Đọc thông tin ở hình a và quan sát hình 1, hãy:
- Xác định trên bản đồ các khu vực địa hình của châu Á.
- Nêu đặc điểm địa hình của châu Á và ý nghĩa của địa hình đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đặc điểm địa hình châu Á: phân hóa đa dạng.
+ Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục, phần lớn tập trung ở khu vực trung tâm. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là bắc – nam và đông – tây.
+ Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố chủ yếu ở phía đông và nam.
+ Địa hình ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành các vũng, vịnh….
- Đặc điểm khoáng sản châu Á:
+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú.
+ Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc, crom, man-gan,…
- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:
+ Tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành kinh tế.
+ Cần hạn chế các tác động tiêu cực làm biến đổi địa hình, ô nhiễm môi trường,...
- Châu Á có 2 khu vực địa hình chính:
+ Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên.
+ Khu vực đồng bằng.
- Khu vực phân bố khoáng sản chính ở châu Á:
+ Dầu mỏ: Tây Á, Đông Nam Á.
+ Than: CN. Trung Xi-bia và khu vực Đông Á.
+ Sắt: Đông Á và Nam Á.
- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:
+ Địa hình núi, cao nguyên, sơn nguyên với ¾ diện tích lãnh thổ thuận lợi phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản; nhưng khai thác cần chú ý chống xói mòn, sạt lở đất,...
+ Đồng bằng thuận lợi cho sản xuất và định cư.
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong châu lục; nhưng trong quá trình khai thác khoáng sản cần chú ý bảo vệ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.
- Đặc điểm sông, hồ châu Á:
+ Nhiều hệ thống sông lớn (Hoàng hà, Trường Giang, Mê Công, Ô-bi, Lê-na,…).
+ Các sông phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức tạp.
+ Nhiều hồ lớn (Bai-can, Ban-khat,…). Một số hồ có kích thước rộng lớn nên còn được gọi là “biển” như: biển Ca-xpi, Biển Chết.
- Ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:
+ Ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống con người và môi trường tự nhiên.
+ Cần sử dụng hợp lí nước sông, hồ để tránh tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt.
- Đặc điểm khí hậu châu Á:
+ Có đầy đủ các đới khí hậu, mỗi đới khí hậu lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu.
+ Những khu vực nằm sâu trong nội địa và phía tây nam châu lục có kiểu khí hậu lục địa.
+ Rìa phía nam, đông và đông nam của châu lục có kiểu khí hậu gió mùa
- Ý nghĩa của đặc điểm khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:
+ Tạo điều kiện phát triển đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
+ Chú trọng tính mùa vụ, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực của khí hậu (bão, hạn hán, lũ lụt,…).
- Đặc điểm khí hậu châu Á:
+ Khí hậu phân hóa đa dạng thành nhiều đới, như: đới khí hậu cực và cận cực; đới khí hậu ôn đới; đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu nhiệt đới.
+ Mỗi đới lại có nhiều kiểu khí hậu, có sự khác biệt lớn về chế độ nhiệt, gió và mưa.
- Phạm vi của các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
+ Khí hậu gió mùa có ở Đông Á; Đông Nam Á và Nam Á.
+ Khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và ở khu vực Tây Nam Á.
- Ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:
+ Tạo nên sự đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp và hình thức du lịch ở các khu vực khác nhau.
+ Chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, vì vậy, cần phải có các biện pháp để phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Á:
- Địa hình: 3 khu vực chính (Đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông và Nam Xi-bia).
- Khí hậu: ôn đới lục địa.
- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn (Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi,...) chảy từ nam lên bắc, đóng băng mùa mùa đông, lũ trùng vào mùa xuân.
- Các đới thiên nhiên chính: cực và cận cực, ôn đới.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Á:
- Địa hình: có các hệ thống núi bao bọc xung quanh.
- Khí hậu: mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt.
- Sông ngòi: có 1 số con sống lớn (sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a).
- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới và cận nhiệt.
- Một số sông và hồ lớn ở châu Á:
+ Sông lớn: Ô-bi, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng,...
+ Hồ lớn: Ca-xpi, Bai-can, A-ran, Ban-khat,...
- Đặc điểm sông ngòi châu Á:
+ Nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới nhưng phân bố không đều.
Các khu vực mưa nhiều (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á): sông có lượng nước lớn, mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.
Các khu vực khô hạn (Tây Nam Á, Trung Á): mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi trong nội địa không có dòng chảy.
+ Sông ngòi tạo điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy…
+ Vào mùa mưa thường có lũ, gây nhiều thiệt hại lớn.
- Ý nghĩa của sông, hồ đối với việc bảo vệ tự nhiên:
+ Sông cung cấp nước cho cây sinh trưởng và phát triển;
+ Hồ giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.
– Các khu vực địa hình chính ở châu Á:
+ Trung tâm là núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.
+ Phía bắc là đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.
+ Phía đông thấp dần về phía biển, gồm núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.
+ Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, sơn nguyên và đồng bằng xen kẽ.
– Ý nghĩa:
+ Các vùng núi cao, hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. Ở những khu vực này cũng có thể có hiện tượng sạt lở, xói mòn gây thiệt hại cho con người và tài sản.
+ Các cao nguyên và đồng bằng thuận lợi hơn cho sản xuất. Cao nguyên có thể chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp. Đồng bằng trồng cây lương thực, nuôi thuỷ sản.