K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2023

BÁO CÁO VỀ KHAI THÁC THAN

Ngày 26 tháng 10 năm 2023

I. GIỚI THIỆU

Khai thác than là một hoạt động quan trọng trong ngành công nghiệp năng lượng trên toàn cầu. Than đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng cho hàng tỷ người trên toàn thế giới và hỗ trợ các ngành công nghiệp quan trọng khác như điện, thép, và hóa chất. Báo cáo này sẽ trình bày thông tin cơ bản về khai thác than, tình hình hiện tại, ảnh hưởng môi trường, và những thách thức và cơ hội trong tương lai.
 II. QUY TRÌNH KHAI THÁC THAN

1. Chu kỳ khai thác

Khai thác than diễn ra qua các giai đoạn chính bao gồm khai thác an toàn, vận chuyển, xử lý, và tiêu thụ. Quy trình này thường bắt đầu bằng việc khai thác than từ mỏ than thông qua các phương pháp như đào hầm hoặc lộ thiên. Sau đó, than được vận chuyển đến các nhà máy xử lý hoặc nhà máy nhiệt điện để chuyển đổi thành điện năng hoặc sản phẩm khác.

 2. Công nghệ khai thác

Công nghệ đã phát triển đáng kể trong việc khai thác than, giúp tăng cường hiệu suất và giảm tác động môi trường. Các phương pháp như "clean coal technology" đã được phát triển để giảm thiểu khí thải và ô nhiễm từ việc đốt than.

 III. TÌNH HÌNH HIỆN TẠI
 1. Khai thác than toàn cầu

Khai thác than vẫn là một nguồn cung cấp năng lượng chính trên toàn cầu. Các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ vẫn đứng đầu về sản lượng than. Tuy nhiên, các quốc gia đã tập trung vào phát triển năng lượng tái tạo để giảm phát thải khí nhà kính từ than.

 2. Tác động môi trường

Khai thác than có thể gây tác động môi trường nghiêm trọng, bao gồm ô nhiễm không khí, nước, và đất đai. Sự khai thác không bền vững có thể dẫn đến sụt lún đất đai và gây ra các vấn đề về sức kháng của môi trường sống địa phương.

IV. THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI

 1. Thách thức

- Biến đổi khí hậu: Khai thác than đóng góp đáng kể vào tăng nhiệt độ toàn cầu và biến đổi khí hậu.
- Tiêu thụ bền vững: Cần phải tìm các phương pháp tiêu thụ than bền vững để giảm tác động môi trường.
- Thay thế năng lượng tái tạo: Cần thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo để giảm sự phụ thuộc vào than.

2. Cơ hội

- Clean coal technology: Phát triển công nghệ than sạch để giảm khí thải.
- Phát triển kinh tế địa phương: Khai thác than có thể tạo việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
- Nghiên cứu và phát triển: Cần đầu tư vào nghiên cứu để cải thiện tiến trình khai thác than và giảm tác động môi trường.

V. KẾT LUẬN

Khai thác than là một nguồn cung cấp năng lượng quan trọng nhưng đang đối mặt với nhiều thách thức môi trường. Để đảm bảo sự bền vững trong tương lai, cần phải thúc đẩy các biện pháp khai thác than sạch và đầu tư vào năng lượng tái tạo. Chỉ khi đó, chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu mà không ảnh hưởng quá nhiều đến môi trường.

11 tháng 11 2021

Tham Khảo ;-;

Tính riêng, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản tháng 9 ước đạt 1,07 tỷ USD, tăng 16% so với tháng 8 và tăng 47,5% so với cùng kỳ năm 2011. Trừ than đá, các mặt hàng khác trong nhóm đều tiếp tục gặp thuận lợi về giá xuất khẩu.
Lượng xuất khẩu của các mặt hàng cũng tăng so với tháng trước khiến cho kim ngạch xuất khẩu tháng 9 tăng 16% so với tháng 8.
Tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của cả nhóm tăng 4,8% so với cùng kỳ, trong đó dầu thô tăng 14,7%, quặng và khoáng sản khác tăng 2,5%, hai mặt hàng còn lại là than đá giảm 27% và xăng dầu giảm 5%.

11 tháng 11 2021

Cảm ơn bn nha

20 tháng 7 2023

Tham khảo:

`1.` Đặc điểm tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.

`-` Trữ lượng: Khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với trữ lượng dầu đã được xác minh năm 2020 là 113,2 tỉ tấn dầu, chiếm 46,3% (gần một nửa) so với trữ lượng dầu mỏ của các mỏ dầu trên toàn thế giới (244,4 tỉ tấn).

`-` Phân bố: Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á được phát hiện đầu tiên vào năm 1908 tại I-ran, các mỏ dầu tập trung nhiều nhất ở các nước: Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.

`2. `Việc khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.

`-` Sản lượng khai thác:

`+ `Sản lượng dầu thô các nước khu vực Tây Nam Á đã khai thác được năm 2020 đạt 1297,3 triệu tấn, chiếm 31,1% tổng sản lượng khai thác dầu thô của thế giới với 4165,1 triệu tấn.

`+` Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dồi dào, nhiều mỏ dầu lớn nằm gần cảng, hàm lượng các-bon, lưu huỳnh trong dầu thô thấp, giá nhân công rẻ, lợi nhuận cao nên trung bình hàng năm các nước này khai thác được hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm 1/3 sản lượng dầu toàn thế giới.

`- `Phân bố: chủ yếu ở các quốc gia khai thác và sản xuất dầu mỏ như: Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất…

`-` Xuất khẩu:

`+` Dầu mỏ của khu vực được khai thác và chuyển theo hệ thống ống dẫn tới các cảng để xuất khẩu dưới dạng dầu thô. Lượng dầu thô xuất khẩu của khu vực Tây Nam Á năm 2020 đạt 874,9 triệu tấn, chiếm 41,5% sản lượng dầu thô xuất khẩu của toàn thế giới (2108,6 triệu tấn).

`+` Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được ra đời để kiểm soát giá dầu trên toàn thế giới - đây là một tổ chức hùng mạnh trong thương mại quốc tế.

`+` Việc khai thác và vận chuyển dầu xuất khẩu tiềm ẩn nhiều nguy cơ tràn dầu gây ô nhiễm môi trường cao.

5 tháng 8 2023

Tham khảo: Thông tin về địa điểm Tượng Nữ thần Tự do; Công viên Disneyland; Thác Niagara

Tượng Nữ thần Tự do:

+ Tượng Nữ thần Tự dolà tác phẩm điêu khắc với kích thước khổng lồ được đặt tại đảo Liberty thuộc cảng New York.

+ Đây là tặng phẩm của người dân Pháp gửi tặng nước Mỹ do nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp Frédéric Bartholdi thiết kế và được khánh thành vào tháng 10/1886. Vốn là biểu tượng cho tinh thần tự do và dân chủ của nước Mỹ, công trình có tổng chiều cao 93m và nặng 229 tấn. Bức tượng được xây dựng tại Pháp và vận chuyển sang Mỹ bằng đường biển.

+ Từ khi khánh thành đến nay, tượng đã trải qua nhiều lần trùng tu lớn do bị ảnh hưởng nặng nề bởi thời tiết. Trên trán tượng là một vòng nguyệt quế có 7 tia sáng tỏa ra tượng trưng cho các châu lục bao gồm: châu Âu, châu Á, châu Úc, châu Mỹ, châu Phi, Bắc cực và Nam Cực. Dưới chân công trình còn có một đoạn xiềng xích bị phá vỡ, tượng trưng cho việc xóa bỏ chế độ nô lệ và nạn độc tài trên thế giới.

+ Được xem là biểu tượng của tinh thần dân chủ, từ lâu công trình đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng thế giới của thành phố New York.

- Công viên Disneyland:

+ Là công viên giải trí đầu tiên thuộc Công ty Walt Disney được xây dựng dựa trên hai công viên giải trí tại Disneyland Resort ở Anaheim, California và khai trương vào ngày 17 tháng 7 năm 1955.

+ Walt Disney đã đưa ra khái niệm về Disneyland sau khi đến thăm các công viên giải trí khác nhau với các con gái của ông trong những năm 1930 và 1940. Ban đầu ông đã hình dung việc xây dựng một điểm thu hút khách du lịch liền kề với các studio của mình ở Burbank với mục đích giải trí cho những người hâm mộ đến thăm. Sau khi thuê một chuyên gia tư vấn để giúp xác định một địa điểm phù hợp cho dự án của mình, Disney đã mua một khu đất rộng 160 mẫu gần Anaheim vào năm 1953. Quá trình xây dựng đã bắt đầu vào những năm 1954 và công viên đã được công bố trong một sự kiện báo chí được truyền hình đặc biệt trên kênh truyền hình ABC vào ngày 17 tháng 7 năm 1955.

 

+ Kể từ khi mở cửa, Disneyland đã trải qua những mở rộng và cải tạo lớn, bao gồm cả việc bổ sung thêm vào cả Quảng trường New Orleans vào năm 1966, Bear Country (nay là Critter Country) vào năm 1972 và Mickey's Toontown vào năm 1993 và Disney California Adventure Park khai trương vào năm 2001 được xây dựng dựa trên địa điểm bãi đậu xe ban đầu của Disneyland; Star Wars: Galaxy's Edge khai trương năm 2019.Disneyland có số lượng khách tham quan nhiều hơn bất kỳ công viên chủ đề nào khác trên thế giới, với hơn 708 triệu lượt khách kể từ khi khai trương (tính đến tháng 12 năm 2017). Trong năm 2017, công viên đã có khoảng 18,3 triệu du khách, khiến công viên trở thành công viên giải trí được đi đến nhiều thứ hai trên thế giới trong năm đó, chỉ sau Vương quốc Phép thuật tại Florida, Mỹ.

Thác Niagara:

+ Thác Niagara ở sông Niagara tại Bắc Mỹ, nằm ở đường biên giới của Hoa Kỳ và Canada. Thác Niagara bao gồm 3 thác riêng biệt: thác Horseshoe (Canada), thác Mỹ và một thác nhỏ hơn gần đó là thác Bridal Veil.

+ Dù thác không cao nhưng các thác Niagara rất rộng. Với hơn 168.000 m³ nước rơi xuống mỗi phút vào thời điểm nhiều nhất, và trung bình gần 110.000 m³ mỗi phút, đây là thác nước mạnh nhất ở Bắc Mỹ.

+ Thác Niagara tọa lạc khoảng 20 phút đi từ thành phố Buffalo của Hoa Kỳ và Toronto của Canada. Các thác Niagra nổi tiếng vì vẻ đẹp và nguồn giá trị cho thủy điện và một dự án gây thách thức cho bảo vệ môi trường.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác rất lớn, sản lượng cao nhất trong các khu vực (21356,6 nghìn thùng/ngày). Chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới, Tây Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn lượng dầu thô trên thị trường thế giới.

Tây Nam Á là khu vực nằm ở Tây Nam của châu Á. Tây Nam Á được biết đến là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới. 

Các mỏ dầu của khu vực Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở Ven vịnh Pec – xích.

Nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam Á là dầu mỏ và khí tự nhiên. Các mỏ dầu của khu vực Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở Ven vịnh Pec – xích.

Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác rất lớn, sản lượng cao nhất trong các khu vực (21356,6 nghìn thùng/ngày). Chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới, Tây Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn lượng dầu thô trên thị trường thế giới.

Hiện nay nhu cầu sử dụng dầu mỏ và khí tự nhiên của thế giới rất lớn, Tây Nam Á có khả năng cung cấp hơn 40% nhu cầu dầu mỏ của thế giới.

Việc nắm giữ trữ lượng dầu mỏ lớn mang đến nguồn thu rất lớn cho các nước Tây Nam Á, giúp thu về nhiều lợi nhuận từ xuất khẩu dầu mỏ.

Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn do việc sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn đó là Tây Nam Á trở thành mục tiêu nhòm ngó của nhiều cường quốc, nhiều tổ chức nhằm thao túng, giành giật quyền lợi từ dầu mỏ dẫn đến tình trạng bất ổn định về chính trị.

9 tháng 8 2023

Tham khảo

CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỦA CỘNG HÒA NAM PHI

1. Tài nguyên khoáng sản

- Nam Phi có trữ lượng khoáng sản lớn, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong sản xuất và trữ lượng khoáng sản của thế giới với giá trị khoảng 20,3 nghìn tỷ Rand (tương đương khoảng 2,5 nghìn tỷ USD).

- Cộng hòa Nam Phi là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhất châu Phi. Từ lâu nước này đã nổi tiếng thế giới về trữ lượng và sản lượng khai thác vàng, kim cương, kim loại đen (quặng sắt, bạch kim, man-gan, crôm), kim loại màu (đồng, chì), năng lượng (than đá, dầu mỏ), kim loại phóng xạ.

- Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú này là cơ sở thuận lợi cho nền công nghiệp phát triển và đóng góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

- Tuy nhiên giàu khoáng sản cũng nảy sinh các hoạt động khai thác khoáng sản tự phát gây nên khó khăn trong quản lí nguồn tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường,…

2. Những thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu khoáng sản

- Nam Phi là nước đứng thứ năm trên thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP.

- Đứng hàng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương, u-ra-ni-um. Nam Phi là nước xuất khẩu vàng lớn nhất thế giới (ngành công nghiệp khai thác vàng đóng góp khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội của Nam Phi).

- Quốc gia này cũng cung cấp máy móc chế biến vàng, bạch kim, kẽm các-bon, thép không gỉ và nhôm. Nam Phi cũng là một trong những quốc gia đứng đầu về công nghệ khoáng sản mới, như công nghệ dỡ đất (ground breaking) giúp sàng tuyển quặng sắt phẩm chất thấp thành các đơn vị sắt chất lượng cao.

- Ngành công nghiệp khoáng sản Nam Phi là ngành có đóng góp lớn nhất đối với sự dịch chuyển của nền kinh tế, với việc hoàn tất thương vụ BBBEE trị giá 150 tỷ Rand. Ngành khai khoáng cũng là lĩnh vực đem lại nhiều ngoại tệ nhất cho Nam Phi, đặc biệt là vàng - chiếm tới một phần ba nguồn thu từ xuất khẩu.

3. Phân bố công nghiệp khai thác một số loại khoáng sản nổi bật

Công nghiệp khai thác vàng: tập trung ở vùng trung tâm như Phri-xtây, Mỏ vàng South Deep phía tây thành phố Giô-han-ne-xbua, Nam Phi nằm sâu 3 km dưới lòng đất với trữ lượng gần 1.800 tấn vàng. Một mỏ vàng lớn ở tỉnh Free State được phát hiện có trữ lượng khoảng 11,5 triệu ounce (tương đương 322 tấn) nằm ở độ sâu từ 1,1-2,2 km dưới lòng đất.

Công nghiệp khai thác kim cương: tập trung ở vùng ven bờ phía tây nam giáp Đại Tây Dương, phía đông bắc của vùng Bắc Kếp, trung tâm Phri-xtây. Kimberley (Nam Phi) nổi tiếng với Big Hole, rất nhiều kim cương được tìm thấy tại Kimberley và Big Hole chính là mỏ kim cương lớn nhất thế giới sâu 215 m.

Công nghiệp khai thác u-ra-ni-um: tập trung ở nam và tây nam thành phố Giô-han-ne-xbua.

9 tháng 8 2023

Em bị lỗi font, em đã sửa lại ở dưới

8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Trữ lượng dầu mỏ:

+ Tây Nam Á được biết đến là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn. Theo số liệu thống kê của Tập đoàn dầu khí BP, tính đến năm 2020, tổng trữ lượng dầu mỏ đã được xác định ở khu vực Tây Nam Á đạt 113,2 tỉ tấn (chiếm khoảng 46.3% so với tổng trữ lượng dầu mỏ của thế giới).

+ Nhiều quốc gia trong khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu lớn, như: A-rập Xê-út (trữ lượng 40,9 tỉ tấn, chiếm khoảng 16,7% so với thế giới); I-ran (trữ lượng 21,7 tỉ tấn, chiếm khoảng 8.9% so với thế giới); I-rắc (trữ lượng 19,6 tỉ tấn, chiếm khoảng 8.1% so với thế giới); Cô-oét (trữ lượng 14 tỉ tấn, chiếm khoảng 5.7% so với thế giới),…

- Sản lượng khai thác:

+ Trong giai đoạn từ năm 1970 - 2020, sản lượng dầu thô khai thác của khu vực Tây Nam Á liên tục tăng. Năm 2020, sản lượng dầu thô khai thác được của khu vực này đạt 1297.3 triệu tấn, gấp 1.87 lần so với năm 1970 và chiếm khoảng 31.1% tổng sản lượng dầu thô khai thác được của toàn thế giới. Ả-rập Xê-xút, I-ran, I-rắc, Cô-oét,… là những quốc gia dẫn đầu về sản lượng dầu thô khai thác được của khu vực Tây Nam Á.

+ Tây Nam Á cũng là khu vực có sản lượng dầu thô xuất khẩu lớn. Năm 2020, sản lượng dầu thô xuất khẩu của khu vực này đạt 874,9 triệu tấn (chiếm khoảng 41.5% so với thế giới). Các nước dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu dầu thô ở Tây Nam Á là: Ả-rập Xê-xút, I-ran, Cô-oét,…

 

- Các giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á

+ Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

+ Thứ hai, nâng cao hệ số thu hồi dầu, tận thu các mỏ nhỏ, khối sót cận biên. Rà soát, có chiến lược chủ động và hiệu quả trong hợp tác về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài.

+ Thứ ba, phát triển công nghiệp khí; ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

+ Thứ tư, tiếp tục thu hút đầu tư trong lĩnh vực lọc - hóa dầu theo hướng chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm xăng dầu, chủ động đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

16 tháng 12 2021

Tính riêng, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản tháng 9 ước đạt 1,07 tỷ USD, tăng 16% so với tháng 8 và tăng 47,5% so với cùng kỳ năm 2011. Trừ than đá, các mặt hàng khác trong nhóm đều tiếp tục gặp thuận lợi về giá xuất khẩu.
Lượng xuất khẩu của các mặt hàng cũng tăng so với tháng trước khiến cho kim ngạch xuất khẩu tháng 9 tăng 16% so với tháng 8.
Tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của cả nhóm tăng 4,8% so với cùng kỳ, trong đó dầu thô tăng 14,7%, quặng và khoáng sản khác tăng 2,5%, hai mặt hàng còn lại là than đá giảm 27% và xăng dầu giảm 5%.

16 tháng 12 2021

Cảm ơn bạn nhá