Hãy giới thiệu về một địa danh (di tích lịch sử – văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên) ở địa phương mà em biết theo gợi ý sau:
- Tên địa danh đó là gì?
- Địa danh đó ở đâu?
- Ở đó có những gì?
- Em ấn tượng nhất điều gì khi đến nơi đó?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tên, địa điểm của di tích lịch sử, văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên: Văn miếu Quốc Tử Giám
- Cảnh quan thiên nhiên, con người nơi đó: chia làm 5 khu vực riêng biệt theo từng khu. Tổng thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám từ cửa vào là cổng Văn Miếu, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành và nhà Thái Học. Khu vực thứ nhất từ cổng chính văn miếu đến cổng Đại Trung Môn. Hai bên trái phải của Đại Trung Môn có 2 cửa nhỏ, bên trái gọi là cửa Thành Đức (trở thành người có đức), bên phải gọi là cửa Đạt Tài (trở thành người có tài). Cổng Đại Trung Môn được xây theo kiến trúc 3 gian trên nền gạch cao, mái lợp ngói, giữa có treo 1 tấm biển nhỏ đề 3 chữ Đại Trung Môn. Khu vực thứ hai từ Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các - một công trình kiến trúc biểu trưng cho văn chương và giáo dục Việt Nam. Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805 với kiến trúc gỗ lấy hình ảnh là ngôi sao Khuê tỏa sáng. Để lột tả rõ hình ảnh ngôi sao Khuê soi chiếu, 4 mặt Khuê Văn Các tạo hình 4 cửa sổ tròn với những con tiện tỏa ra tứ phía như mặt trời rực rỡ.
- Những điều em thích: khung cảnh trang nghiêm và không khí nghiêm túc, tự hào ở Văn miếu.
*Một số di sản văn hóa ở Hà Nội:
Gò Đống Đa
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Cột cờ Hà Nội
Chùa Một Cột
*Việc làm góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa:
Tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh, chăm hoa, tỉa cây ở khu di tích
Hưởng ứng các lễ hội kỉ niệm hàng năm
Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn
*Ý nghĩa: góp phần bảo vệ, giữ gìn cảnh quan di tích lịch sử.
- Tên danh lam thắng cảnh: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Nằm ở huyện Bố Trạch và Minh Hòa, tỉnh Quảng Bình.
- Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.
- Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015.
- Được nhà nước xếp hạng vào vườn quốc gia, cần được bảo tồn.
Tham khảo dàn ý nha em:
I. Mở bài
- Giới thiệu về di tích lịch sử đền Hùng.
II. Thân bài
1. Lịch sử hình thành
- Vua Hùng lựa chọn để đóng đô.
2. Đặc điểm
- Vị trí: nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.
- Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.
- Đền Hạ: xây vào thế kỷ 17 - 18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.
- Chùa Thiên Quang: nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.
- Đền Trung: tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý - Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.
- Ðền Thượng: nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.
- Lăng vua Hùng: là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.
- Đền Giếng: nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.
3. Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích
- Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.
- Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.
III. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của khu di tích đền Hùng.
tham khảo
Tháp Rùa – Hồ Hoàn Kiếm
Hồ nằm ở vị trí trung tâm của thành phố và được ví như “trái tim” của Thủ đô. Hồ Hoàn Kiếm còn có tên gọi khác là Hồ Gươm bởi nó gắn liền với sự tích trả gươm thần huyền thoại của vua Lê Lợi cho rùa vàng. Mặt hồ xanh màu rêu cổ kính như một tấm gương khổng lồ soi bóng những cây cổ thụ và những rặng liễu rủ thướt tha ven hồ.Giữa lòng hồ là Tháp Rùa uy nghiêm cổ kính lung linh in bóng xuống mặt hồ. Quanh hồ cũng là nơi thường diễn ra những hoạt động, sự kiện văn hoá, bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật sôi động của thành phố. Đây chắc chắn là địa điểm thích hợp để bạn đặt phòng khách sạn gần khu phố cổ Hà Nội.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Ai: Ai được tôn thờ ở đây?
- Ở đâu: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đâu?
- Khi nào: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng khi nào?
- Cái gì: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có những gì?
- Thế nào: Nhìn từ bên ngoài, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
- Vì sao: Vì sao Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại được xây dựng?
Tham khảo:
- Tên địa phương: thành phố Hà Nội
- Vị trí:
+ Thành phố Hà Nội thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ
+ Thành phố Hà Nội tiếp giáp với nhiều tỉnh, như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc; Bắc giang; Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình.
- Thiên nhiên:
+ Địa hình: 3/4 diện tích thành phố Hà Nội là đồng bằng; 1/4 diện tích thành phố là đồi núi, phân bố chủ yếu ở các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,…
+ Khí hậu: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
+ Sông, hồ: một số sông ở Hà Nội là: sông Hồng, sông Đáy; sông Tô Lịch; sông Nhuệ, sông Tích Giang; sông Đuống,…; một số hồ ở Hà Nội là: hồ Gươm; hồ Tây; hồ Trúc Bạch; hồ Thiền Quang,…
- Hoạt động kinh tế chủ yếu:
+ Nông nghiệp: trồng cây lương thực (lúa, ngô,…), cây ăn quả (bưởi, cam, ổi,…) và cây công nghiệp (chè); chăn nuôi gia súc (bò, lợn, trâu,…) và gia cầm (gà, vịt,…).
+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…
+ Hoạt động dịch vụ phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội; trong đó, tập trung và phát triển nhất tại khu vực nội đô (trung tâm thành phố).
- Nét văn hóa đặc sắc:
+ Ẩm thực: phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng; nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...
+ Lễ hội: có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...
Yêu cầu b)
- Một điều em thích: dòng sông Hồng bồi đắp phù sa, giúp cho ruộng đồng thêm màu mỡ, trù phú.
- Một điều em còn băn khoăn: môi trường (đất, nước, không khí,…) đang bị ô nhiễm
+ Một số nguyên nhân: tác động tiêu cực từ sự phát triển kinh tế; ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao,…
+ Biện pháp khắc phục: tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường; xử lí nghiêm những hành vi gây ô nhiễm,
Dựa vào trải nghiệm của các em để hoàn thành bài tập. Ví dụ:
* Tên địa danh: Phố cổ Hội An
* Địa danh đó ở tỉnh Quảng Nam.
* Ở đó có những căn nhà cổ mang đậm tính kiến trúc xưa cũ và độc đáo, như nhà cổ Phùng Hưng, nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Đức An, nhà thừo Tộc Trần, các xưởng thủ công mỹ nghệ,...
* Em ấn tượng nhất với việc được cùng bố mẹ đến chợ Hội An thưởng thức nhiều món ngon và chụp ảnh kỷ niệm cùng du khách nước ngoài ở đó.