Trích dẫn dưới đây thuộc văn bản nào? Em hãy tóm tắt và nêu suy nghĩ của mình về văn bản đó nhé.
Các câu trả lời hay nhất sẽ được cộng 5 điểm GP nè
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em hãy nêu suy nghĩ của mình về nhận định sau.
Bạn nào có câu trả lời hay nhất sẽ được cộng 10 GP nè.
"Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện".
Câu nói trên của nhà văn Nam Cao quả là rất đúng đắn. Một người không có trách nhiệm với công việc của mình, cũng là một người không có trách nhiệm với cộng đồng. Làm việc một cách qua loa sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, như bác sĩ khám bệnh không kĩ lưỡng, dẫn đến sức khoẻ bệnh nhân xấu đi,... Vì thế, nhà văn Nam Cao muốn nói rằng là một nhà văn cần phải chọn lọc ngôn từ, tìm hiểu kĩ lưỡng để đưa đến người đọc những bài viết hay nhất, không đặt bút lên trang giấy những câu từ có thể gây hiểu lầm cho người đọc với những suy nghĩ lệch lạc, sai lầm.
qua câu nói cua Nam Cao đã giúp em hiểu rằng. Nghề nghiệp nào cũng như nhau đừng tự hào khi giới thiệu bố mẹ tôi là một doanh nhân thành đạt, hay đừng ngại ngùng khi nói mẹ tôi là công nhân quét rác bởi vì đó đều là một nghề được cả xã hội thừa nhận. Quan trọng hơn là khi bắt tay vào công việc cần phải làm việc một cách nghiêm túc, có trách nhiệm với công việ như thế bạn đang làm những công việc rất có ích không chỉ cho bản thân mà dành cho cả cộng đồng.
Câu châm ngôn của Bion "Mặc dù bọn trẻ ném đá vào lũ ếch để đùa vui, nhưng lũ ếch không chết đùa mà chết thật" là một câu nói sâu sắc và mang ý nghĩa rất quan trọng. Đối với em, câu nói này nhấn mạnh đến sự tác động của hành động và lời nói của chúng ta đối với người khác.
Câu chuyện về việc trẻ em ném đá vào lũ ếch để đùa vui có thể được hiểu như một hình ảnh của sự bắt nạt và hành động tàn ác. Trẻ em có thể không nhận ra tác động tiêu cực của hành động của mình, nhưng những hậu quả có thể là rất nghiêm trọng. Lũ ếch không chết đùa mà chết thật là một cách để nhấn mạnh rằng những hành động và lời nói của chúng ta có thể gây ra hậu quả không mong muốn và thậm chí có thể làm tổn thương người khác.
Đối với em, câu nói này cũng nhắc nhở về trách nhiệm của chúng ta trong việc đối xử và giao tiếp với người khác. Chúng ta cần nhận thức rằng những lời nói và hành động của mình có thể ảnh hưởng đến tâm lý và tình cảm của người khác. Đôi khi, một lời đùa vô tình hay một hành động nhẹ nhàng có thể gây ra những tổn thương không thể khôi phục được.
Vì vậy, câu châm ngôn này nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc đối xử và giao tiếp với tình yêu thương, sự tôn trọng và sự nhân ái. Chúng ta cần nhớ rằng mỗi lời nói và hành động của chúng ta có thể có tác động lớn đến người khác, và chúng ta nên luôn cẩn trọng và tỉnh táo trong việc xây dựng một môi trường tốt đẹp và đáng sống cho tất cả mọi người.
Câu châm ngôn của Bion "Mặc dù bọn trẻ ném đá vào lũ ếch để đùa vui, nhưng lũ ếch chết không đùa mà là chết thật", một lần nữa khiến tôi phải suy nghĩ đến những hành động "vô ý" xuất phát điểm chỉ là để thỏa mãn niềm vui bản thân nhưng cuối cùng lại khiến người khác gánh chịu hậu quả từ trò đùa quái ác ấy. Tôi nghĩ ngay đến vấn nạn bắt nạt học đường đang diễn ra ngày càng phổ biến trong cuộc sống ngày hôm nay. Một bộ phim Hàn Quốc nổi tiếng gần đây "The Glory" cũng đã phơi bày phần nào bộ mặt thối rữa của những kẻ bắt nạt luôn lấy lí do đùa cho vui để tổn thương cả thể xác và tinh thần của bạn học khác. Nhân vật chính của chúng ta cũng là một trong số rất nhiều nạn nhân của "trò đùa" học đường từ những kẻ bắt nạt nhưng không phải ai cũng có thể vượt qua. Hoặc tồi tệ hơn họ sống với những tổn thương và mặc cảm day dứt với bản thân đến cuối đời. Ngoài ra còn vô số những trường hợp khác trên mạng xã hội ban đầu là mục đích mua vui nhưng hậu quả lại tạo một làn sóng dư luận chèn ép người khác vào bước đường cùng. Lời nói có thể chỉ là những câu bông đùa, hành động cũng chỉ mang tính chất trêu chọc nhưng tổn thương là thật. Có những hậu quả vượt ngoài dự liệu có thể khiến chúng ta ân hận cả đời vì hành động của chính mình. VÌ vậy, trước khi bắt đầu hành động dù là mục đích nào đi chăng nữa cũng phải cân nhắc và suy nghĩ thật kĩ càng. Một khi bắt tay làm thực hiện phải lường trước mọi hậu quả kể cả tình huống xấu nhất. Đặc biệt là không thể lấy lí do "vui đùa" để biện hộ cho hành động độc ác của mình đối với người khác. Hãy thử một lần đặt mình vào vị trí của đối phương, một lần thấu hiểu đó là cảm giác như thế nào khi ta là nạn nhân của hành động vui đùa ấy. Nỗi đau chính bản thân mình không chịu được thì cũng đừng bắt người khác phải gánh chịu. Hi vọng mỗi chúng ta đều có riêng cho mình một tư duy sáng suốt và ngừng đi theo số đông, đùa vui luôn phải biết điểm dừng không nên để mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát đến mức không thể vãn hồi.
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”.
Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ôm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.
Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Dựa vào sự kiện, tên nhân vật, cốt truyện để nhận ra văn bản.
- Văn bản trên đã tóm gọn được những nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt:
+ Văn tóm tắt có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc.
+ Văn bản tóm tắt có số lượng sự việc, nhân vật tí hơn so với tác phẩm
- Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
+ Ngắn gọn, chính xác về nhân vật và sự kiện quan trọng
+ Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của mình, không phải lời văn của văn bản
Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong thời kì đổi mới của văn học. Tác giả đã có những truyện ngắn hay, gây được sự chú ý của bạn đọc. Truyện "Bức tranh của em gái tôi" đoạt giải nhì trong cuộc thi viết với đề tài Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên tiền phong.
Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em đã giúp cho người anh nhận ra những hạn chế ở chính mình. Từ đó có suy nghĩ và thái độ ứng xử đúng đắn, thắng được thói xấu ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
Cốt truyện đơn giản: Người anh coi thường cô em gái Kiều Phương của mình nên đặt tên là Mèo vì mặt cô bé thường bị bôi bẩn. Rồi một hôm, người anh phát hiện cô em tự chế ra màu vẽ, nhưng vẫn dửng dưng vô tình. Khi tài năng hội họa được phát hiện và khẳng định, cả nhà yêu mến, quan tâm đến cô bé. Người anh uất ức cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài vì bất tài. Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ, cậu cũng phải công nhận là đẹp và có hồn. Được sự giới thiệu của họa sĩ Tiến Lê, Kiều Phương đi thi vẽ quốc tế và được giải nhất với bức tranh Anh trai tôi.
Đứng trước bức tranh, cảm giác của người anh chuyển từ ngỡ ngàng sang hãnh diện, sau đó là xấu hổ và nhận ra tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của cô em gái mình.
Truyện được kể từ ngôi thứ nhất. Cách kể này cho phép tác giả thể hiện tâm trạng nhân vật rất tự nhiên bằng chính lời của nhân vật ấy. Mặt khác, tính cách cô em gái cũng được hiện ra qua cách nhìn và sự biến đổi trong diễn biến tâm trạng của người anh để đến cuối truyện thì tính cách hai nhân vật mới được bộc lộ đầy đủ, rõ nét.
Truyện có hai nhân vật đều là nhân vật chính. Nhưng nếu xét kĩ về vai trò của từng nhân vật đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm thì có thể thấy nhân vật người anh có vị trí quan trọng hơn. Rõ ràng là truyện không nhằm vào việc khẳng định, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cô em mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh lương tri ở nhân vật người anh qua việc tự trình bày những diễn biến tâm trạng của mình trong suốt truyện.
Qua cách đặt cho em cái biệt danh là Mèo và thái độ khó chịu khi thấy em hay lục lọi các đồ vật, ta thấy người, anh đã tỏ ra không mấy thiện cảm với cô em gái. Đến khi thấy em thích vẽ và âm thầm mày mò tự pha màu vẽ, cậu ta theo dõi nhưng chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến việc Mèo đã vẽ những gì. Giọng điệu, lời kể của cậu ta về những việc làm của Mèo pha chút châm biếm, hài hước.
Khi tài năng hội họa của cô em được phát hiện, cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng, nhưng riêng người anh thì lại cảm thấy buồn và tủi thân: Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc.
Từ thái độ coi thường em dẫn đến những biểu hiện ganh tị và ghen ghét em. Cậu ta thất vọng về mình bởi không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy bị bỏ rơi. Từ đó nảy sinh thái độ khó chịu, hay bực bội, gắt gỏng và không thể thân thiện với em gái như trước nữa:
"Bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng "đồng nghiệp" tí hon hẳn một hộp màu ngoại xịn. Chỉ có mặt Mèo là không thay đổi. Lúc nào cũng lem nhem, bị tôi quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra. Tôi từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy, nhưng đấy là trước kia. Còn bây giờ, tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi..."
Đây là biểu hiện của lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật hơn mình. Sự đố kị ấy khiến cho người anh thấy không thể thân thiện được với em gái mình như trước nhưng cậu ta không thể không quan tâm đến những bức tranh do Mèo vẽ. Tâm lí tò mò xui cậu xem trộm những bức tranh của em gái để rồi xem xong thì lén trút ra một tiếng thở dài... và thầm cảm phục khiếu vẽ của em gái mình.
Khi xem tranh, cậu ta nhận xét một cách rất trẻ con nhưng cũng thật tinh tế: Con mèo vằn vào tranh trông to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em.
Khi biết bức tranh dự thi được trao giải nhất, cô em gái sung sướng lao vào ôm cổ người anh trai, nhưng bị cậu ta viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ ra với thái độ lạnh lùng. Sự ghen tị, tức tối của người anh đến đây không còn kiềm chế được nữa mà bộc lộ ra bằng hành động.
Tình huống tạo ra đỉnh điểm của diễn biến tâm trạng người anh là ở cuối truyện, khi cậu đứng trước bức tranh được tặng giải nhất của em gái mình. Lúc này, cậu ta được chứng kiến những bất ngờ liên tiếp. Điều bất ngờ trước tiên là nhân vật trong bức tranh chính là cậu. Hơn thế nữa, điều cậu không ngờ được là hình ảnh đẹp đẽ của mình qua cái nhìn của cô em gái: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Vì thế sau cái giật sững người là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và rất đúng với nhân vật lúc ấy.
Trong phút chốc, tâm trạng của cậu xáo động lạ lùng, từ ngỡ ngàng đến hãnh diện rồi xấu hổ. Ngỡ ngàng vì không ngờ em gái lại vẽ mình. Còn hãnh diện vì cậu thấy mình hiện ra trong bức tranh với những nét đẹp hoàn hảo. Dòng chữ Anh trai tôi đề trên bức tranh như tiếng reo vui đầy tự hào của cô em gái về người anh của mình.
Điều đáng lưu ý là người anh cảm thấy xấu hổ. Xấu hổ vì nhận ra những yếu kém của mình và thấy mình không xứng đáng: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Người đọc hình dung được trạng thái dằn vặt của cậu ta. Với những suy nghĩ, lời nói và hành động không tốt, cậu ta không xứng đáng được đối xử tốt như thế. Người anh đứng trước bức tranh ấy cũng giống như soi mình vào tâm hồn trong sáng và nhân ái của em gái để nhìn thấy rõ hơn những cái xấu của lòng tự ái, tự ti và đố kị.
Người anh hiểu rằng bức chân dung của mình đã được vẽ nên bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái. Đây chính là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.
Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý: hồn nhiên, hiếu động, ham mê hội họa, có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè. Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt: - Mèo mà lại! Em không phá là được... Khi chế xong thuốc vẽ thì vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm.
Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm nhưng cô bé Kiều Phương vẫn không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ. Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện là bức tranh. Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai, Mèo vẫn thì thầm vào tai anh: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải.
Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh kể về một câu chuyện gần gũi với lứa tuổi thiếu niên trong đời sống hằng ngày, nhưng đã gợi ra những điều đáng suy ngẫm về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa mọi người.
Câu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa không nhỏ. Tác giả đã thuyết phục bạn đọc khi đề cập đến một vấn đề bình thường mà quan trọng. Đó là thái độ ứng xử trước thành công hay tài năng của người khác và cả vấn đề về thái độ, cách ứng xử cứa người có tài năng đối với những người xung quanh mình.
Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự ti khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt để phát triển.
Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hòa chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-cua-em-sau-khi-hoc-xong-truyen-ngan-buc-tranh-cua-em-gai-toi-cua-ta-duy-anh-40211n.aspx
Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm để đi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
Đoạn trích và bức ảnh trên nằm trong bài "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
Tóm tắt truyện: Truyện ngắn trên thuật lại cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu ở một mình trên đỉnh Phanxibang cao 3143 mét. Cô kĩ sư và anh họa sĩ đã nói chuyện với anh chàng thanh niên này trong ba mươi phút tạm dừng chân trên chuyến hành trình qua Sa-Pa. Dù chỉ ba mươi phút ngắn ngủi mà hai vị khách qua đường ấy đã hiểu thấu nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên đồng thời cảm thấy quý mến anh chàng này nhiều hơn. Anh thanh niên đã để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp cho cô gái và ông họa sĩ về những con người nhiệt thành, hăng say lao động, thầm lặng cống hiến cho đất nước trong cái lặng lẽ của vùng đất nơi mà người ta tưởng như chỉ có sự nghỉ ngơi.
Suy nghĩ của em về văn bản trên:
- Trong chương trình lớp 9 em ấn tượng nhất là văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" bởi chính nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm này. Nhắc đến Sa Pa ta thường nhớ đến Sa Pa là địa điểm nghỉ dưỡng nơi con người bỏ qua những muộn phiền để nghỉ ngơi. Ấy vậy mà trên đỉnh Phanxibang mây mù khuất lối lại có một anh thanh niên đầy lòng nhiệt thành cống hiến cho đất nước đến thế. Trước thiên nhiên và điều kiện khắc nghiệt anh tự tìm cho mình những niềm vui. Anh tự trồng rau, nuôi gà. Anh tự hào vì mình đã đóng góp vào chiến thắng của không quân Việt Nam trước quân địch. Đối với anh, được sống cống hiến chính là niềm vui và động lực để tiếp tục hoàn thành công việc của mình ở nơi đây. Chính anh thanh niên đã cho tôi hiểu rằng "Hạnh phúc thực sự duy nhất đến từ việc cống hiến hết bản thân vì một mục đích nào đó." ( William Cowper ). Tôi thật sự muốn một ngày nào đó bản thân mình có thể trở thành một người như anh thanh niên lạc quan, yêu đời, không ngần ngại cống hiến phần đời đẹp nhất cho Tổ quốc. Hình ảnh những người lao động nơi địa đầu Tổ quốc góp phần xây dựng CNXH ở miền Bắc thật đẹp. Cuối truyện hình ảnh của anh dần khuất lấp sau mây mù của núi tuyết vùng Tây Bắc nhưng những ấn tượng về anh trong tôi vẫn sâu sắc như lần đầu được thưởng thức truyện ngắn này.
Đoạn trích nằm trong văn bản " Lặng lẽ Sa Pa " của tác giả Nguyễn Thành Long .
Tóm tắt:
Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn.
Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên.
Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến.
Cảm nhận của em:
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn hay. Với cốt truyện đơn giản xoay quanh một tình huốn gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khi tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sapa, đã để lại trong long người đọc một niềm sung sướng, thú vị. Vì thế có ý kiến cho rằng:
Đọc truyện "Lặng lẽ Sapa" của nguyễn thành Long tuổi trẻ chúng ta cảm nhận được bao điều bổ ích và thú vị: Cuộc đời thật đẹp và đáng yêu. Chung quanh ta có biết bao nhiêu con người đẹp, tâm hồn họ, việc làm của họ làm ta cảm phục, kính yêu.
Truyện lặng lẽ Sapa gần như không cốt truyện. Một anh thanh niên làm công tác khi tượng kiêm vật lí địa cầu và sống đơn độc trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn trăm mét. Công viêc của anh bình thường nhưng vô cùng quan trọng góp phần phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh đã làm nổi bật mẫu người lí tưởng và để lại một cuộc chia tay đầy lưu luyến. Cuộc đời của anh thanh niên cũng như ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ đo xét trong truyện thât đẹp và đáng yêu.