Câu 1 : Vì sao sử học gắn liền với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên? Trình bày vai trò của Lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển của du lịch ? tác động của du lịch đối với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa:
+ Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa
+ Cung cấp thông tin của ngành để sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững
+ Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài; kết nối và nâng cao vị thế của các ngành du lịch, sử học
- Ví dụ: Thừa Thiên Huế (Việt Nam) là một điểm đến hội tụ của nhiều loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, hấp dẫn khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Việc tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh các hoạt động quảng bá du lịch, coi du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đã có tác động tích cực; góp phần quảng bá lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Ngày 19/5/2016, tại Đại Nội Huế đã diễn ra triển lãm “Huế trong mắt các họa sĩ màu nước quốc tế 2016”. Triển lãm này là một trong minh chứng cho thấy sức hút của các di sản văn hóa – lịch sử Việt Nam đối với du khách.
- Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội):
+ Giá trị lịch sử: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, kể cả di tích khảo cổ học phát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất, đã cung cấp nhiều nguồn sử liệu quý, phản chiếu bề dày lịch sử gần như liên tục từ: thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ thời thuộc Đường (VII – IX), đến Cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê trung hưng (thế kỉ X - cuối thế kỷ XVIII), rồi thành Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn (thế kỷ XIX), qua thời Pháp thuộc (thế kỉ XX) cho đến hiện nay.
+ Giá trị văn hóa: Di tích Hoàng Thành góp phần nâng cao hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam như một trung tâm văn hoá có bề dày lịch sử, từ đó khuyến khích niềm tự hào dân tộc; quảng bá lịch sử và văn hóa Việt Nam ra bên ngoài; tạo sức hút lớn về du lịch…
+ Biện pháp bảo tồn, phát huy: nâng cao ý thức, tuyên truyền đến mọi người. Lên án các hành vi sai trái, có dấu hiệu phá hoại.
Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch:
- Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành Du lịch, đem lại những nguồn lực lớn
- Cung cấp tri thức lịch sử văn hóa để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.
- Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch.
Tham khảo
Một di sản văn hoá của Việt Nam được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá thế giới là Khu di tích cố đô Huế. Khu di tích cố đô Huế là một thành phố cổ được xây dựng vào thế kỷ 17 và 18, là kinh đô của triều đại Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1945. Khu di tích bao gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo, bao gồm các cung điện, đền thờ, lăng tẩm và các công trình khác. Giá trị lịch sử và văn hoá của Khu di tích cố đô Huế là rất lớn. Nó là một ví dụ tuyệt vời về kiến trúc và nghệ thuật của triều đại Nguyễn, và cũng là một minh chứng cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đó. Ngoài ra, Khu di tích cố đô Huế còn có giá trị về mặt tôn giáo, văn hóa và tâm linh, vì nó là nơi có nhiều đền thờ và lăng tẩm của các vị hoàng đế và các thành viên của gia đình hoàng gia. Để bảo tồn và phát huy giá trị của Khu di tích cố đô Huế, các biện pháp đã được đưa ra, bao gồm việc tăng cường quản lý và bảo vệ các công trình kiến trúc, tăng cường giáo dục và tuyên truyền về giá trị của di sản, và phát triển du lịch bền vững để giúp tăng cường sự nhận thức và quan tâm của công chúng đối với di sản này.
1. Nhà nước ta là thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam:
Bộ máy Nhà nước ta do nhân dân bầu ra. (nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp).
Nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân.
2. Di sản văn hoá là tài sản vô cùng quý giá của đất nước, là chất liệu gắn kết cộng đồng dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị tinh thần mới và giao lưu văn hoá. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá của cha ông, góp phần to lớn vào việc bảo vệ và xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.