K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Ở Israel, đa số cha mẹ đều tìm cơ hội để nói với con cái rằng: Một lần thất bại không chứng minh bản thân mình vô dụng, chỉ có không dám đối mặt hoặc sớm nhận thua mới là người thất bại thực sự, chỉ cần mình không bỏ cuộc, dũng cảm kiên trì, thì thất bại hoàn toàn có thể biến thành một lần thất bại. Trong "Tamud" có câu: "Thất bại không phải là hết,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Ở Israel, đa số cha mẹ đều tìm cơ hội để nói với con cái rằng: Một lần thất bại không chứng minh bản thân mình vô dụng, chỉ có không dám đối mặt hoặc sớm nhận thua mới là người thất bại thực sự, chỉ cần mình không bỏ cuộc, dũng cảm kiên trì, thì thất bại hoàn toàn có thể biến thành một lần thất bại. Trong "Tamud" có câu: "Thất bại không phải là hết, trừ phi bạn nhận thua", người Do Thái tin rằng thất bại không đáng sợ, điều đáng sợ là không biết tự thức tỉnh sau thất bại. Có một số người mất đi tất cả của cải từng có, nhưng đây không phải là thất bại hoàn toàn, chỉ cần không từ bỏ, dám kiên trì làm lại, như vậy sẽ có hi vọng thành công, chỉ có người dễ dàng bỏ cuộc và không biết đúc rút kinh nghiệm từ thất bại mới bị coi là kẻ thất bại thực sự. Thất bại đối với người Do Thái là điều bình thường. Điều họ coi trọng không phải là thất bại, mà chính là sự nỗ lực và thành công của bản thân sau thất bại đó. Cha mẹ Do Thái dạy con có thái độ đúng đắn với thất bại, biết tự đứng lên sau mỗi vấp ngã. Việc tự đánh giá, thức tỉnh bản thân sẽ giúp chúng ta tìm được điểm yếu để thay đổi, từ đó nâng cao nhận thức và khả năng làm việc. Do vậy, cha mẹ thường giáo dục con cái rằng, vấp ngã không hề đáng sợ, điều đáng sợ là sau khi vấp ngã không có dũng khí đứng dậy.

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

2. Dựa vào đoạn trích trên, người Do Thái coi trọng điều gì?

3. Em hiểu như thế nào về câu nói "chỉ cần mình không bỏ cuộc, dũng cảm kiên trì, thì thất bại hoàn toàn có thể biến thành một lần thất bại"?

4. Thông điệp rút ra từ đoạn trích trên là gì?

5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về tầm quan trọng của việc biết tự đứng lên sau mỗi vấp ngã.

GIÚP EM VỚI Ạ! EM ĐANG CẦN GẤP!

0
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:(1) Lòng dũng cảm là một tài sản vô giá mà tự nó đã tiềm ẩn sức mạnh vôhình có thể giúp con người sống một cuôc đời đích thực. Với lòng dũng cảm bạnsẽ tự tạo ra cơ hội cho bản thân và đủ bản lĩnh để đối mặt với những trở ngạicuộc sống. Tất cả chúng ta sinh ra đều có lòng dũng cảm. Nhưng chỉ có nhữngai biết tôi rèn và vận dụng nó thường xuyên thì...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
(1) Lòng dũng cảm là một tài sản vô giá mà tự nó đã tiềm ẩn sức mạnh vô
hình có thể giúp con người sống một cuôc đời đích thực. Với lòng dũng cảm bạn
sẽ tự tạo ra cơ hội cho bản thân và đủ bản lĩnh để đối mặt với những trở ngại
cuộc sống. Tất cả chúng ta sinh ra đều có lòng dũng cảm. Nhưng chỉ có những
ai biết tôi rèn và vận dụng nó thường xuyên thì mới có thể sở hữu lòng dũng
cảm thực sự.
(2) Hãy vận dụng lòng dũng cảm để củng cố sức mạnh tinh thần của bạn.
Hãy tìm cho mình một hướng đi thích hợp và sống một cuộc đời ý nghĩa. Hãy
thử những công việc mới và phá bỏ các rào cản trong cuộc sống của bạn. Với
lòng dũng cảm bạn sẽ vững vàng tiến về phía trước.
(Đánh thức khát vọng, NXB Hồng Đức, 2018)
1, Theo đoạn trích, lòng dũng cảm đưa đến con người ta những gì?
2, Từ “tôi rèn” trong câu cuối của đoạn (1) nghĩa là gì?
3, Xét theo mục đích nói, ba câu đầu của đoạn (2) được xếp vào kiểu câu nào?
4, Theo em “dũng cảm” khác với “liều lĩnh” ở chỗ nào?
5, Lòng dũng cảm là một trong những yếu tố tạo nên thành công của con người.
Hãy viết một đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của mình về
vấn đề trên.

1
1 tháng 11 2021

mong mn giúp:(

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói: “Người bị quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.

(Trích Thành công và thất bại, internet)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, thất bại sẽ giúp con người nhận thức được những điều gì?

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên “Hãy thất bại một cách tích cực.”

Câu 4: Điều anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì?

1

Câu 1 :Phương thức biểu đtạ chính là:Nghị luận

Câu 2:Theo tác giả:Thất bại giúp con người ta đúc kết kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và giúp thành công đạt thêm phần ý nghĩa.

Câu 3:Em hiểu câu"Hẫy thất bại một cách tích cực" là:Nếu ta thất bại một lần thì chúng ta có thể nhận được một số bài học và kinh nghiệm nhưng nếu ta thất bại nhiều thì bài học và kinh nghiệm đó sẽ nhân lên,nhân lên rất nhiều.Từ đó,ta có thể thành công với số bài học và kinh nghiệm đó.

Câu 4:Điều em tâm đắc nhất trong đoạn trích chính là:em đã có thêm những phần kiến thức bổ ích,tốt đẹp,nó sẽ giúp em vươn lên towisthanhf công từ những thất bại của mình!

Hãy tưởng tượng hai kiểu gia đình hoàn toàn khác nhau, mỗi bên đang sum vầy quanh bữa cơm tối.Trong Gia Đình Một: lũ trẻ rất ngoan ngoãn, chúng khen mẹ nấu thức ăn ngon thế nào, chúng kể chuyện học hành ở trên lớp, chúng lắng nghe những gì cha mẹ căn dặn và khi ăn xong, chúng tự động đem bát vào bồn và vào phòng làm bài tập.Trong Gia Đình Hai: mọi chuyện có vẻ khác. Lũ trẻ dám gọi mẹ...
Đọc tiếp

Hãy tưởng tượng hai kiểu gia đình hoàn toàn khác nhau, mỗi bên đang sum vầy quanh bữa cơm tối.

Trong Gia Đình Một: lũ trẻ rất ngoan ngoãn, chúng khen mẹ nấu thức ăn ngon thế nào, chúng kể chuyện học hành ở trên lớp, chúng lắng nghe những gì cha mẹ căn dặn và khi ăn xong, chúng tự động đem bát vào bồn và vào phòng làm bài tập.

Trong Gia Đình Hai: mọi chuyện có vẻ khác. Lũ trẻ dám gọi mẹ mình là ngốc nghếch, chúng dám nhếch miệng khi người cha nói gì đó sai lầm; chúng không chịu ngồi yên trên ghế của mình mà cứ liên tục nghịch thức ăn.

Nếu ba mẹ có hỏi chúng đã làm bài tập về nhà chưa, chúng sẽ nói rằng trường học là một thứ ngu ngốc và đóng cửa "rầm" một cái.

Nhìn bề ngoài thì chúng ta cứ tưởng Gia Đình Một vô cùng hạnh phúc và Gia Đình Hai rất tồi tệ. Nhưng khi nhìn sâu vào bên trong tâm trí đứa trẻ, chúng ta có thể thấy một bức tranh hoàn toàn khác.

Trong Gia Đình Một, đứa trẻ vẫn được gọi là "ngoan" có hàng đống những cảm xúc không được thể hiện. Không phải bởi vì chúng không muốn bộc lộ mà bởi vì chúng cảm thấy con người thật của mình không được chào đón.

Chúng cảm thấy không thể để cha mẹ thấy mình tức giận hay buồn chán bởi vì dường như cha mẹ có một kỳ vọng hoàn toàn khác về chúng.

Vì vậy, chúng phải giấu giếm con người thật của mình vào một góc khuất và dựng lên một hình tượng "đứa con ngoan" cho cha mẹ mình chiêm ngưỡng.

Bất kỳ chỉ trích nào của người lớn (chúng tưởng tượng) cũng sẽ làm chúng suy sụp rất nhanh, vì chúng chưa giờ giỏi đối mặt với những điều trái ngược trong cuộc đời. Trẻ ngoan mà!

Trong Gia Đình Hai, đứa trẻ vẫn được gọi là "hư" biết rằng mọi thứ rắn rỏi hơn vẻ bề ngoài.

Chúng cảm thấy mình có thể dám gọi mẹ là một người ngốc nghếch bởi vì chúng biết trong thâm tâm mẹ yêu chúng và rằng chúng cũng yêu bà và rằng một chút cộc cằn sẽ không không phá hủy tình yêu giữa mẹ và con.

Chúng biết rằng cha mình sẽ không suy sụp hay trả thù khi chúng dám không nghe lời ông. Không khí gia đình đủ ấm áp và mạnh mẽ để hấp thụ những nỗi tức giận, thất vọng, bực dọc, thậm chí có phần "hỗn hào" của đứa trẻ.
-------------------------

Vì vậy, có một kết quả không ai ngờ tới: đứa trẻ ngoan sau này lớn lên lại gặp những vấn đề rất lớn trong cuộc sống trưởng thành, thường thường liên quan đến việc vâng lời quá mức, khô cứng, thiếu sáng tạo, hiếm khi được làm sếp và thành công tài chính và rất hay dằn vặt lương tâm, một sự tự đầy đọa bản thân có thể kích thích những suy nghĩ tự tử.

Và đứa trẻ hư thường đang bước trên con đường hướng đến sự trưởng thành lành mạnh, bao gồm khả năng chấp nhận thất bại, sẵn sàng thừa nhận những khuyết điểm của bản thân, dám làm phật lòng người khác, rất hay được làm ở những vị trí quản lý, thành công hơn nhiều những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình quá nề nếp, quy củ.

Khi là một đứa trẻ hư, chúng ta có thể sáng tạo hơn bởi vì bản thân sẵn sàng dám thử những thứ người khác không đồng ý. Chúng ta có thể mắc sai lầm hoặc tạo ra một đống rắc rối hoặc bị đánh giá là lố bịch và không sao cả, chẳng có gì là thảm họa.

Sai rồi có thể sửa chữa và cải thiện.

Chúng ta sẵn sàng đón nhận những chỉ trích về bản thân mình, cố gắng khám phá đâu là sự thật về mình, và trả lại phần xấu tính trong nhận xét của người khác.
-Sưu tầm-

2

cám ơn đã khen*cúi đầu*

Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh...
Đọc tiếp

Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...

(Ngữ văn 7- tập 1, trang 10)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Xác định PTBĐ chính, thể loại của văn bản em vừa tìm được.

c. Tìm 3 từ láy, 5 từ ghép đẳng lập có trong đoạn trích trên. Phân loại từ ghép, từ láy vừa tìm được.

d. Em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ được nhắc đến trong đoạn trích?

e. Trong văn bản có chứa đoạn trích trên, tại sao người cha không trực tiếp nói với con mà lại chọn hình thức viết thư?

0
Bài 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Bản lĩnh hai từ thật đơn giản nhưng bạn biết không, hàm chứa trong đó là cảmột quá trình quyết tâm kiên cường không ngại gian khổ. Giống như một chiếc áogiáp được tôi luyện từ những nguyên liệu bền vững nhất, bản lĩnh giúp ta không cònphải lo sợ trước những cơn gió to hay những ngọn sóng dữ. Vậy bản lĩnh là gì? Bảnlĩnh là khả năng...
Đọc tiếp

Bài 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Bản lĩnh hai từ thật đơn giản nhưng bạn biết không, hàm chứa trong đó là cả
một quá trình quyết tâm kiên cường không ngại gian khổ. Giống như một chiếc áo
giáp được tôi luyện từ những nguyên liệu bền vững nhất, bản lĩnh giúp ta không còn
phải lo sợ trước những cơn gió to hay những ngọn sóng dữ. Vậy bản lĩnh là gì? Bản
lĩnh là khả năng giải quyết mọi chuyện một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo.
Người bản lĩnh là người dám đương đầu với khó khăn gian khổ. Thất bại, tự họ sẽ
đứng lên. Cay đắng họ sẽ làm cho mọi thứ ngọt ngào. Họ dám làm những điều lớn
lao, kỳ vĩ, xoay trời chuyển đất. Ở những người có bản lĩnh, họ luôn có trái tim đầy
lý trí; có lòng quyết tâm cao độ với một lòng can đảm cùng với một nghị lực, ý chí
mạnh mẽ. Họ sẵn sàng đương đầu với thử thách. Ở họ, ta luôn tìm thấy cái kiên định
nơi đáy mắt và một nụ cười biểu trưng cho sự tự tin. Các cầu thủ U23 Việt Nam làm
nên kỳ tích trước các đối thủ lớn về thể hình, mạnh về tốc độ như Uzơ-bê –kit- tan,
I-rắc, Quata cũng là nhờ vào bản lĩnh. Người bản lĩnh, họ sẽ được mọi người yêu
quý, tin cậy; bản thân họ cũng sẽ hiểu được sứ mệnh của mình là chỗ dựa tinh thần
cho người khác. Vì vậy, người bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và dám thành
công. Tuy nhiên cũng có những người vừa mới thấy nhấp nhô gợn sóng đã vội vã

buông tay chèo, dễ dàng chấp nhận thất bại. Chắc chắn một điều rằng, những kẻ ấy
vĩnh viễn không thể tự khẳng định vị trí của mình trong xã hội, mãi mãi chỉ có thể
sống dưới cái bóng của kẻ khác. Và bạn ơi, bản lĩnh khởi đầu như thế đấy! Khoan
nói đến những thành quả mà bản lĩnh đem lại, chỉ nói riêng đến quá trình rèn luyện
thôi cũng đã được xem là một thành tựu rồi. Đến đây, tôi chợt nhớ đến bông bồ
công anh mạnh mẽ nương mình theo gió để vươn đến những chân trời cao xa. Ngay
cả loài hoa mong manh nhỏ bé còn có thể tự luyện cho mình bản lĩnh, vậy còn bạn?
Bạn có chấp nhận kiếp sống còn thua kém cả một loài hoa?
a. Đoạn văn trên viết về vấn đề gì?
b. Tìm câu văn giải thích về vấn đề nghị luận?
c. Để chứng minh vấn đề nghị luận đoạn văn đã đưa ra mấy dẫn chứng? Em
hãy liệt kê các dẫn chứng.
d. Đoạn văn không chỉ sử dụng câu trần thuật mà còn sử dụng các kiểu câu
khác, em hãy chỉ ra các câu ấy và gọi tên kiểu câu mà người viết sử dụng.

0
Hãy hướng sự quan tâm của bạn tới những việc bạn có thể làm thay vì nghi hoặc khả năng của bản thân. Thực tế cho thấy, chúng ta chẳng đạt được bất cứ điều gì nếu cứ luôn miệng nói rằng mình không làm được. Khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối sẽ được giải quyết, từ đó, nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề. Đó chính là cách tạo ra sự khởi...
Đọc tiếp

Hãy hướng sự quan tâm của bạn tới những việc bạn có thể làm thay vì nghi hoặc khả năng của bản thân. Thực tế cho thấy, chúng ta chẳng đạt được bất cứ điều gì nếu cứ luôn miệng nói rằng mình không làm được. Khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối sẽ được giải quyết, từ đó, nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề. Đó chính là cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp. Hãy nhớ rằng thành công trong cuộc sống luôn đi kèm với những câu khẳng định như: “Tôi có thể” hoặc “Tôi sẽ làm được”, và hành động bao giờ cũng tạo ra điều kì diệu. Đừng ngồi đó chờ đợi mộng tưởng biến thành sự thật. Khi đã nỗ lực hết mình, dù có thất bại, bạn cũng không phải tiếc nuối. Thất bại khiến bạn không chỉ rút ra bài học kinh nghiệm mà còn hiểu được giá trị của thành công. Bạn thực sự thất bại khi chưa thử mọi cơ hội mà bạn đang có. Khi thực sự muốn làm một điều gì đó, chắc chắn sẽ có cách để bạn làm được. Điều quan trọng là bạn phải xem xét các khả năng để tạo ra cơ hội chứ không phải lãng phí thời gian để mổ xẻ những trách nhiệm của mình.

Nêu nội dung của đoạn trên

0
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: HÃY LÀ NGƯỜI VÔ LÝ           Một trong những câu nói tôi thích nhất của George Bernard Shaw là: “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân. Vì vậy, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý.” Hãy suy nghĩ về ý tưởng này trong chốc lát. Đó là một ý tưởng lớn.           Tất...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

HÃY LÀ NGƯỜI VÔ LÝ

          Một trong những câu nói tôi thích nhất của George Bernard Shaw là: “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân. Vì vậy, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý.” Hãy suy nghĩ về ý tưởng này trong chốc lát. Đó là một ý tưởng lớn.

          Tất nhiên, bạn cần thực tế và ứng xử khôn khéo khi làm việc trong môi trường của mình. Tôi đồng ý rằng việc áp dụng các quan niệm phổ biến với người khác cũng quan trọng. Những rủi ro ngu ngốc có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Nhưng như đã nói, đừng nên sợ hãi trước thất bại hay thất vọng để rồi không dám ước mơ.

          Đừng lúc nào cũng tỏ ra có lý và thực dụng, quá nhạy cảm đến nỗi bạn từ chối không chộp lấy cơ hội ngàn vàng khi nó đến. Hãy đẩy xa giới hạn của những gì bạn nghĩ mình có thể thực hiện. Đừng quên rằng những kẻ chỉ trích luôn cười nhạo tầm nhìn của nhiều nhà tư tưởng can trường, nhiều nhà khai phá nổi tiếng. Đừng để ý đến những lời chỉ trích. Luôn ghi nhớ rằng những tiến bộ vượt bậc mà con người đạt tới đều nhờ nỗ lực can trường của một người nào đó từng bị chỉ trích rằng ý tưởng của họ là viễn vông, không thể trở thành hiện thực. Thế giới cần nhiều người biết ước mơ. Cần người vô lý biết đấu tranh chống lại những gì thông thường. Cần người chống lại sự cám dỗ của tính tự mãn và dám hành động theo cách họ vẫn luôn thực hiện. Bạn có thể là một trong những người ấy. Từ ngày hôm nay.

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma,

NXB Trẻ, 2014, Tr. 29)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau chỗ nào?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là người vô lí?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “thế giới cần nhiều người biết ước mơ” không? Vì sao?

7
15 tháng 5 2021

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận.

Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau ở chỗ:

“Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân.”

Tức là người có lí thuận theo những điều hiển nhiên đã được thế giới công nhận, còn người vô lí thì ngược lại.

Câu 3.  Dựa vào đoạn trích, người vô lí  được hiểu là người biết phản biện, nghi ngờ những kiến thức sẵn có, biết đẩy xa những giới hạn, biết lật lại những cái mặc định, đương nhiên, biết dũng cảm, can trường khai phá cái mới dù bị chỉ trích, cười nhạo viển vông…

Câu 4.

- Đồng tình vì:

+ Người biết ước mơ dám suy nghĩ đến những điều không tưởng.

+ Người biết ước mơ lớn tưởng như viển vông nhưng có năng lực, ý chí có thể đạt đến những thành tựu…

15 tháng 5 2021

c1; nghị luận

c2; người có lí...... thế giới,người vô lí...bản thân

c3?

c4?

[ e mới học lớp 7 thôi ko biết có đ ko]

k cho e ạ , mong chị thông cảm

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi sau : Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi sau : Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa, mẹ chỉ gắn bó với chiếc xe đạp già. Chiếc xe đã cũ, đã hỏng hóc nhiều; khi đi cứ phát ra tiếng "kót...két". Ấy vậy mà thân thương, nghe cứ thấm đượm lòng tôi mỗi chiều về. Để được chờ đợi, được nhìn dáng người đạp xe trong nắng, đội chiếc mũ tai bèo mà thương lắm thương ơi. Tôi đi học, một bước vào đời. Vui, buồn, đều về tâm sự với mẹ. Mẹ tôi không văn chương hoa mỹ, lời mẹ nói ra không bóng bẩy đầy thơ. Mẹ chỉ cười, mẹ cười và nói những điều chân thành nhất. Nhưng đối với tôi, vậy đã là quá đủ. Lúc được thành tích tốt, mẹ cười đầy tự hào. Lúc gặp thất bại giữa chặng đường đến ước mơ, mẹ cười an ủi. Lúc bị bạn bè ganh tị, mẹ cười bảo tôi vị tha. Mẹ sống bằng nụ cười của mẹ, tôi sống từ ánh nắng của nụ cười đó. Sao mà ấm, sao mà rộng lớn, sao mà bao dung quá đỗi.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2: Câu " Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt" có sử dụng biện pháp tu từ nào

Câu 3: Nêu nội dung đoạn trích

Câu 4: Nhận xét về hình ảnh người mẹ qua đoạn trích trên từ 3-5 dòng

1
25 tháng 3 2020

1. Miêu tả

2. Liệt kê

3. Đoạn văn tả người mẹ thân yêu và nói lên tình cảm của con với mẹ

4. - Mẹ bình dị, thân thương.

- Mẹ lắng nghe mọi điều của con, là nơi bình yên cho con trở về.

- Mẹ vất vả nhưng luôn giàu yêu thương.