Viết đoạn văn 8-10 câu giới thiệu một nét đặc sắc mỗi dịp Tết đến xuân về ở quê hương em. Trong đó có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn, và cho biết câu nghi vấn đó được dùng để làm gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
(1)Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không? (2)Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. (3)Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau ,dừa thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. (4)Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. (5)Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. (6)Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. (7)Chiều rồi tối thì may ra mới có người. (8)Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. (9)Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! (10)Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé!
*câu nghi vấn: (1)
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy.Tình yêu quê hương có ở đâu ? Tình yêu quê hương luôn có ở mỗi chúng ta , nó đã được Tế Hanh chứng tỏ.Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.
Tế Hanh đã miêu tả quê hương bằng những hình ảnh vô cùng sinh động, hấp dẫn. Những chi tiết như "chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã" "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng",..cho ta thấy được một khung cảnh năng động, giàu sức sống về một vùng quê trài lưới. Tế Hanh sao có thể viết được một bài thơ sống động như thế? Đơn giản thôi vì đó là toàn bộ tâm tư, tình cảm mà tác giả dành cho nơi mình sinh ra, vùng đất mà đã khắc sâu vào tâm trí ông.Những người lần đầu đọc bài thơ có lẽ phải thốt lên: "Tế Hanh miêu tả sinh động thật!", quả đúng vậy, những gì ông tả như hiện ra trước mắt bạn đọc về một vùng làng trài thanh bình, nhộn nhịp,...Điều đó thể hiện tình yêu quê hương to lớn trong lòng ông.
Trong cuộc đời của mỗi học sinh ai cũng có một niềm tự hào của riêng mình. Những ngôi trường đã nằm trong kí ức mỗi học sinh luôn là cái tên không thể nào quên được trong cuộc đời. Bởi vì nó đã đưa chúng ta đến với một cuộc sống đầy đủ. Ngôi trường em đang theo học cũng vậy, cũng thổi vào tâm hồn chúng em nhiệt huyết của cuộc sống và ngôi trường ấy mang tên “Trường THCS Yên Bình”.
Trường được xây dựng trên một khu đất cao rộng và thoáng đãng thuộc địa phận xã Yên Bình – huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội. Chỉ nói đến cái tên thôi đã hàm chứa cả một sự yên bình trong ấy. Trường được nâng cấp, xây dựng trên nền trường liên cấp một- cấp hai, nhưng ngày nay trường cấp một và cấp hai đã được tách riêng. Ngôi trường em đang theo học được xây dựng từ năm 1965. Ngôi trường đã trải qua hơn 50 năm lịch sử, trải qua bao thăng trầm, bào mòn của thời gian. Đây là nơi lưu giữ bao kỉ niệm tuổi học trò của biết bao thế hệ học sinh đã đi qua.Trước đây, trường được xây dựng với những phòng học đơn sơ, mộc mạc, còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất nhưng giờ đây cùng với sự phát triển của xã hội và quan tâm của địa phương, ngôi trường được xây dựng khang trang hơn, các phòng học, bàn ghế, trang thiết bị, dụng cụ học tập…của các em học sinh cũng được đầu tư đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học của thầy trò chúng em.
Ngôi trường em đang theo học nằm ngay sát mặt đường tỉnh lộ, được xây dựng theo hướng Đông – Nam nhìn ra phía trước là cánh đồng lúa xanh mướt, rộng rãi làm cho không khí trở nên thoáng đãng, trong lành, mát mẻ. Cổng trường được xây dựng cao rộng, đẹp đẽ với những cánh cổng sắt vững trãi, bức tường vàng tười nổi bật lên tấm biển màu xanh mang tên “Trường THCS Yên Bình”. Cái tên trường thể hiện tình cảm dạt dào của các thầy cô dành cho các em học sinh nơi đây. Phía trên cánh cổng là những cánh cờ tung bay trong gió đón chào các bạn học sinh mỗi buổi sáng đến trường. Trường được bao bọc, che chở bởi những bức tường gạch cao, vững chắc. Khi bước chân vào cổng trường, ai ai cũng ngỡ ngàng trước khung cảnh sư phạm khang trang, sạch sẽ của trường. Trường được bố trí và sắp xếp phòng học theo kiểu chữ U với ba dãy nhà cao tầng. Đi vào cổng trường, phía trên nhất là sân khấu được lát gạch men tráng đỏ cao hẳn so với sân trường với ba bậc tam cấp, rộng thoáng để phục vụ cho các em học sinh trong những buổi sinh hoạt tập thể. Các dãy nhà được khoác trên mình bởi những bộ áo màu vàng, nổi bật lên hàng cửa sổ màu xanh như vật trang trí cho ngôi nhà. Trước những lớp học là những bồn hoa, cây cảnh xanh tốt quanh năm được chính bàn tay nhỏ bé của các em học sinh chăm sóc, tưới tắm.
Mỗi sớm mai, ai nấy bước vào trường cũng cảm thấy một cảm giác phấn khởi với muôn vàn loài hoa khoe sắc. Góc sân trường là khu vườn sinh vật với các loài cây, là một trong những đồ dùng trực quan phục vụ cho các tiết học thực hành của chúng em. Dưới sân trường được bê tông hóa sạch sẽ, rợp bóng mát bởi những hàng cây xà cừ cổ thụ. Thân cây to vững trãi, khoảng hai đến ba người ôm mới xuể. Những tán lá to, tỏa bóng che nắng cho chúng em vui chơi. Đặc biệt đến mùa hè, những cây phượng trên sân trường rực rỡ, tiếng ve râm ran càng làm cho khung cảnh sân trường rộn rã hơn. Ai đã từng đến ngôi trường “Trung học cơ sở Yên Bình” của chúng em cũng đều khát khao mong muốn học ở ngôi trường này dù chỉ một lần.
Tham khảo:
Sinh ra và lớn lên tại quê hương Hải Dương, bánh đậu xanh luôn là đặc sản tôi tự hào muôn phần để giới thiệu với bạn bè muôn phương. Bánh đậu xanh không phải ngẫu nhiên trở thành đặc sản. Nó có vị ngọt đậm đà chứ không phải vị ngọt lợ nên luôn đọng lại dư vị trong lòng người. Nếu kết hợp bánh đậu xanh với một ly trà thì đó quả là mĩ vị nhân gian! Gọi là bánh đậu xanh bởi lẽ nguyên liệu chính của bánh là từ đậu xanh. Đậu xanh giòn, ngon được xay, chế biến qua nhiều công đoạn rồi được hòa trộn với đường tạo màu rồi từ đó cho vào khuôn. Bánh thường được làm thành từng khối vuông nhỏ vừa ăn với màu vàng vô cùng bắt mắt. Nói về thương hiệu bánh đậu xanh Hải Dương thì có muôn kiểu mẫu. Những cái tên Nguyên Hương, Hòa An, Gia Bảo... đã sớm quen thuộc với bạn bè muôn nơi và là niềm tự hào của mỗi người dân Hải Dương. Đặc sản quê bạn là gì? Hãy đến Hải Dương quê tôi để thưởng thức bánh đậu xanh nhé!
Câu nghi vấn+ cầu khiến: In đậm
Đặc sản là phải "độc nhất vô nhị"? Nếu đó là suy nghĩ của bạn thì có lẽ bạn nên xem lại đi.Vì ngày xưa dân ta vốn nghèo,không phải luôn có thịt cá mà qua suốt chặng đường dài, người ta ăn nhiều một món mà trở thành thói quen tập quán.Ở quê tôi thì có rất nhiều món "đặc sản" như vậy.Nhưng có lẽ ngon hơn cả là món canh cua thiên lí. Nó không có mùi gây của mỡ bò,không xao lên những vòng tròn mỡ lợn quá béo,không tanh tưởi mùi lươn vị cá. Nó không nhớt như rau đay mùng tơi,mà cứ thoang thoảng mùi cốm non pha một chút gió đầm sen, một nhánh cỏ mật, một chút hương ngâu,hương cầu, chính xác mùi thiên lí có từ ngàn đời xưa để lại.Sẵn vại cà nén mặn, quả cà đã trong ra và giòn tan,nó chìm đắm bao ngày trong muối,nay là bạn đồng hành nâng vị canh cua thiên lí lên như kẻ tung người hứng,thành đặc phẩm.Ai có dịp một lần về quê hương, được ăn một bát canh cua thiên lí,chỉ mới nâng lên ngang cằm... đã có bao cảm giác thân thương...thì chắc nhớ nó suốt đời.Cứ thử mà xem.
Đoạn văn đạt các yêu cầu sau:
- Hình thức: 7-9 câu, chứa ít nhất một câu nghi vấn.
- Nội dung: Khổ cuối bài thơ Nhớ rừng thể hiện khao khát tự do của con hổ. Trước thực tại đầy chán ghét, có khi đã bị rơi vào bất lực nhưng mãnh chúa quyết không chịu khuất phục vẫn không nguôi niềm khao khát tự do. Đoạn kết như một lời nhắn gửi đầy bi tráng của chúa sơn lâm với nước non hùng vĩ. Dù thân này bị cầm cố trong cũi sắt nhưng khát vọng tự do thì mãi mãi bay bổng. Ta vẫn luôn nhớ về nơi ta ngự trị, thênh thang vùng vẫy, ta ôm giấc mộng ngàn to lớn, vẫn thiết tha với tiếng gọi rừng xanh - tiếng gọi tự do "Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"