Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy là ai? Câu 2: Bài thơ được xác định ở câu 1 là một tác phẩm thuộc phong trào Thơ Mới. Kể tên một bài thơ khác cũng thuộc phong trào Thơ Mới trong chương trình Ngữ văn 8, ghi rõ tên tác giả? Câu 3: Xét theo mục đích nói, câu thơ cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó? Câu 4: Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu phân tích để làm rõ cảm xúc của tác giả thể hiện ở đoạn thơ đã cho. Trong đoạn văn có sử dụng trợ từ ( Gạch chân dưới trợ từ).
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu nghi vấn: Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Chức năng: bộc lộ cảm xúc
Câu 1 : Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm "Ông đồ"
`-` Tác giả : Vũ Đình Liên
Câu 2 : PTBĐ chính : biểu cảm
Câu 3 : ND chính : thể hiện niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, chữ nho - một nét đẹp văn hóa của dân tộc.
a, Thể hiện cảm xúc tiếc nuối, thương xót cho ông đồ và thời kì hoàng kim của Nho học
b,
Gợi ý cho em các ý:
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Giữ gìn đặc sắc văn hóa dân tộc là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại...)
TB:
Bàn luận:
Nêu khái niệm giữ gìn những nét đẹp VH truyền thống là gì?
Thực trạng của việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống:
+ Quên đi việc xin chữ đầu năm
+ Không nhớ đến các phong tục
+ Sính ngoại, coi thường các nét đẹp VH truyền thống
...
Tại sao phải giữ gìn những nét đẹp VH dân tộc:
+ Thể hiện sự biết ơn ông cha ta từ xưa
+ Giúp cho giới trẻ hiểu thêm về văn hóa
+ Tôn vinh các nét đẹp của văn hóa dân tộc
...
Dẫn chứng:
Một số gia đình hiện nay đã không còn đi xin chữ đầu năm nữa
Mở rộng vấn đề:
Nêu giải pháp để mọi người mọi nhà luôn giữ gìn những nét đẹp VH truyền thống dân tộc?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện việc giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc?
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
a). Cảm xúc:
+ Buồn tẻ vì sự quên lãng của mọi người dành cho ông đồ.
+ Tiếc thương cho ông đồ.
b).
Đoạn văn:
Con người ta thường lảng quên đi cái tốt đẹp của truyền thống mà mãi chạy theo cái mới mẻ, hiện đại. Và hình ảnh ông đồ trong thời nho học suy tàn là sự điển hình của vấn đề này.
Ta cảm nhận rõ hơn ở bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên. Nếu như là lúc trước, người ta sẽ quây gần bên ông đồ mà xem những nét phượng múa rồng bay. Còn giờ đây, mỗi năm lại mỗi vắng như lời bài thơ, không còn ai thuê viết, giấy đỏ thắm buồn thay cho ông đồ, mực đọng lại bởi chẳng được cọ viết quệt vào. Hình ảnh ấy gây cho người ta nỗi thương, nỗi buồn vô cùng trong lòng. Có thể, chính ông đồ còn buồn hơn cái tính chạy theo sự hiện đại của con người. Nhưng ông vẫn ngồi đấy, theo lời thơ lại miêu tảo ông: chẳng ai hay ông ngồi đấy, người ta bận theo những mốt mới những trò chơi ngày Tết mới. Ôi, sự não nề đến tột cùng chắc hẳn đang gợi trong suy nghĩ của ông đồ. Đến cuối cùng, xuân thì vẫn cứ đến thế nhưng chẳng thấy ông đồ đâu nữa. Ngồi đấy làm gì?. Cũng chẳng ai thèm đoái hoài đến. Ông chẳng còn ngồi đó, người ta bận bịu với những cái giải trí mới, người ta chẳng vây quanh khen ông tấm tắc nữa. Điều này cho ta thấy được việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc không còn được người dân ta xem trọng nữa, thay vào đó người ta chỉ mãi chạy theo sự đổi mới hiện đại.
Qua đoạn văn, ta có thể thấy được một hình ảnh không mấy đẹp đẽ mà chỉ toàn gợi lên cái buồn bã trong lòng. Theo em, ai cũng cần nên giữ gìn những nét đẹp văn hóa dân tộc bởi chúng ta mãi không thể nào quên đi cái đẹp của lịch sử của xã hội xưa.