Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ điều gì đã làm các em thích nhất trong đời. Cô thầm nghĩ: ‘’chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyền truyện tranh…’’. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên một bức tranh lạ của em học sinh tên là Douglas: Bức tranh vẽ một bàn tay!
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị cuốn hút bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: ‘’Đó là bàn tay bác nông dân’’. Một em khác cho rằng: ‘’Bàn tay thon thả thế này là bàn tay của một bác sĩ giải phẫu…’’. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu: ‘’Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!’’.
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi, cô thường dùng bàn tay để dắt Douglas bước ra sân, bởi em là một cô bé tật nguyền, khuôn mặt không được xinh xắn như các bạn trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra, tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas, bàn tay cô lại mang một ý nghĩ sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
(Bàn tay yêu thương – Theo Quà tăng của cuộc sống, NXB Trẻ 2004)
a) Nếu bài học rút ra từ câu chuyện trên. (1 điểm)
- Tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ trong cuộc sống bắt nguồn từ những điều rất đỗi bình thường nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Tình yêu thương khi xuất phát từ tấm lòng chân thành, không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, mang lại nghị lực sống, giúp họ vươn lên, vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời.
b) Câu: Douglas cười ngượng nghịu: ‘’Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!’’ thuộc kiểu câu gì? Thực hiện kiểu hành động nói nào? (1 điểm)
c) Em hiểu ‘’…bàn tay cô lại mang một ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương’’ như thế nào? Hãy diễn đạt bằng vài câu văn. (1 điểm)