K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2023

- Vì nước ta 3/4 địa hình là đồi núi.
Thuận lợi
- Nguồn tài nguyên tự nhiên: Đồi núi thường là nơi tập trung nhiều tài nguyên tự nhiên quý báu như gỗ, nước ngầm, khoáng sản, và động sản động vật. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp, nông nghiệp và đánh bắt thủy sản.

- Vùng đất canh tác: Một số khu vực đồi núi có đất phù sa tốt và khí hậu thích hợp cho nông nghiệp. Điều này cho phép canh tác cây trồng và nuôi gia súc.

- Nguồn nước tươi ngon: Đồi núi thường là nguồn cung cấp nước tươi ngon cho đồng bào trong việc sinh hoạt hàng ngày và sản xuất nông nghiệp.
Khó khăn:
- Địa hình khó khăn: Địa hình đồi núi thường đầy đá và đội núi, làm cho việc xây dựng hạ tầng giao thông và phát triển công nghiệp trở nên khó khăn. Điều này có thể gây hạn chế trong việc tiếp cận các vùng này và phát triển kinh tế.

- Nguy cơ sạt lở: Đồi núi thường có nguy cơ sạt lở, đặc biệt là sau mưa lớn hoặc bão. Điều này đe dọa an toàn của cộng đồng và đòi hỏi các biện pháp ứng phó và quản lý rủi ro.

- Khó khăn trong nông nghiệp: Việc canh tác trên địa hình đồi núi có thể gặp khó khăn hơn do đất đai và môi trường nông nghiệp phức tạp.

a) - Đặc điểm chung :

+ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

+ Cấu trúc địa hình khá đa dạng : Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.

+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

+ Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

+ Chịu tác động mạnh mẽ của con người.

b) - Nguyên nhân : Đây là dạng địa hình chiếm tổng 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta, tạo thành hình cánh cung hướng ra biển lớn và chứa nhiều tài nguyên phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội.

3 tháng 5 2021

tham khảo:

Thuận lợi :
- Đối với công nghiệp là nơi tập trung nhiều tiềm năng để phát triển
+ Dự trữ thủy năng để phát triển thủy điện
+ Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
- Đối với Nông, Lâm nghiệp :
+ Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện để phát triển lân nghiệp
các cao nguyên thuận lợi để hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp , cây ăn quả và chăn nuôi gia súc
+ Đối với du lịch : phong cảnh đẹp , khí hậu mát mẻ thuận lợi để hình thành lên các điểm du lịch nổi tiếng
khó khăn:
+ địa hình bị chia cắt mạnh , là nơi xảy ra nhiều thiên tai, gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xã hội ( giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng..)
+ các hiện tượng thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt ( rét đậm, rét hại ,sương muối...)ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của dân cư
+ Có nguy cơ phát sinh động đất
+ Nạn phá rừng
+ Thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước vào mùa khô..

22 tháng 3 2016

địa hình nước ta là 3/4 là đồi núi , 1/4 là đồng bằng .

23 tháng 3 2016

ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
*Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tìch nhưng chủ yếu là đồi níu thấp
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích
- 60% diện tích là đồi núi thấp,tính cả đồng bằng là 85%,chỉ có 1% là núi cao
*Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
- Đia hình được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt thấp dần từ nội địa ra biển: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.
- Hướng nghiêng: cao ở phía đông Bắc và thấp dần về phía Tây Nam
- Có hai hướng chính:Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.
*Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

- Lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở

- Địa hình dễ bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn
*Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: làm xuất hiện nhiều cảnh quan nhân tạo nhưng cũng làm cho địa hình nguyên thủy biến dạng, lũ lụt, sạt lở đất.

+ Thuận lợi:
     Khoáng sản: địa hình đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh:đồng,chì,thiếc... nguồn gốc ngoại sinh:boxit,apatit,đá vôi... là nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành công nghiệp.
    Rừng, đất trồng: Rừng giàu có về thành phần động vật, thực vật nhiều loài quý hiếm,cao nguyên, thung lũng tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tiêu dùng...
    Đất trồng: đất vùng bán bình nguyên, trung du trồng cây công nghiệp, ăn quả, lương thực
   Thủy năng: Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn
   Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển du lịch: tham quan nghỉ dưỡng, sinh thái
 + Hạn chế:
    Địa hình đồi núi gây trở ngại cho dân sinh phát triển kinh tế-xã hội
    Địa hình bị chia cắt mạnh lắm sông suối,hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại giao thông
    Khai thác tài nguyên giao lưu kinh tế các vùng khó khăn
    Thiên tai: mưa nhiều, độ dốc lớn, lũ nguồn, lũ quét,xói mòn...
                   các đứt gãy sâu có nguy cơ động đất
                   lốc, mưa đá, sương muối, rét hại tác hại lớn đời sống dân cư, sản xuất...

 

13 tháng 4 2018

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam, bởi vì:

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1%, cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m.

- Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ miền Tâv Bắc tới miền Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo như vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh) trong vịnh Bắc Bộ.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta.

10 tháng 5 2021

thx

28 tháng 4 2022

chời ạ hỏi đúng cái đề cương tui có lun:))

Vì :

Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

Đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích.

Đồi núi cao trên 2000m chiếm 1%.

28 tháng 4 2022

haha

Câu 1 (4 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết:Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia và các cửa khẩu nào?Tại sao nói: "Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam"?Câu 2 (2,0 điểm). Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. Nêu nguyên nhân?Câu 3 (5 điểm)a. Nêu những sự...
Đọc tiếp

Câu 1 (4 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết:

Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia và các cửa khẩu nào?

Tại sao nói: "Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam"?

Câu 2 (2,0 điểm). Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. Nêu nguyên nhân?

Câu 3 (5 điểm)

a. Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

b. Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn về việc phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta.

Câu 4 (5 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:

a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ

b. Phân tích ý nghĩa của sông Hồng đối với phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng Đồng bằng sông Hồng. Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực nào?

1
22 tháng 11 2021

câu 1

Tiếp giáp trên đất liền và trên biển của nước ta

- Trên đất liền, phía bắc nước ta tiếp giáp với Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia.

+ Các tỉnh giáp với Trung Quốc: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

+ Các tỉnh giáp với Lào: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum.

+ Các tỉnh giáp với Cam-pu-chia: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

- Trên biển, nước ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Phi- líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.

3 tháng 11 2023

- Thế mạnh:

+ Tập trung nhiều loại khoáng sản => nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+ Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm - nông nghiệp nhiệt đới. 

+ Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+ Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du lịch sinh thái.

- Hạn chế:

+ Địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

+ Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất,...

+ Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất.

+ Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại,... thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

b) Khu vực đồng bằng

- Thế mạnh:

+ Cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là lúa gạo.

+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+ Nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+ Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

- Hạn chế:

Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản

Câu 1. Bộ phận quan trọng nhất của  cấu trúc địa hình nước ta là:a. Đồi núi                              b. Cao nguyên                    c. Địa hình bờ biển                 d. Đồng BằngCâu 2. Vùng núi nào sau đây nổi bật với bốn cánh cung lớn?A. Tây Bắc.                                               B. Đông Bắc.         C. Trường Sơn Bắc.                                    D. Trường Sơn Nam.Câu 3. Các dãy núi Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc...
Đọc tiếp

Câu 1. Bộ phận quan trọng nhất của  cấu trúc địa hình nước ta là:

a. Đồi núi                              b. Cao nguyên                    

c. Địa hình bờ biển                 d. Đồng Bằng

Câu 2. Vùng núi nào sau đây nổi bật với bốn cánh cung lớn?

A. Tây Bắc.                                               B. Đông Bắc.         

C. Trường Sơn Bắc.                                    D. Trường Sơn Nam.

Câu 3. Các dãy núi Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều cùng chạy theo hướng:

A. Vòng cung                                  B. Tây Bắc – Đông Nam

C. Đông Bắc - Tây Nam                   D. Bắc – Nam

Câu 4. Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng nào của nước ta?

A. Tất cả đều sai.                                     B. Vùng Tây Bắc.

C. Vùng Đông Bắc                                 D. Vùng Tây Nam

Câu 5:  Đỉnh núi cao nhất của Hoàng Liên Sơn là:

A. Phu Luông                              B. Phan-xi-păng.

C. PuTra.                                     D. Pu Si Cung.

Câu 6. Địa hình cao nguyên Badan tập trung nhiều ở:

A. Bắc Bộ                              B. Bắc Trung Bộ

C. Tây Nguyên                      D. Tây Bắc

Câu 7. Địa hình núi nước ta chay theo hai hướng chính là:

A. Đông Bắc - Tây Nam và vòng cung

B. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung

C. Bắc - Nam và vòng cung

D. Đông - Tây và vòng cung

Câu 8. Địa hình đồi núi thấp của nước ta phân bố tập trung ở:

A. Vùng Tây Bắc

B. Vùng Đông Bắc và Trường Sơn Bắc

C. Tây Nguyên và Đông Bắc

D. Vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Trường Sơn Bắc

Câu 9 Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi:

   A. Bạch Mã                   B. Trường Sơn Bắc

   C. Hoàng Liên Sơn       D. Trường Sơn Nam.

Câu 10: Các địa điểm Quang Hà (Bắc Giang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Huế thường có mưa lớn do:

A. Độ ẩm không khí cao.                  B. Nằm nơi địa hình chắn gió.

C. Ảnh hưởng của biển.                    D. Đón gió mùa Đông Bắc lạnh

Câu 11:  Miền khí hậu phía Nam có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có mùa động lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.

B. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.

C. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.

D. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.

Câu 12. Ý nào sau đây không thể hiện đúng tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?

A. Biên độ nhiệt quanh năm cao

B.   Nhiêt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC.

C.  Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.

D.  Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trên 80%.

Câu 13 Nhận định nào sau đây thể hiện sự ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ đến khí hậu nước ta?

A. Khí hậu ít chịu ảnh hưởng của biển.                 

B. Khí hậu phân hóa rõ rệt theo đai cao.

C. Khí hậu phân hóa theo chiều Bắc - Nam.          

D. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

Câu 14. Gió mùa mùa đông ảnh hưởng đến chế độ nhiệt nước ta là

      A. nền nhiệt độ trong mùa đông ít có sự biến động.

B. nhiệt độ trung bình năm thấp đều trên toàn quốc.

C. nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.

D. biên độ nhiệt của nước ta giảm dần từ Nam ra Bắc.

Câu 15: Phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo hướng nào?

A. Tây bắc - đông nam và vòng cung                            B. Vòng cung.

C. Hướng tây - đông.                                                      D. Tây bắc - đông nam.

Câu 16. Sông ngòi nước ta chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc là do ảnh hưởng của các yếu tố nào sau đây?

A. Hình dáng lãnh thổ và địa hình.               B. Khí hậu và địa hình.

C. Hình dáng lãnh thổ và khí hậu.                D. Vị trí địa lí và địa hình.

Câu 17. Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc do

A. địa hình nhiều đồi núi, lượng mưa lớn.

B. địa hình nhiều đồi núi, xâm thực mạnh.

C. lượng mưa lớn, địa hình bị cắt xẻ mạnh.           

D. đồi núi dốc, lớp phủ thực vật bị phá hủy.

Câu 19: Hiện tượng nào sẽ xảy ra khi đá ong bị mất lớp che phủ và lộ ra ngoài trời?

A. Màu đỏ vàng           B. Tác động của con người

C. Khô cứng lại           D. Ẩm ướt

Câu 20: Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia nào dưới đây?

A. Ba Vì             B. Bạch Mã             C. Ba Bể             D. Cúc Phương

1
25 tháng 4 2022

Câu 1. Bộ phận quan trọng nhất của  cấu trúc địa hình nước ta là:

a. Đồi núi                              b. Cao nguyên                    

c. Địa hình bờ biển                 d. Đồng Bằng

Câu 2.  Vùng núi nào sau đây nổi bật với bốn cánh cung lớn? 

A. Tây Bắc.                                               B. Đông Bắc.         

C. Trường Sơn Bắc.                                    D. Trường Sơn Nam.

Câu 3. Các dãy núi Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều cùng chạy theo hướng:

A. Vòng cung                                  B. Tây Bắc – Đông Nam

C. Đông Bắc - Tây Nam                   D. Bắc – Nam

Câu 4. Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng nào của nước ta?

A. Tất cả đều sai.                                     B. Vùng Tây Bắc.

C. Vùng Đông Bắc                                 D. Vùng Tây Nam

Câu 5:  Đỉnh núi cao nhất của Hoàng Liên Sơn là:

A. Phu Luông                              B. Phan-xi-păng.

C. PuTra.                                     D. Pu Si Cung.

Câu 6. Địa hình cao nguyên Badan tập trung nhiều ở:

A. Bắc Bộ                              B. Bắc Trung Bộ

C. Tây Nguyên                      D. Tây Bắc

Câu 7. Địa hình núi nước ta chay theo hai hướng chính là:

A. Đông Bắc - Tây Nam và vòng cung

B. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung

C. Bắc - Nam và vòng cung

D. Đông - Tây và vòng cung

Câu 8. Địa hình đồi núi thấp của nước ta phân bố tập trung ở:

A. Vùng Tây Bắc

B. Vùng Đông Bắc và Trường Sơn Bắc

C. Tây Nguyên và Đông Bắc

D. Vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Trường Sơn Bắc

Câu Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi:

   A. Bạch Mã                   B. Trường Sơn Bắc

   C. Hoàng Liên Sơn       D. Trường Sơn Nam.

Câu 10: Các địa điểm Quang Hà (Bắc Giang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Huế thường có mưa lớn do:

A. Độ ẩm không khí cao.                  B. Nằm nơi địa hình chắn gió.

C. Ảnh hưởng của biển.                    D. Đón gió mùa Đông Bắc lạnh

Câu 11:  Miền khí hậu phía Nam có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có mùa động lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.

B. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.

C. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.

D. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.

Câu 12. Ý nào sau đây không thể hiện đúng tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?

A. Biên độ nhiệt quanh năm cao

B.   Nhiêt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC.

C.  Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.

D.  Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trên 80%.

Câu 13 Nhận định nào sau đây thể hiện sự ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ đến khí hậu nước ta?

A. Khí hậu ít chịu ảnh hưởng của biển.                 

B. Khí hậu phân hóa rõ rệt theo đai cao.

C. Khí hậu phân hóa theo chiều Bắc - Nam.          

D. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

Câu 14. Gió mùa mùa đông ảnh hưởng đến chế độ nhiệt nước ta là

      A. nền nhiệt độ trong mùa đông ít có sự biến động.

B. nhiệt độ trung bình năm thấp đều trên toàn quốc.

C. nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.

D. biên độ nhiệt của nước ta giảm dần từ Nam ra Bắc.

Câu 15: Phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo hướng nào?

A. Tây bắc - đông nam và vòng cung                            B. Vòng cung.

C. Hướng tây - đông.                                                      D. Tây bắc - đông nam.

Câu 16. Sông ngòi nước ta chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc là do ảnh hưởng của các yếu tố nào sau đây?

A. Hình dáng lãnh thổ và địa hình.               B. Khí hậu và địa hình.

C. Hình dáng lãnh thổ và khí hậu.                D. Vị trí địa lí và địa hình.

Câu 17. Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc do

A. địa hình nhiều đồi núi, lượng mưa lớn.

B. địa hình nhiều đồi núi, xâm thực mạnh.

C. lượng mưa lớn, địa hình bị cắt xẻ mạnh.           

D. đồi núi dốc, lớp phủ thực vật bị phá hủy.

Câu 19: Hiện tượng nào sẽ xảy ra khi đá ong bị mất lớp che phủ và lộ ra ngoài trời?

A. Màu đỏ vàng           B. Tác động của con người

C. Khô cứng lại           D. Ẩm ướt

Câu 20: Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia nào dưới đây?

A. Ba Vì             B. Bạch Mã             C. Ba Bể             D. Cúc Phương