Phân tích những thuận lợi và thách thức khi Việt Nam gia nhập vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xia, Malaixia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc). Ngày 8/1/1984, Brunây Đaruxalam được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước.
+ Thời gian gia nhâp:
-Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines,
+ mục tiêu hợp tác theo từng thời gian:
- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.
- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.
- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.
- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.
+ Nguyên tắc của Hiệp hội:
i) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;
ii) Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;
iii) Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;
iv) Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;
v) Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;
vi) Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;
vii) Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;
viii) Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;
ix) Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;
x) Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;
xi) Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;
xii) Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;
xiii) Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và
xiv) Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.
+ Vai trò, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Asean
- cơ hội: đẩy mạnh kinh tế, văn hóa và giáo dục,..
+ thách thức:
Dễ bị tụt hậu,..(mình chưa nghĩ ra:))
Thời gian gia nhập: 7 /1995 ( VN tham gia) 1997 (Lào,Mi-an-ma tham gia) 4/1999 (Campuchia kết nạp)
Mục tiêu:Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì và ổn định
Nguyên tắc: - tôn trọng các quyền dân tộc: độc lập , chính quyền , thống nhất toàn vẹn lãnh thổ
- không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
-giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
-hợp tác cùng phát triển
* Hoàn cảnh ra đời :
- Sau khi giành độc lập, bước vào thời kỳ phát triển kinh tế, các nước Đông Nam Á thấy cần có sự hợp tác để cùng phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
- Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều và những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập gồm 5 nước Indonesia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan
* Mục tiêu :
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
*Quá trình phát triển :
- Giai đoạn đầu ( 1967-1975), ASEAN là một tổ chức còn non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lèo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.
- Tháng 2/1976, Hiệp ước Bali được kí kết, mở ra bước phát triển mới của các quốc gia Đông Nam Á.
- Từ năm 1984-1999, các nước Brunay, Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia gia nhập ASEAN.
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã phát triển thành 10 nước, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, xây dựng thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển nâng cao vị thế của khu vực và tổ chức trên trường quốc tế.
* Với Việt Nam
- Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có cơ hội để hợp tác , phát triển kinh tế và văn hóa nhưng cũng đặt ra những thách thức như giữ gìn bản sắc văn hóa, cạnh tranh kinh tế.
Tham khảo
- Cơ hội:
+ Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu
+ Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ...
+ Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN.
- Thách thức:
+ Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, sự khác biệt thể chế chính trị.
+ Cạnh tranh lẫn nhau.
+ Vấn đề giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
tham khảo ạ
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
*Cơ hội và thách thức của VN khi gia nhập ASEAN
-Cơ hội:
+ Thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia trong khu vực. Góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Chất lượng cuộc sống được nâng cao
+ Được sự giúp đỡ,tháo gỡ khó khăn của các nước trong khu vực
+Có cơ hội mở rộng thị trường chung tay phát triển kinh tế
+ Được các nước ủng hộ bảo về trc vấn đề biển đông
+Chính trị,an ninh khu vực đc đảm bảo
+Học hỏi được những điều tốt đẹp từ nước bạn
-Thách thức:
Cạnh tranh với các nền kinh tế toàn cầu, đòi hỏi đất nước phải nổ lực. Bản thân luôn luôn cải tiến và đổi mới. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém.
Năng suất và chất lượng lao động của Việt Nam thấp, thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Do đó, khó để cạnh tranh với các nước lớn mạnh hơn
Dễ mất đi bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, nếu không giữ vững sẽ dễ bị “lai căng”, biến chất
-Cơ hội: Việc thực hiện các cam kết trong ASEAN đã và đang tạo nền tảng để Việt Nam tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ với các đối tác ngoài ASEAN, nhất là các nước lớn, qua đó góp phần nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam. Có thể nói, hội nhập ASEAN cho đến nay vẫn được coi là “điểm tựa” quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
-Thách thức: Tất nhiên, bên cạnh cơ hội là những thách thức chúng ta cũng sẽ phải đối mặt và vượt qua. Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với 06 nước thành viên ban đầu của ASEAN (ASEAN-6). Tuy nhiên, trong thời gian 26 năm qua, khoảng cách giữa chúng ta với nhóm 6 nước ASEAN đã được thu hẹp một cách đáng kể.
(Có ý bạn tham khảo#)
Tham khảo
Câu 7: Việt Nam gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào năm ?
Ngày 28/7/1995, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) diễn ra ở thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei Darussalam, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN - ghi dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam
Câu 8: Vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km² là ?
Một bộ phận của biển Đông
- Tham gia vào ASEAN, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, xã hội
- Có cơ hội tiếp thu, chọn lọc những nét văn hóa, xã hội của mỗi nước
- Tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế
- Mở rộng thị trường kinh tế, dễ dàng hơn trong việc xuất nhập khẩu với nước ngoài
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ