K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2023

Tích Cực:

- Phát triển kinh tế: Đô thị hóa thường đi kèm với tăng trưởng kinh tế. Các thành phố trở thành trung tâm kinh tế, thu hút đầu tư, doanh nhân, và công ty. Điều này tạo ra cơ hội việc làm và thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo.

- Cơ hội giáo dục và nghiên cứu: Đô thị hóa thường tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu, và cơ sở giáo dục cao cấp, cung cấp cơ hội học tập và nghiên cứu cho người dân và thu hút những tài năng trẻ.

- Tiện ích và dịch vụ: Các đô thị phát triển thường có hệ thống tiện ích và dịch vụ tốt hơn, bao gồm chăm sóc y tế, giáo dục, giao thông, và công cộng. Điều này tạo điều kiện sống tốt hơn cho cư dân.

Tiêu Cực:

- Ô nhiễm môi trường: Sự tăng cường hoạt động công nghiệp và giao thông trong đô thị thường dẫn đến ô nhiễm không khí, nước, và đất đai. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe của người dân và tác động đến môi trường tự nhiên.

- Căng thẳng giao thông: Đô thị hóa thường đi kèm với tăng cường giao thông và kẹt xe. Điều này có thể gây ra mất thời gian và cảm giác căng thẳng cho người dân.

- Sự cô lập xã hội: Một số người có thể cảm thấy cô lập trong các đô thị lớn vì sự tách biệt và xa cách trong cuộc sống hàng ngày. Điều này có thể dẫn đến vấn đề về sức khỏe tâm thần và xã hội.

- Bất đẳng xã hội: Đô thị hóa có thể tạo ra sự bất đẳng xã hội, khi người giàu và người nghèo sống ở các khu vực khác nhau với cơ hội và tiện ích khác nhau.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Vấn đề đô thị hóa ở Mỹ La-tinh:
Mỹ La-tinh là khu vực có mức độ dô thị hóa cao trên thế giới.
Tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng. Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị của khu vực là 80,1%.
- Ảnh hưởng của đô thị hóa ở Mỹ La-tinh đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực:
Tích cực: tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, tiêu thụ khối lượng hàng hóa lớn, từng bước thay đổi bộ mặt đô thị, tạo sức hút đầu tư mạnh.
Tiêu cực: quá trình đô thị hóa ở các nước trong khu vực không đi kèm với quá trình công nghiệp hóa, cư dân thành thị tăng nhanh nhưng chủ yếu do di dân từ nông thôn ra thành phố và lịch sử nhập cư lâu dài. Điều này đã làm gia tăng tình tr

21 tháng 1 2017

Đáp án B

3 tháng 2 2023

Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa:

* Đối với kinh tế - xã hội

- Tích cực:

+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ;

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư,…

- Tiêu cực:

Đô thị hóa tự phát không gắn công nghiệp hóa gây ra nhiều vấn đề:

 + Tập trung nhanh dân cư tại các đô thị => quá tải cơ sở hạ tầng dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng; tạo sức ép đến vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị.

+ Nông thôn thiếu hụt lao động, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế.

* Đối với môi trường

- Tích cực:

+ Mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành môi trường đô thị hiện đại.

+ Giúp người dân có điều kiện tiếp cận các dịch vụ tiện nghi và ứng xử văn minh => thực hiện quy định về vệ sinh môi trường tại đô thị.

- Tiêu cực:

+ Làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm,…

+ Môi trường ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và sản xuất,…

3 tháng 11 2018

Ảnh hưởng không phải là ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là an ninh trật tự xã hội không đảm bảo.

Vì dùng phương pháp loại trừ dễ thấy các đáp án còn lại đều là ảnh hưởng tích cực

=> Chọn đáp án A

14 tháng 12 2022

a) Ảnh hưởng tích cực
Đô thị hóa không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ờ các đô thị..

b) Ảnh hưởng tiêu cực
Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế- xã hội

7 tháng 11 2023

Đặc điểm đô thị hóa ở khu vực Mỹ La-tinh

- Quá trình đô thị hóa ở Mỹ La-tinh gắn liền với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỉ XVI sau khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm Mỹ La-tinh.

- Tỉ lệ dân đô thị của Mỹ La-tinh tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới, nhất là với các nước đang phát triển.

+ Năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ La-tinh sống ở đô thị; tới năm 2020, tỉ lệ dân sống ở đô thị là khoảng 80%.

+ Một số nước có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số, như: U-ru-goay, Ác-hen-ti-na,...

- Mỹ La-tinh là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới. Năm 2020, Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân là Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti, Bu-ê-nốt Ai-rét, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Bô-gô-ta, Li-ma.

♦ Ảnh hưởng

- Đô thị hóa thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan tỏa lối sống đô thị trong dân cư,... nhưng cũng làm nảy sinh một số vấn đề kinh tế - xã hội.

- Tình trạng đô thị hóa tự phát gây ra các hậu quả như: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh trật tự,...

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Quá trình đô thị hoá ở Mỹ La-tinh gắn liên với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỉ XVI.

- Tỉ lệ dân đô thị tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới: năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ La-tinh sống ở đô thị, năm 2020 lên tới khoảng 80%. Một số nước có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số như U-ru-goay, Ác-hen-ti-na,...

- Là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới: năm 2020,Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân như Xao Pao-lô (22,0 triệu), Mê-hi-cô Xi-ti (21,8 triệu), Bu-ê-nốt Ai-rét (15,2 triệu),...

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội:

- Tích cực: Thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan toả lối sống đô thị trong dân cư,... 

- Tiêu cực:

+ Làm nảy sinh một số vấn để kinh tế - xã hội.

+ Đô thị hoá tự phát gây ra các hậu quả như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn để an ninh trật tự,...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

* Quá trình đô thị hóa chịu tác động của những nhân tố:

- Nhân tố kinh tế - xã hội:

+ Trình độ phát triển kinh tế;

+ Quá trình công nghiệp hoá trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản;

+ Đường lối và hệ thống chính sách của Nhà nước về quy hoạch đô thị;

+ Lối sống nông thôn ngày càng tiếp cận với lối sống đô thị

- Nhân tố tự nhiên.

* Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường:

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế

+ Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ;

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư,...

+ Mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành môi trường đô thị hiện đại, góp phần giúp người dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tiện nghi và ứng xử văn minh, thực hiện quy định về vệ sinh môi trường tại đô thị,...

- Ảnh hưởng tiêu cực:

+ Đô thị hoá tự phát không gắn với công nghiệp hoá sẽ đẩy nhanh quá trình tập trung dân cư tại các đô thị. Từ đó gây quá tải cơ sở hạ tầng dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng và tạo sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị. Trong khi đó, ở nông thôn sẽ thiếu hụt nguồn lao động, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống tại địa phương.

+ Đô thị hoá làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm,... Môi trường bị ô nhiễm từ các chất thải trong sản xuất và sinh hoạt ở các đô thị.

28 tháng 9 2016

Đô thị hoá tự phát gây ra nhiều hậu quả tiêu cực như thiếu việc làm, dân số già, ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan đô thị,..Chính vì những lí do, những hậu quả lớn, nghiêm trọng như vậy nên đô thị hoá có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế, xã hội.

bạn ơi ý mik là nó có ảnh hưởng nghieem trọng j ý