- Nhận diện một số công cụ, nguyên liệu lao động của nghề truyền thống qua tranh ảnh sau:
- Chia sẻ cách sử dụng công cụ, nguyên liệu lao động của các nghề truyền thống đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có thể nghiên cứu làng nghề làm gốm, làng nghề làm bánh tráng, làng nghề làm tò he,...
Một số dụng cụ làng nghề truyền thống là máy dệt, khung cửi, búa, kìm, thủ công bằng tay,.. Để sử dụng một cách an toàn phải biết cách dùng của nó. Bên cạnh đó phải chú ý sử dụng đồ bảo hộ.
- Tiến hành phỏng vấn nơi mình tham quan và ghi chép lại.
- Thực hành thử làm nghề, khi làm cần phải xin phép và nhờ những nghệ nhân hướng dẫn cách làm.
Người Chăm pa sử dụng công cụ lao động bằng sắt.
-Chúc bạn học tốt! Nếu đúng thì tick cho mik nha!-
a. Vị trí địa lí của làng gốm Bát Tràng
- Bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.
- Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30 ki-lô-mét về phía Đông Nam
b. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng
- Theo cuốn "Đại Việt sử kí toàn thư": Làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lí, khi vua Lí Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long, Hà Nội, 5 dòng họ lớn của xã Bồ Bát của vùng đất Ninh Bình đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và chọn nơi đây làm nơi lập nghiệp.
- Tuy nhiên, cũng có những tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều.
c. Những đặc điểm về quy trình sản xuất gốm của làng gốm Bát Tràng
- Lựa chọn đất.
+ Nguồn nguyên liệu chính là đất sét trắng.
+ Đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn,...
- Xử lí, pha chế đất
+ Trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lí đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm.
+ Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lí đất truyền thống là thông việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau.
- Tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay
- Phơi sấy sản phẩm và sửa lại theo mong muốn của người làm: Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát.
- Trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng.
- Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò
d. Giá trị, ý nghĩa của làng gốm Bát Tràng
- Đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu u, Mĩ, Hàn Quốc,...
- Nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.
Nhận diện một số công cụ:
1. Non Nước làm đá mĩ nghệ.
2. Làng lụa Vạn Phúc.
3. Làm nón.
4. Khảm trai.
Cách sử dụng:
1. Đá mỹ nghệ
Bước 1: Tiến hành chọn đá nguyên liệu
Bước 2: + Sau khi đá nguyên liệu được chọn và đưa vào trong xưởng sản xuất.
+ Tiến hành vẽ phác thảo tỉ lệ chuẩn trực tiếp lên đá và chỉ huy đội phá phôi phần thô của khối đá.
Bước 3: Hoàn thiện chi tiết đơn đặt hàng.
2. Làm lụa
+ B1: Khâu tơ.
+ B2: Sau khi tơ đều đem đi hồ.
+ B3: Dùng khung cửi dệt.
+ B4: Nhuộm màu.
3. Làm Nón
+ B1:Khâu đầu tiên là chọn mua lá và sau đó phải đem phơi.
+ B2: Lá khi đã phơi khô sẽ được vò trong cát và tước nhỏ hay còn gọi là rẽ lá.
+ B3: Tiếp đến là công đoạn đem lá đi là phẳng.
+ B4: Miết lá làm nón.
4. Làm khảm trai
+ Bước 1: Vẽ bản thảo, bản mẫu khảm trai.
+ Bước 2: Chọn nguyên liệu cho sản phẩm.
+ Bước 3: Cắt nguyên liệu theo mẫu vẽ có sẵn.
+ Bước 4: Ghép các mảnh cắt theo mẫu.
+ Bước 5: Đục lỗ trên gỗ.
+ Bước 6: Mài nhẵn, đánh bóng.