K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2021

câu 1

a.thơ 5 chữ

b

 - Theo nhà thơ, món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ

.câu 2  biện páp nghệ thuật nhân hóa kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con.câu 3 . ko thể ,món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ. 

11 tháng 11 2021

Xác định và trả lời câu hỏi của văn bản sau Bài thơ Cây Đa

a . Xác định thể loại của văn bản trên.

Thể loại: Thơ ngũ ngôn ( 5 chữ )

b .Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

PTBĐ: Tự sự, biểu cảm

c.Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào

Hình ảnh "làng em" đã hiện lên với: cây đa , mương nước giữa đồng , lá xanh , biển lúa vàng

d.Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên: mênh mông , thong thả , đủng đỉnh , rì rào 

e.Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.

"thong thả" : chậm rãi, từ tốn, không tỏ ra vội vàng, gấp gáp.

f.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Lông hồng như đốm lửa”

Biện pháp tu từ được sử dụng là: So sánh

g.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Cây đa gọi gió đến Cây đa vẫy chim về”

Biện pháp tu từ: Nhân hóa

Tác dụng: Khiến cho mọi hoạt động của Cây đa trở nên sinh động, dịu dàng, chúng được sử dụng nhằm tăng tính hình tượng, diễn đạt của Cây đa.

h.Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì

Tham khảo (Mình đưa ra gợi ý, bạn tự làm nhé) :

+ Gợi cho em cảm xúc thân thuộc, yêu thương

+ Cây đa làm cho quê hương mình thêm sự giản dị, mộc mạc, gần gũi khiến cho ai đi hay về đều nhớ tới nó

+ Dù có nắng mưa, trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn ở đó, vẫn sừng sững nơi cửa làng

+ ....

* P/s: Thật sự xin lỗi bạn vì mình chỉ đưa được một vài gợi ý thôi. Học tốt nhé *

Chú bé loắt choắt, 
Cái xắc xinh xinh, 
Cái chân thoăn thoắt, 
Cái đầu nghênh nghênh, 

Ca-lô đội lệch, 
Mồm huýt sáo vang, 
Như con chim chích, 
Nhảy trên đường vàng... 
 

Sử dụng phép tu từ  so sánh và sử dụng từ láy cho bài văn thêm sinh động, hồn nhiên vui tươi, thơ ngây đúng như cái tuổi của Lượm- cái tuổi đượm nhiều kỉ niệm và mơ ước, thể hiện sự nhanh nhẹn của chú bé khi làm công việc liên lạc!

3 tháng 8 2016

ế, từ láy là những từ nào thế, mình biết là biện pháp tu từ là so sánh rồi

biện pháp điệp từ"vì"

3 tháng 1 2022

Biện pháp nghệ thuật : Điệp ngữ 

Tác dụng : nhấn mạnh nguyên nhân người cháu(cũng là người chiến sĩ) ra trận chiến đấu.

23 tháng 4 2021

Từ láy:loắt choắt,xinh xinh,thoăn thoắt,nghêng nghênh

Biện pháp tu từ:Như con chim chich-Nhảy trên đường vàng

Tác dụng:Phép so sánh này có vai trò quan trọng trong việc tái hiện chân dung nhân vật Lượm.Đó là hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ bé,hiếu động,nhí nhảnh,hồn nhiên vui tươi và rất đáng yêu.

Hình ảnh đó còn góp phần tái hiện những bước chân tung tăng của Lượm vừa đi vừa nhảy trên con đường vàng

23 tháng 4 2021

Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

28 tháng 4 2021

1. Hoàn cảnh sáng tác 2 bài thơ Lượm và Đêm nay Bác không ngủ :

- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Và trong hồi kí của mình, nhà thơ đã kể lại cuộc gặp gỡ với một chú bộ đội vừa từ Việt Bắc trở về. Trong cuộc gặp gỡ ấy, tác giả đã lắng nghe kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm hành quân đi chiến dịch Biên giới của chú bộ đội. Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

- Vào tháng 12 năm 1946 đã nổ ra trận chiến giữa quân ta và giặc Pháp tại Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận tại Huế bị tan vỡ, quân ta di chuyển lên chiến khu và đổi sang lối đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về Huế để phục vụ kháng chiến. Tình cờ trên đường đi, nhà thơ được gặp Lượm - một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, nhanh nhẹn, thông minh, trong sáng. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường đi đưa thư. Vô cùng xúc động trước sự hi sinh của em, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.

2. Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.

3. Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác Hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiến đấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

3 tháng 3 2019

                                                         Bài làm :

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

(Minh Huệ)

Trong câu thơ trên, nhà thơ Minh Huệ đã sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng rất thành công. Bóng Bác Hồ được so sánh với “ngọn lửa hồng”. Và kết quả cùa phép so sánh thật thú vị: “Bóng Bác cao lồng lộng” - “ấm hơn” - “ngọn lửa hồng”. Nhờ phép so sánh đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho những người chiến sĩ, nhữngngười dân công thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như đang bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày tháng chiến đấu gian nan, vất vả.

3 tháng 3 2019

lên mạng đây fphair không

15 tháng 12 2021

Khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng gà trưa đã được Xuân Quỳnh sử dụng thành công biện pháp tu từ ẩn dụ. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong cùng với điệp từ "nghe" để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Sự kết hợp hài hòa của phép tu từ làm cho lời thơ trở nên hay hơn, sinh động hơn, gợi hình, gợi cảm. Điều đó không chỉ giúp bạn đọc có thêm sự yêu thích với bài thơ mà còn mang ý nghĩa nhấn mạnh. Ở đây là sự nhấn mạnh về những cảm xúc mà người lính cảm nhận được, về vẻ đẹp bình dị của quê hương trên hành trình tiếp sức cho người lính. Qua đó, ta thấy được sự yêu quý, trân trọng, thấu hiểu của tác giả với vẻ đẹp của quê hương thanh bình, yên ả.

:D