K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2023

Theo em, nguyên nhân của những cái nhìn khác nhau ấy do địa vị xã hội. Nhà vua là người đứng đầu một đất nước nên việc tiêu tốn nhiều tiền đề lót da trên khắp các con đường là điều dễ dàng vì vua có rất nhiều của cải. Nhưng người hầu là người có địa vị thấp kém, không có quyền, không có tiền nên đưa ra ý kiến là lấy da bọc quanh chân là điều duy nhất học có thể làm.

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 12 2023

Theo em, nguyên nhân của những cái nhìn khác nhau ấy do địa vị xã hội.

- Nhà vua là người có nhiều của cải nên không quan tâm việc tốn kém.

- Người hầu không có tiền nên đưa ra ý kiến tiết kiệm nhất phù hợp với kinh tế của anh.

“Cuộc sống sẽ chẳng thay đổi, cho đến khi nào chúng ta thay đổi chính bản thân mình. ”                                                                                          - Khuyết danh -Ngày xưa, có một vị vua cai trị cả một vương quốc rộng lớn. Một ngày nọ, ông quyết định vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước. Khi trở về cung điện, ông phàn nàn rằng chân ông rất đau. Điều...
Đọc tiếp

“Cuộc sống sẽ chẳng thay đổi, cho đến khi nào chúng ta thay đổi chính bản thân mình. ”

                                                                                          - Khuyết danh -

Ngày xưa, có một vị vua cai trị cả một vương quốc rộng lớn. Một ngày nọ, ông quyết định vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước. Khi trở về cung điện, ông phàn nàn rằng chân ông rất đau. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây là lần đầu tiên ông thực hiện một chuyến đi dài như vậy, trong khi đó, những con đường ông đi qua đều gập ghềnh, sỏi đá. Bực mình vì bị những cơn nhức mỏi hành hạ, ông ra lệnh cho tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da súc vật. Tất nhiên đây là một mệnh lệnh rất khó thực hiện và tốn kém cả về sức người, sức của nhưng vẫn không ai dám khuyên can nhà vua.

Thế rồi cuối cùng, một người hầu khôn ngoan đã dũng cảm đứng ra ngăn cản nhà vua. Anh ta nói:

– Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ? Tại sao Người không cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân trần của mình? Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải!

Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị lạ lùng của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời.

Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không cần bắt cả thế giới phải thay đổi theo mình, điều chúng ta cần, đơn giản chỉ là thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân mà thôi.

                                                                                        - Thanh Giang -  Theo Don’t Change The World

 

Trước "con đường gập ghềnh, sỏi đá", nhà vua và người hầu đã đưa ra cách giải quyết khác nhau như thế nào?

Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ về bài học em rút ra được từ câu chuyện.

2
22 tháng 10 2018

Trước "con đường gập ghềnh, sỏi đá", nhà vui đã đưa ra một cách giải quyết rất là hao tốn ngân khố của nước nhà, vả lại còn bọc tất cả con đường phố đều bằng da của súc vật, điều này thực hiện được là rất khó, xác suất thành công được là tỉ lệ rất thấp. 

Còn tên người hầu "khôn ngoan" đã phản bác lại, đưa ra một ý kiến : "Cắt những miếng da bò thật êm ái, phủ quanh đôi chân của mình. Như vậy không những chân không còn đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được kim ngân, châu báu và của cải."

Suy nghĩ của em về bài học rút từ câu chuyện:

Con người ta, hầu như ai cũng đều như vậy cả! 

Khi gặp chuyện không như ý, điều bạn nghĩ đến đầu tiên là thay đổi người khác, thay đổi hoàn cảnh hay là thay đổi chính bản thân mình? Kỳ thực, thay đổi người khác rất khó, vì ai cũng có quan niệm cố hữu và tự tôn của bản thân. Thay đổi thế giới này lại càng khó hơn. Điều duy nhất mình có thể nắm chắc, đó chính là thay đổi bản thân mình.

Đừng coi thường sức mạnh của bản thân. Chỉ một niệm thiện ác của mình cũng có thể cảm ứng cả trời đất. Tiến sĩ Masaru Emoto, tác giả cuốn sách “Thông điệp của Nước”, đã tiến hành các thí nghiệm và quan sát được rằng: dưới tác dụng của các suy nghĩ tích cực (thiện niệm) của con người, nước hình thành các tinh thể vô cùng hài hoà đẹp đẽ, thậm chí nước bị ô nhiễm nghiêm trọng cũng được thanh lọc và trở nên thuần tịnh trở lại.

Con người cũng giống như thực vật vậy. Cơ thể mình và người khác có hơn 70% là nước, cây cỏ muông thú cũng vậy. Nếu chúng ta tìm lại được thiện niệm, chúng ta sẽ thanh lọc cơ thể chính mình, từ đó trở nên xinh đẹp và khoẻ mạnh. Nếu chúng ta bảo trì được thiện niệm, chúng ta sẽ thanh lọc môi trường và những người xung quanh. Thiện niệm của chúng ta có thể cải biến cả thế giới này.....

Câu chuyện trên, quả là một câu chuyện bổ ích! Nó giúp chúng ta thấu hiểu được mọi thứ, đặc biệt là chính mình...!

Đừng nên trả lời câu hỏi này của bạn ấy vì  .... 

 Các bạn trình bày lời giải đầy đủ của mình vào ô Gửi Ý kiến phía dưới. Năm bạn có lời giải hay và sớm nhất sẽ được trao giải Nhất, Nhì, Ba. Giải nhất được tặng thẻ cào điện thoại 30.000đ hoặc 2 tháng VIP; giải Nhì được thưởng thẻ cào 20.000đ hoặc 1,5 tháng VIP, giải Ba được thưởng thẻ cào 10.000đ hoặc 1 tháng VIP. Giải thưởng sẽ được công bố vào Thứ Sáu ngày 14/09/2018. Câu đố tiếp theo sẽ lên mạng vào Thứ Sáu ngày 14/09/2018.

https://olm.vn/tin-tuc/Bai-van-so-28 : Link nhé

“Cuộc sống sẽ chẳng thay đổi, cho đến khi nào chúng ta thay đổi chính bản thân mình. ”                                                                                          - Khuyết danh -Ngày xưa, có một vị vua cai trị cả một vương quốc rộng lớn. Một ngày nọ, ông quyết định vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước. Khi trở về cung điện, ông phàn nàn rằng chân ông rất đau. Điều...
Đọc tiếp

“Cuộc sống sẽ chẳng thay đổi, cho đến khi nào chúng ta thay đổi chính bản thân mình. ”

                                                                                          - Khuyết danh -

Ngày xưa, có một vị vua cai trị cả một vương quốc rộng lớn. Một ngày nọ, ông quyết định vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước. Khi trở về cung điện, ông phàn nàn rằng chân ông rất đau. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây là lần đầu tiên ông thực hiện một chuyến đi dài như vậy, trong khi đó, những con đường ông đi qua đều gập ghềnh, sỏi đá. Bực mình vì bị những cơn nhức mỏi hành hạ, ông ra lệnh cho tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da súc vật. Tất nhiên đây là một mệnh lệnh rất khó thực hiện và tốn kém cả về sức người, sức của nhưng vẫn không ai dám khuyên can nhà vua.

Thế rồi cuối cùng, một người hầu khôn ngoan đã dũng cảm đứng ra ngăn cản nhà vua. Anh ta nói:

– Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ? Tại sao Người không cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân trần của mình? Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải!

Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị lạ lùng của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời.

Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không cần bắt cả thế giới phải thay đổi theo mình, điều chúng ta cần, đơn giản chỉ là thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân mà thôi.

                                                                                        - Thanh Giang -  Theo Don’t Change The World

 

Trước "con đường gập ghềnh, sỏi đá", nhà vua và người hầu đã đưa ra cách giải quyết khác nhau như thế nào?

Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ về bài học em rút ra được từ câu chuyện.

2
10 tháng 9 2018

bài văn rất bổ ích

10 tháng 9 2018

\(Hay\)\(nhưng\)\(cũng\)\(chưa\)\(được\)\(hay\)\(lắm\)

nói chung cũng tạm tạm

Ngày xưa, có một vị vua cai trị cả một vương quốc rộng lớn. Một ngày nọ, ông quyết định vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước. Khi trở về cung điện, ông phàn nàn rằng chân ông rất đau. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây là lần đầu tiên ông thực hiện một chuyến đi dài như vậy, trong khi đó, những con đường ông đi qua đều gập ghềnh, sỏi đá. Bực mình...
Đọc tiếp

Ngày xưa, có một vị vua cai trị cả một vương quốc rộng lớn. Một ngày nọ, ông quyết định vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước. Khi trở về cung điện, ông phàn nàn rằng chân ông rất đau. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây là lần đầu tiên ông thực hiện một chuyến đi dài như vậy, trong khi đó, những con đường ông đi qua đều gập ghềnh, sỏi đá. Bực mình vì bị những cơn nhức mỏi hành hạ, ông ra lệnh cho tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da súc vật. Tất nhiên đây là một mệnh lệnh rất khó thực hiện và tốn kém cả về sức người, sức của nhưng vẫn không ai dám khuyên can nhà vua.

Thế rồi cuối cùng, một người hầu khôn ngoan đã dũng cảm đứng ra ngăn cản nhà vua. Anh ta nói:

– Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ? Tại sao Người không cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân trần của mình? Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải!

Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị lạ lùng của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời.

Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không cần bắt cả thế giới phải thay đổi theo mình, điều chúng ta cần, đơn giản chỉ là thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân mà thôi.

4
14 tháng 9 2018

hay đó

14 tháng 9 2018

bn đăng cho sướng r bn muốn hỏi cái j v

13 tháng 9 2016

Bạn tham khảo nhé 

Câu hỏi của Nguyễn Thị Hiền Lương - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

1 tháng 10 2016

xí đồ ngu

16 tháng 10 2019

Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:

    + An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.

    + Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.

    + Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.

    + Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai

    + Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.

a) -Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.

- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.

b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:

- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.

- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.

c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:

    + Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.

    + Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:

Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.

Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CÁ CHÉP VÀ CON CUA ​Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép bèn bơi lại gần và hỏi: ​- Bạn cua ơi, bạn làm sao thế? ​Cua trả lời: ​- Tớ đang lột xác bạn ạ. ​- Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế ? ​- Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CÁ CHÉP VÀ CON CUA ​Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép bèn bơi lại gần và hỏi: ​- Bạn cua ơi, bạn làm sao thế? ​Cua trả lời: ​- Tớ đang lột xác bạn ạ. ​- Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế ? ​- Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ. ​- À, bây giờ thì tớ đã hiểu. ​​(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc - NXB Kim Đồng, 2009) Câu 1 (1.0 điểm): Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Kể tên các nhân vật trong truyện. Câu 2 (1.0 điểm): Tìm trong văn bản lời của người kể chuyện và lời nhân vật. Câu 3 (1.0 điểm): Câu chuyện trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 4 (1.0 điểm): Từ câu chuyện trên, em nhận được thông điệp nào? Trình bày bằng 2-3 câu văn. Lm giúp mik nhanh nha
0
2 tháng 9 2016

Tâm trạng của Thủy khi ở nhà:

-Giống : kinh hoàng tuyệt vọng,mắt buồn thăm thẳm,sưng mọng vì khóc nhiều.

-Khác:Khi anh chia đồ chơi,Thủy tru tréo,giận dữ:Sao anh ác thế!

Suy ra :Đó chính là những tâm trạng đau đớn tuyệt vọng.

Tâm trạng của Thủy khi đến trường:

-Giống :Khóc thút thít

Khác: Nhìn đăm đăm khắp sân trường

Suy ra:buồn bã,nuối tiếc

 

 

 

 

 

 

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0