các bn ơi thầy mình ra đề "Hảy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về một hiện tượng chơi game có lợi và có hại' mọi người giúp mình với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài viết tham khảo
Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi.
Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Đọc câu tục ngữ, hình ảnh hiện ra trước mắt ta là những cuộn sóng to giữa một dòng sòng rông lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ đơn độc đang chơi vơi. Quả nhiên trước “sóng cả” này ai không lo sợ, không ngại cho số phận con thuyền, cho những người trong thuyền ây. Thường thì những làn sóng to này là nguyên nhân gây ra chết chóc, gây ra tai họa cho con người. Nhưng cũng không hẳn là thế. Bởi lẽ con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt được “sóng cả” này. Nếu người lái thuyền vẫn vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh đối phó với mọi tình hình, qụyết tâm chèo để vượt qua cơn sóng cả ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Ở đây “sóng cả" là muốn đề cập đến những việc lớn lao, khó khăn gian khổ. Đứng trước những trở ngại này ta đìtng vội nản lòng ngã chí, đừng vội “ngã tay chèo” mà phải vũng lòng, quyết tâm thì sẽ vượt qua, đi đến thắng lợi.
Câu tục ngữ là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp con cháu sau này. Lời dạy trên là phương châm cho mọi hành động của chúng ta, nó nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thăn vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm của mình – ta không quên “có chí thì nên”.
Dàn ý cho bạn:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt giới thiệu về vấn đề nghiện game online hiện nay.
2. Thân bài:
Giải thích:
- Game online đánh vào tâm lý ham mê những điều mới lạ của giới trẻ và luôn tạo một sức hấp dẫn khó cưỡng lại đối với mọi người chơi.
- Nghiện game được định nghĩa là tình trạng không thể kiểm soát cảm giác thèm chơi game, chơi liên tục đến mức lệ thuộc vào game và ngày càng cô lập bản thân với gia đình, bạn bè và xã hội.
Biểu hiện:
- Không quan tâm đến những công việc khác ngoài game, người nghiện game bỏ bê những mối quan hệ xung quanh như gia đình và bạn bè. Việc học tập, làm việc trì trệ, không được tiến hành.
- Cảm xúc bất ổn: khi chơi game, người nghiện game sẽ có trạng thái kích thích, hưng phấn khi chơi và thất vọng nếu thua một ván game. Cảm xúc tiêu cực quá nhiều dễ sinh ra tâm lý bất mãn, bạo lực với mọi thứ xung quanh.
- Rối loạn tâm thần vận động: hoạt động chậm chạp, lờ đờ khi tiếp xúc với thực tế.
- Sức khỏe kiệt quệ vì ngồi chơi game trong thời gian dài.
Tác hại:
- Dù có tác dụng giúp chúng ta giải trí sau những giờ học căng thẳng nhưng nó cũng gián tiếp gây ra một vài vấn đề :
+ Thành tích học tập của những học sinh nghiện game sụt giảm nghiêm trọng.
+ Nhiều em vì nghiện game mà đi vào con đường tội lỗi như ăn cắp vặt, trộm tiền của bố mẹ và bạn bè để nạp vào game
+ Khi ngồi trước màn hình quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực và cả tinh thần của các em.
+ Nhiều học sinh quá đắm chìm vào game mà quên mất cuộc sống ở thực tại, buông thả bản thân hoặc nhầm lẫn giữa thực và ảo => tinh thần không được minh mẫn.
Nguyên nhân:
- Cảm giác thỏa mãn sau khi đánh thắng một ván game do não bộ tiết ra chất gây hưng phấn.
- Nhu cầu giải tỏa stress trong cuộc sống nhưng không biết kiểm soát điều độ.
- Thiếu sự quan tâm từ gia đình khiến trẻ em nghiện game ngày càng tăng lên.
Giải pháp và hướng khắc phục:
+ Mỗi người cần tự đặt cho mình giới hạn thời gian chơi trò chơi điện tử.
+ Ta có thể chọn các cách giải trí khác như chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động xã hội....
=> Rút ra bài học bản thân
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề và nêu ra suy nghĩ cá nhân.
Tham khảo:
Có lẽ cụm từ “sống ảo” đã không còn xa lạ thậm chí quá quen thuộc và trở thành thói quen của xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhưng hiện nay hiện tượng này càng có xu hướng phát triển thái quá và dường như có những hệ lụy tiêu cực. Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực? “Sống ảo” là khái niệm chỉ cách sống trong hoang tưởng, không đúng với thực tại bản thân hay cố ý tự tô vẽ cho mình một cuộc sống tốt đẹp, hoàn hảo trong mắt người khác mà cuộc sống đó khác với thực tại. “Sống ảo” thường thể hiện rõ nhất qua các trang mạng xã hội như Facebook,Instagram. Còn giá trị thực không chỉ dừng lại là sự thật về mỗi người trong cuộc sống hằng ngày mà còn là những giá trị tinh thần tốt đẹp và chuẩn mực đạo đức của xã hội. Việc xác định hai giá trị giữa “sống ảo” và “giá trị thực” khiến chúng ta phải suy ngẫm. Hiện tượng sống ảo xuất hiện tràn lan dưới nhiều hình thức. Các bạn trẻ có thể kết bạn, nói chuyện, tâm sự những điều thầm kín hay thậm chí là yêu đương với những người mới biết qua mạng xã hội dù chưa hề gặp mặt. Họ còn dùng mạng xã hội như công cụ để khoe khoang những thứ không có thực của bản thân như giàu có, danh tiếng. Sống ảo còn là gây sự chú ý, khiến mình nổi tiếng bằng những nội dung không lành mạnh hay bịa đặt hay thường xuyên trở thành “anh hùng bàn phím”, dùng lời nói hoa mĩ, tỏ ra mình văn minh, nhân ái. Cách sống này tạo ra một thế hệ chìm đắm trong ảo vọng, thích khoe khoang, dối trá, chỉ cố tô vẽ cho hình ảnh bản thân bằng những thứ không tồn tại, phớt lờ cuộc sống thực tế. Và khi trút bỏ vẻ ngoài hào nhoáng trở về cuộc đời thực, họ lạ lẫm, không xác định được hướng di của chính mình, làm phân tán, ảnh hưởng đến học tập và lao động cũng như các mối quan hệ thực. Sự tăng chóng mặt của các trang mạng xã hội, sức hút của những nút “like”, những lời ca tụng ảo khiến “sống ảo” trở thành căn bệnh khó chữa, ảnh hưởng đến nhân cách, tinh thần của giới trẻ. Mỗi chúng ta cần tự ý thức sao cho việc sử dụng mạng xã hội hay công nghệ một các phù hợp. Phải nhìn nhận, đánh giá đúng bản thân và hiện thực cuộc sống, không chạy theo xu hướng. Những mối quan hệ trên mạng có thể đúng đắn nếu ta biết cân bằng, hài hòa với cuộc sống thực tại. Hãy chủ động thay đổi, điều chỉnh lại cách sống. Công nghệ là con dao hay lưỡi. Nếu biết cách sử dụng đó sẽ là công cụ vô cùng hiệu quả nhưng chỉ cần nhìn nhận sai nó sẽ là con dao giết chết tâm hồn bạn.
Thế kỉ XXI chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với sự xuất hiện của hàng loạt các thiết bị thông minh phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, thì chúng cũng mang lại không ít những thách thức đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất trong những năm gần đây là hiện tượng nghiện game ở học sinh.
Game là một phần của trò chơi điện tử. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa game và trò chơi điện tử bởi trò chơi điện tử là sự kết hợp giữa trò chơi và thiết bị giúp bạn tương tác và chơi được trò chơi đấy. Một số các game phổ biến hiện nay có thể kể đến như Liên minh huyền thoại, DOTA , Clash of Clans, Haft-life,… được giới trẻ vô cùng ưa chuộng. Và “nghiện game” đã chính thức được tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận như một dạng rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị đặc dụng riêng để giúp những "con nghiện" thoát khỏi ám ảnh tâm lý. Nghiện game có thể một số biểu hiện như không thể kiểm soát được thời gian, tần suất, địa điểm chơi game, luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh trong game, coi trọng game hơn bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống đến mức quên ăn, quên ngủ, không còn nghĩ gì đến học hành, công việc.Việc nghiện game ở học sinh đã và đang gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống không chỉ của cá nhân học sinh đó mà còn lên toàn xã hội. Trước hết, nghiện game gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh. Việc tiếp xúc hàng giờ, thậm chí hàng ngày với máy tính có thể gây ra mỏi mắt, dần dần suy giảm thị lực. Bên cạnh đó, việc chơi các trò chơi chiến đấu thường xuyên đặt bộ não trong một trạng thái căng thẳng liên tục, đó là nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ. Không những thế, sức khỏe học sinh cũng bị tàn phá khi các “con nghiện game” thường xuyên ăn uống qua loa, tạm bợ, bỏ bữa để có thời gian chơi game, trong khi đó, cột sống cũng rất dễ bị tổn thương khi ngồi trong một tư thế, thậm chí là sai tư thế quá lâu…
Cùng với những tác động tiêu cực lên sức khỏe thế chất, nghiện game cũng ảnh hưởng xấu đến tinh thần và kết quả học tập của học sinh. Coi game là “thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có không quan trọng”, thành tích học tập dễ sa sút, học sinh không còn tâm trí học hành, làm việc, đắm chìm vào thế giới ảo và xa lánh với đời sống thật, họ dễ rơi vào trạng thái u uất, chán nản, lâu dần sinh ra trầm cảm, thậm chí có những hoang tưởng từ cuộc sống trong trò chơi ra ngoài đời thật.Đồng thời, hiện tượng nghiện game đang diễn ra cũng gây ảnh hưởng to lớn tới gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh nghiện game sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền vào các game online. Ở lứa tuổi học sinh, chưa làm ra tiền, các em dễ nảy sinh tính trộm cắp, nói dối bố mẹ để có tiền chơi game. Ở mức độ nặng hơn, tâm trí học sinh còn có thể bị kiểm soat bởi những hành động trong game, gây ra những hành động trái pháp luật, gây tổn thương cho bản thân và cho người khác, trở thành gánh nặng cho cả xã hội.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số hóa nên các trò chơi điện tử, game online hiện nay cũng rất phát triển với sự đa dạng về thể loại phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên hiện nay một bộ phận lớn thanh thiếu niên cũng như học sinh đang sa đà quá vào trò chơi điện tử khiến công việc học hàng sa sút kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Như chúng ta đã biết, trước đây việc ra đời của các trò chơi điện tử mang tính chất giải trí giúp con người giải tỏa bớt căng thẳng sau những giờ làm việc. Thì ngày nay, với sự phát triển của xã hội đã ra đời game online.
Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.
Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.
Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.
Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.
Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để "cày" game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.
Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?
Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị. Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.
Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.
tham khảo:
Văn hóa thần tượng hiện nay vô cùng phát triển ở nước ta cũng như trên toàn thế giới, đặc biệt là với lứa tuổi thanh thiếu niên. Như vậy, thì việc thần tượng một ai đó là nên hay không nên?
Việc chúng ta thần tượng một người nào đó là việc nên làm, bởi nó đem đến rất nhiều lợi ích cho bản thân mình. Bởi thường những người được chọn để thần tượng sẽ là người đạt được thành tích nào đó nổi bật trong cuộc sống. Như một diễn viên nổi tiếng, một học sinh giỏi xuất sắc, một cô công an tài giỏi… Sự thành công của họ khiến chúng ta ngưỡng mộ và kính mến, nên dần thần tượng họ. Việc này khiến chúng ta trở nên khao khát được lại gần và trở nên tài giỏi như thần tượng của mình. Từ đó, thôi thúc chúng ta học tập và rèn luyện chăm chỉ hơn, đạt được các thành tích tốt hơn để có thể xứng đáng với thần tượng của mình. Ngoài ra, việc có một thần tượng xuất chúng, còn khiến các bạn trẻ có động lực học tập, làm việc hơn trong cuộc sống. Họ sẵn sàng học hành chăm chỉ hơn, làm việc hiệu suất hơn trước để có thể nhận được những phần quà, phần thưởng là các món đồ lưu niệm liên quan đến thần tượng, hay được đến các buổi giao lưu, gặp gỡ thần tượng. Hiệu ứng ấy vô tình khiến cho hiệu suất và hiệu quả của việc học tập, làm việc tăng lên đáng kể. Điều này rất dễ gặp ở xung quanh chúng ta. Như các em học sinh vì muốn được bố mẹ mua cho album của thần tượng, mà quyết tâm học tập ngày đêm để đạt được điểm cao trong kì thi theo mục tiêu bố mẹ đề ra. Đây thực sự là một kết quả tích cực. Cùng với đó, việc có một thần tượng cho bản thân mình. Để hâm mộ, yêu thương và theo dõi bước chân của họ mỗi ngày cũng giúp chúng ta có thêm niềm vui trong cuộc sống. Nó giống như một hoạt động giải trí, đem đến những giờ phút vui vẻ rất riêng biệt. Đồng thời, nó còn giúp chúng ta có thêm nhiều bạn bè hơn nữa - đó là những người cùng chung thần tượng với chúng ta. Việc cùng yêu thích một người nổi tiếng, sẽ giúp gắn kết mọi người lại với nhau, trở nên thân thiết hơn. Bên cạnh các lợi ích như vậy, việc có một thần tượng cũng đem đến một số tác hại đáng kể đến. Đầu tiên, là việc tiêu tốn thời gian và tiền bạc. Việc có một thần tượng để yêu quý và theo dõi, sẽ khiến chúng ta mất khá nhiều thời gian trong ngày để nắm bắt các hoạt động và sự kiện mà họ tham gia. Đặc biệt là các mùa giải mà họ thi đấu, cần cạnh tranh với các đối thủ khác. Khi đó các cuộc cạnh tranh về lượt xem, lượt bình chọn diễn ra quyết liệt khiến các người hâm mộ tốn nhiều công sức, thời gian. Đồng thời, việc mua các món đồ lưu niệm, món đồ do thần tượng tham gia đại ngôn cùng các vé xem sự kiện, buổi biểu diễn của thần tượng cũng tốn không ít tiền bạc. Khiến rất nhiều bạn trẻ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, dẫn đến trộm cắp tiền của bố mẹ, hay lấy tiền học, tiền sinh hoạt để sử dụng. Cùng với đó, có một bộ phận các bạn trẻ đã có sự thần tượng quá mức, đến không thể kiểm soát được bản thân. Trở thành fan cuồng có các hành động tiêu cực khiến người xung quanh khó chịu. Như sưu tầm mọi đồ vật liên quan đến thần tượng mặc kệ giá cả. Bảo vệ thần tượng bất chấp lí do, hậu quả, dù họ đã làm sai chuyện gì. Xem thường, chửi mắng, hạ thấp thần tượng của người khác để nâng cao thần tượng của mình lên. Các hành động ấy đều khiến cho bản thân chúng ta bị mọi người chán ghét. Như vậy, việc có một thần tượng cho bản thân vừa có ưu vừa có nhược điểm. Vì vậy, chúng ta vẫn nên có một thần tượng nhưng cần phải biết kiểm soát bản thân để các ưu điểm được phát huy hết mức có thể và giảm tải tối đa những nhược điểm của nó.Hiện tượng bàn luận: Thần tượng 1 ai đó . Có nên không?
Như chúng ta đã biết , bây giờ có rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới và cả nước Việt Nam chúng ta cũng vậy. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là "Thần tượng 1 ai đó? có nên không?" . Câu trả lời là có . Vì thần tượng 1 ai đó không chỉ mang đến lợi ích giúp các bạn trẻ có động lực học tập , làm việc mà còn giúp chúng ta đạt được mục đích trong cuộc sống ,...Có những bạn thần tượng người nào đó đến khó thể tả thì những bạn đó hay mua đồ in hình thần tượng của mình hay tìm tòi cách liên lạc ,gặp gỡ cho bằng được với thần tượng qua các trang web hay app.Bên cạnh những lợi ích tốt như vậy thì có những thần tượng lại mang đến tác hại . Như việc cuồng thần tượng đến mức làm tốn tiền bạc vì mua sưu tầm poster ảnh đồ in hình thần tượng . Có người còn cãi mắng chính cha mẹ mình vì lí do cha mẹ động đến thần tượng của mình .Nhưng không phải những tác hại đó mà có nghĩa là chúng ta không thể không có thần tượng . Ai cũng có 1 thần tượng riêng , nhưng hãy nên có một thần tượng nhưng cần phải biết kiểm soát bản thân để các ưu điểm được phát huy hết mức có thể và giảm tải tối đa những nhược điểm của nó.
Tham khảo:
Có lẽ cụm từ “sống ảo” đã không còn xa lạ thậm chí quá quen thuộc và trở thành thói quen của xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhưng hiện nay hiện tượng này càng có xu hướng phát triển thái quá và dường như có những hệ lụy tiêu cực. Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực? “Sống ảo” là khái niệm chỉ cách sống trong hoang tưởng, không đúng với thực tại bản thân hay cố ý tự tô vẽ cho mình một cuộc sống tốt đẹp, hoàn hảo trong mắt người khác mà cuộc sống đó khác với thực tại. “Sống ảo” thường thể hiện rõ nhất qua các trang mạng xã hội như Facebook,Instagram. Còn giá trị thực không chỉ dừng lại là sự thật về mỗi người trong cuộc sống hằng ngày mà còn là những giá trị tinh thần tốt đẹp và chuẩn mực đạo đức của xã hội. Việc xác định hai giá trị giữa “sống ảo” và “giá trị thực” khiến chúng ta phải suy ngẫm. Hiện tượng sống ảo xuất hiện tràn lan dưới nhiều hình thức. Các bạn trẻ có thể kết bạn, nói chuyện, tâm sự những điều thầm kín hay thậm chí là yêu đương với những người mới biết qua mạng xã hội dù chưa hề gặp mặt. Họ còn dùng mạng xã hội như công cụ để khoe khoang những thứ không có thực của bản thân như giàu có, danh tiếng. Sống ảo còn là gây sự chú ý, khiến mình nổi tiếng bằng những nội dung không lành mạnh hay bịa đặt hay thường xuyên trở thành “anh hùng bàn phím”, dùng lời nói hoa mĩ, tỏ ra mình văn minh, nhân ái. Cách sống này tạo ra một thế hệ chìm đắm trong ảo vọng, thích khoe khoang, dối trá, chỉ cố tô vẽ cho hình ảnh bản thân bằng những thứ không tồn tại, phớt lờ cuộc sống thực tế. Và khi trút bỏ vẻ ngoài hào nhoáng trở về cuộc đời thực, họ lạ lẫm, không xác định được hướng di của chính mình, làm phân tán, ảnh hưởng đến học tập và lao động cũng như các mối quan hệ thực. Sự tăng chóng mặt của các trang mạng xã hội, sức hút của những nút “like”, những lời ca tụng ảo khiến “sống ảo” trở thành căn bệnh khó chữa, ảnh hưởng đến nhân cách, tinh thần của giới trẻ. Mỗi chúng ta cần tự ý thức sao cho việc sử dụng mạng xã hội hay công nghệ một các phù hợp. Phải nhìn nhận, đánh giá đúng bản thân và hiện thực cuộc sống, không chạy theo xu hướng. Những mối quan hệ trên mạng có thể đúng đắn nếu ta biết cân bằng, hài hòa với cuộc sống thực tại. Hãy chủ động thay đổi, điều chỉnh lại cách sống. Công nghệ là con dao hay lưỡi. Nếu biết cách sử dụng đó sẽ là công cụ vô cùng hiệu quả nhưng chỉ cần nhìn nhận sai nó sẽ là con dao giết chết tâm hồn bạn.
um... là bài này cô mình yêu cầu dùng ngôi kể thứ nhất người kể xưng "tôi"
mới đúng nhá!!
(*mình quên ko ghi thêm trên đề*)
. Bài bạn hay rồi nhưng mà bài của bạn dùng nôi kể thứ ba =)
đọc xong cũng đừng quá hảo hán =)
Ngày nay, vấn đề giữ gìn vệ sinh trường lớp chính là một trong những vấn đề nghiêm trọng và đáng quan tâm hàng đầu tại mỗi cơ sở giáo dục. Nếu như so sánh với nước Nhật thì rõ ràng, cách giáo dục học sinh Việt Nam còn thiếu sót ở việc học sinh chưa tự ý thức được việc giữ gìn vệ sinh chung của trường lớp nơi mình theo học, đồng thời chúng ta chưa nhận thức được giá trị của sức lao động và ý nghĩa của việc giữ cho trường lớp sạch sẽ.
Trong chính các lớp học, hành lang, sân trường, hay bất cứ chỗ nào có học sinh đi qua, chúng ta đều dễ dàng nhận thấy những loại rác được vứt lại, đủ tất cả các loại. Bên cạnh các bạn học sinh có ý thức tốt trong việc vứt rác đúng nơi quy định, luôn giữ gìn vệ sinh trường lớp thật tốt thì số còn lại chưa làm được như vậy. Các bạn thường bạ đâu vứt rác ở đó, chẳng cần quan tâm đến việc mẩu rác đó sẽ đi đâu về đâu.
Hậu quả của việc vứt rác bừa bãi có thể nhìn thấy rất rõ. Đó là việc nguy hại trầm trọng đến vệ sinh của trường học, khiến cho các nhân viên vệ sinh của trường phải gồng mình dọn dẹp, giữ gìn cho vệ sinh chung
Vì vậy, giải pháp chính là việc nâng cao ý thức cho chính mỗi học sinh và cá nhân trong trường. Phải làm sao để ai cũng ý thức được việc giữ gìn vệ sinh trường lớp chính là bài học quan trọng cần khắc cốt ghi tâm khi đến trường. Đồng thời, nhà trường và gia đình cũng cần dạy các em giá trị của sức lao động, để các em biết trân trọng sức lao động của những người khác và có ý thức tập thể cao.
Tóm lại, việc vứt rác ở trong trường lớp của học sinh là việc làm thể hiện ý thức kém văn minh và ứng xử thiếu văn minh của học sinh. Vì vậy, mỗi học sinh đều cần thể hiện hành động giữ gìn vệ sinh trường lớp thật tốt bên cạnh việc học hành chăm chỉ ở trường.
Trò chơi chơi đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại, đặc biệt là đối với giới trẻ. Tuy nhiên, giống như bất kỳ hoạt động giải trí nào khác, trò chơi cũng có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các tầng lớp trong xã hội. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng chơi game có lợi và có hại.
Một trong những lợi ích của trò chơi là nó có thể giúp cải thiện tư duy và khả năng giải quyết vấn đề. Trong nhiều trò chơi, người mới chơi sẽ phải đối mặt với những thử thách khó khăn, từ đó giúp cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo của họ. Nhiều trò chơi cũng yêu cầu người chơi phải tương tác với những người chơi khác trên toàn thế giới qua mạng internet, từ đó giúp phát triển các kỹ năng giao tiếp trực tuyến và thể hiện sự tự tin trong cuộc sống.
Tuy nhiên, trò chơi có thể có những hệ quả tiêu cực nếu không được sử dụng một cách hợp lý. Một số người chơi quá nghiện game đến mức bỏ lỡ các hoạt động quan trọng khác trong cuộc sống. Việc chơi game quá nhiều có thể ảnh hưởng đến các hoạt động gia đình, công việc và thậm chí cả sức khỏe của một người. Ngoài ra, một số trò chơi còn chứa đựng nội dung bạo lực bạo lực, khiến người chơi trở nên bất cần và chế độ theo đạo đức của họ.
Do đó, để tận dụng được lợi ích và tránh những hệ quả tiêu cực của trò chơi, chúng ta cần có một hành động lành mạnh và có trách nhiệm. Thay vì cho phép trò chơi trở thành một cơn nghiện ngập, chúng ta nên sử dụng chúng như một cách giải trí hoặc một phương tiện để rèn luyện các kỹ năng nuôi dưỡng bản thân. Chúng ta cũng nên chọn kỹ trò chơi mình muốn chơi và không để những trò chơi chứa đồ nội y bạo lực ảnh hưởng đến tâm lý của mình.
Trong kết luận, trò chơi có thể có những hệ thống khác nhau để chống lại kẻ lừa đảo. Chúng ta nên hiểu rằng nó không nhất thiết phải là một công việc tiêu cực hoặc có lợi, tất cả đều phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng chúng. Từ đó, để có một cuộc sống hạnh phúc và cân bằng, chúng ta cần áp dụng những cách chơi game lành mạnh và tự giác.
CẢM ƠI BN NHÉ