K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2023

- Nguyên nhân: Do các lực nén ép này vận động theo phương nằm ngang.

- Biểu hiện: Hiện tượng các lớp đá bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng. Xuất hiện nhiều ở những nơi đá có độ dẻo cao, điển hình nhất là các đá trầm tích.

- Trước khi uốn nếp các lớp đá nằm song song tạo thành các lớp, sau uốn nếp, nếu:

+ Cường độ nén ép ban đầu còn yếu chỉ làm cho các lớp đá bị thay đổi thế nằm ban đầu thành các nếp uốn.

+ Cường độ nén ép tăng mạnh làm cho khu vực bị nén ép dâng cao kết hợp tác động của ngoại lực, bề mặt địa hình bị cắt xẻ thành miền núi uốn nếp.

3 tháng 2 2023

- Hiện tượng đứt gãy

+ Cường độ tách dãn yếu thì đá chỉ nứt nẻ, không chuyển dịch, tạo nên các khe nứt.

+ Khi sự dịch chuyển diễn ra với biên độ lớn sẽ làm cho các lớp đá có bộ phận trồi lên, có bộ phận sụt xuống, hình thành các địa bào, địa luỹ...

- Nguyên nhân: Do ở những vùng đá cứng vận động thẳng đứng sẽ làm cho các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần như thẳng đứng hay nằm ngang.

17 tháng 12 2021

XÂM THỰC

17 tháng 12 2021

xâm thực, xói mòn các loại đá

 

10 tháng 1 2023

- Ở Xích đạo, quanh năm có ngày, đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo về hai cực, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch.

- Các ngày đặc biệt

+ Vào ngày 22-6, bán cầu Bắc ngả về phía gần Mặt Trời, nên có diện tích được chiếu sáng lớn, thời gian chiếu sáng dài, vì vậy có ngày dài hơn đêm. Càng đi về phía cực Bắc thì ngày càng dài, đêm càng ngắn. Đặc biệt, từ vòng cực Bắc đến cực Bắc thì ngày kéo dài 24 giờ (gọi là ngày địa cực). Ở bán cầu Nam, hiện tượng này diễn ra ngược lại.

+ Vào ngày 22-12, bán cầu Bắc ngả về phía xa Mặt Trời nên có diện tích được chiếu sáng nhỏ, thời gian chiếu sáng ngắn, vì vậy có ngày ngắn hơn đêm. Càng đi về phía cực Bắc thì ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có đêm dài 24 giờ (gọi là đêm địa cực). Ở bán cầu Nam, hiện tượng này diễn ra ngược lại.

+ Ngày 21-3 và 23-9, tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào Xích đạo, cả hai bán cầu hướng về phía Mặt Trời với khoảng cách bằng nhau nên thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu bằng nhau, vì thế ngày dài bằng đêm trên toàn Trái Đất.

- Giải thích: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên tuỳ vào vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo mà độ dài ngày, đêm thay đổi theo mùa và theo vĩ độ.

27 tháng 10 2021

Trong SGK Lý 7 /T10/C3,C4

24 tháng 12 2021

b

3 tháng 2 2023

- Hiện tượng phơn (gió phơn) là hiện tượng gió khô, nóng thổi từ trên núi xuống.

- Nguyên nhân: do gió thổi tới dãy núi cao bị chặn lại ở sườn núi đón gió, nhiệt độ giảm, gây mưa; sang sườn bên kia, hơi nước giảm, nhiệt độ tăng, trở thành gió khô nóng.

- Nhiệt độ không khí ở sườn đón gió giảm theo độ cao (cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC), lượng mưa lớn; nhiệt độ không khí ở sườn khuất gió tăng dần khi di chuyển từ đỉnh núi xuống chân núi (cứ 100m, nhiệt độ tăng 1oC), ít mưa (lượng mưa rất nhỏ).

3 tháng 2 2023

- Những đối tượng địa lí được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động: gió, bão.

- Phương pháp đường chuyển động thể hiện hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ,… của đối tượng địa lí.

14 tháng 12 2022

Những đối tượng địa lí nào được thể hiện bằng phương pháp chấm điểm: Dân cư

7 tháng 11 2023

- Hiện tượng thủy triều:

+ Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày.

+ Nguyên nhân sinh ra: chủ yếu do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.

+ Thủy triều lên xuống với biên độ thay đổi theo không gian và thời gian.

- Ở Trái Đất thấy hình dạng Mặt Trăng:

+ Khi dao động thủy triều có biên độ lớn nhất: trăng tròn hoặc không trăng.

+ Khi dao động thủy triều có biên độ nhỏ nhất: trăng khuyết.