm cho đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, thơi thảnh, êm tai.
11 tháng 11 2016

Cảm ơn bạn nhiều

vui

A)  Các từ chỉ mức độ: bao nhiêu, vơi dần, bớt

+ Tác dụng: thể hiện được sắc thái của quang cảnh thiên nhiên khi mùa thu đến một cách rõ nét và sinh động

B) Hai câu thơ "Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi" có 2 lớp nghĩa:

+ Lớp nghĩa gốc: Khi màu thu đến, những cơn mưa bớt dữ dội và sấm cũng trở nên ôn hòa hơn nên tác giả viết là "bớt bất ngờ", ven đường là khung cảnh của những hàng cây cổ thụ đã già nên được gọi là "đứng tuổi"

+ Lớp nghĩa chuyển: "Sấm" là từ ngữ ẩn dụ chỉ những khó khăn, thử thách trong cuộc đời của mỗi người. Hình ảnh "hàng cây đứng tuổi" là câu ẩn dụ chỉ những con người từng trải và trưởng thành, có khả năng đối mặt với những cơn giông bão trong cuộc đời nên nếu có một chút khó khăn thì cũng trở thành "bớt bất ngờ" hơn.

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Đặc điểm chung ở ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến:

- Là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hóa nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam, trên đất nước ta.

- Dân tộc hóa hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là Nôm, là Việt Nam.

14 tháng 9 2023

- Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Tác giả đã thể hiện sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc.

- Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt lặp lại ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư là một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong một con người Hồ Chí Minh.

=> Tình yêu thiên nhiên hòa vào tình yêu đất nước

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Khổ 2:

- Đá - ngồi, trông nhau.

- Non Thần - trẻ lại.

-> Việc sử dụng biên pháp tu từ nhân hóa khiến cảnh vật trở nên có hồn hơn. Qua đó nhấn mạnh được vẻ đẹp của thiên nhiên vùng Chiêm Hóa.

Khổ 4:

- Sắc chàm - pha hương.

- Mùa xuân - lạc đường.

-> Phác họa lên bức tranh mùa xuân đầy hấp dẫn, giúp người đọc hình dung ra khung cảnh thiên nhiên trở nên sinh động, gần gũi hơn.

23 tháng 4 2019

SANG THU (HỮU THỈNH)
- Không phải là "Thu sang" mà là "Sang thu": Thiên nhiên sang thu và lòng người cũng sang thu (tâm hồn con người như đồng điệu, hòa nhịp với những biến chuyển của thiên nhiên, đất trời bước sang mùa thu).
- "Sang thu" còn mang nghĩa ẩn dụ: bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời con người: giai đoạn tuổi trung niên. Điều đó góp phần lý giải những lưu luyến, bịn rịn của tam hồn con người với mùa hạ (sự sôi nổi, những khao khát của tuổi trẻ) đang đi qua.

30 tháng 4 2019
Nhan đề bài thơ “Sang thu” trước hết giúp người cảm nhận được những tín hiệu đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Nhan đề này còn bộc lộ những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu. Qua nhan đề Sang thu người đọc phần nào cảm nhận được những rung cảm của HT trước vẻ đẹp tạo hoá, thể hiện tình yêu thiên nhiên cuộc sống của nhà thơ