K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2017

RANH GIU VAY TIA

24 tháng 1 2017

Ranh Giu Vay Tia

16 tháng 12 2017

Sau năm năm học tại trường Đại Học Y Dược Việt Nam. Em đã ra trường và giờ đang làm bác sĩ ở một bệnh viện lớn. Tranh thủ dịp được nghỉ phép một tuần, em về thăm lại ngôi trường cũ. Bao kỷ niệm thời thơ ấu giờ đây vẫn con nhớ mãi trong tâm trí em.

Ngày em về thăm trường Nam Việt cũng là ngày Nhà Giáo Việt Nam. Về đến nơi, trường không còn như trước mà nay đã như một cái đĩa bay trên không khiến em vô cùng bất ngờ. Em được cô Trang dẫn đi tham quan trường. Lúc này, em tò mò là làm sao để lên được trên đó. Trong khi đó, Cô Trang làm gì và từ chiếc đĩa bay, thả xuống một thang máy và em với cô lên tới các lớp học. Mỗi người lên phải đeo một cái kính 3D. Em và cô đi xung quanh các lớp học, các lớp học của trường này làm em thêm ngạc nhiên vì bảng đen không cần phải nhiều như trước nữa. Chỉ cần nó nhận ra tiếng nói của giáo viên thì sẽ mở khóa và hoạt động. Giáo viên giảng bài không cần phải nói nhiều vì bảng sẽ mô phỏng lại ý nghĩa lời nói của giáo viên. Đi tham quan một lúc thì đói quá phải xuống căn-tin ăn mới được. Tưởng như lúc mình còn học khi ăn phải trả bằng tiền, thì giờ đây dùng bằng thẻ thanh toán để lấy thức ăn. Mà điều kì lạ là trong căn- tin không có một người nào trông coi quán, các em học sinh dùng các chiếc máy điều khiển để chọn thức ăn. Đang ăn thì thấy có một thầy già lắm rồi, em lại hỏi và biết đó chính là thầy Phương. Nhìn trán thầy đã nhiều nếp nhăn hơn, lưng đã hơi còng, bộ tóc đã bạc phơ. Em lại thấy cô Trang, cô Hân, thầy Hóa. Cô Trang lúc trước khác xa so với bây giờ, cô đã có chồng vì sinh ra hai cu tí, cô Hân tuy đã già hơn trước một chút nhưng cô vẫn giữ nguyên được tính giản dị. Còn thầy Hóa có lẽ bệnh nhiều lắm, nhìn mặt thầy mệt mỏi, em đã nói chuyện với bao người trong suốt thời gian giải lao. Nhìn cô Trang với vẻ u sầu vì vừa phải chăm sóc con cái, lo việc gia đình, vừa còn phải đến trường dạy các em học sinh. Vào giờ học, tiếng chuông từ đĩa bay làm các em vào lớp. Hình như, các em học sinh thời này ngoan hơn thời trước. Khi vào lớp, các bạn bật Ipad và vào tiết học, mỗi người đều đeo một tai nghe vào, tiết học như một thế giới của internet. Em nhớ lại lúc xưa học chỉ có chiếc tivi là tốt, các em phải viết vào vở, so sánh với lúc này thì học sinh thời nay tốt hơn gấp mười lần. Đến nội trú, cửa tự động mở ra, mỗi giường có một cái quạt, máy vi tính có màn hình bằng ti vi. Vào phòng tắm thì có những chiếc dĩa bay nhỏ để tắm và vệ sinh. Mỗi giường cố một chế độ khác nhau về mặt thời tiết. Các chiếc giường rộng hơn lúc trước nên ngủ cũng thấy thoải mái hơn. Thức dậy thì không mang giày của buổi sáng nữa mà mang giày có ba chế độ là: bay, lăn bánh và đi bộ. Em chơi và trò chuyện với các em học sinh. Đến tối, em lại về trường Đại học Y Dược Việt Nam.

Qua một ngày quay về trường cũ, em có cảm giác như được quay lại thời thơ ấu của tuổi học trò. Em hứa sẽ học Y Dược nhiều hơn nữa để trở thành một bác sĩ giỏi, biết thêm nhiều phương thuốc mới để cứu mọi người. Những điều đó chỉ vì muốn đền đáp công lao nuôi dưỡng của ba, mẹ và công ơn dạy dỗ của các thầy cô .

:D

16 tháng 12 2017

Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thảnh sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.

Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy sỏi đá năm xưa đã được thay thế bằng một con đường ữải đá phang lì, êm ru.

Xe tôi chạy chầm chậm trên đường nhỏ mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.

Bước vào sân trường sự thaỵ đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Lan toét, cái Hồng cụ, thằng Sơn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây yẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dàn.

Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp… khóa…”.

Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Thanh dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy.

Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đay lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình.

Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Thanh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:

– Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?

Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:

– Em là Lan học sinh lớp 6A, khóa học cách đây mười năm rồi phải không?

– Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.

Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đen lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh.

Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được ữở lại tuổi học ữò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:

– Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết nhung cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.

– Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.

Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:

– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.

Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lóp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.

Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.

Hãy kể lại câu chuyện Con Rồng Cháu Tiên theo lời kể của em.

Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch và có nhiều phép lạ. Thần thường sống dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn diệt trừ yêu quái giúp dân và dạy dân chăn nuôi trồng trọt…
Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông. Biết vùng Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ nên nàng đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Họ yêu nhau, kết duyên đôi lứa, sống tại cung điện Long Trang trên cạn.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kì lạ làm sao, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng đó nở thành trăm người con trai đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, sức khoẻ như thần. Âu Cơ và Lạc Long Quân mừng vui khôn xiết.
Nhưng Lạc Long Quân vốn quen sống dưới nước. Một hôm, chàng đành từ biệt vợ con trở về thuỷ cung. Âu Cơ một mình vò võ nuôi con trong chờ mong buồn tủi. Một hôm, nàng gọi chồng lên than thở:
- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?
Lạc Long Quân ngậm ngùi:
- Ta thuộc nòi rồng, quen sống dưới vùng nước thẳm, nàng là tiên nữ, quen sống chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở với nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đem năm mươi người con lên núi, chia nhau cai quản đất đai, khi có việc cần thì giúp đỡ nhau.
 Âu Cơ mang năm mươi người con lên rừng. Người con trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Triều đình có đủ tướng văn tướng võ. Con trai được gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương. Khi cha chết, ngôi báu được truyền cho con trưởng. Cứ thế, mười mấy đời vua Hùng đã thay nhau trị vì đất nước, không hể thay đổi hiệu Hùng Vương.
Kể từ đó, dân Việt Nam, con cháu các vua Hùng, đều tự coi mình là con Rồng, cháu Tiên.
Đấy là truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc ta. Truyền thuyết cũng cho ta hiểu rõ hơn hai tiếng thiêng liêng "đồng bào" (cùng trong một bọc). Chúng ta tự hào hơn về nòi giống Tiên Rồng của mình. Tự hào hơn về tình đoàn kết của các dân tộc anh em trên đất Việt.

Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng con trai của thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân lên bờ thần giúp dân diệt trừ yêu tinh giúp dân cách trồng trọt xong việc thần về thăm mẹ.

Trên núi cũng có một nàng vô cùng xinh đẹp còn gái họ Nông tên là Âu Cơ tình cờ hai người người gặp nhau kết duyên thành vợ chồng ở Vân Trang.Âu Cơ sinh được một bọc trăm trứng rồi sinh ra một trăm đứa con hồng hào ko bú mớm nhưng vẫn lớn nhanh như thổi.

Một hôm chàng nhớ mẹ nên về thủy cũng bỏ mẹ con Âu Cơ ở lại Âu Cơ mong chờ chẳng thấy chồng về nên Âu Cơ nói:"Sao chàng nỡ bỏ mẹ con thiếp mà đi"Lạc Long Quân bơi lên bờ nói:"Chúng ta tính tình tập quán khác nhau người dưới nước,kẻ ở núi chẳng sâu lâu được nạy ta 50 con xuống biển nàng đem 50 con lên núi có gì khó khăn cùng nhau giúp đỡ"

Thế là Lạc Long Quân đem 50 đứa con xuống biển, con trai trưởng lên ngôi vua đặt tên là Hùng Vương đạtr tên nước là Văn Lang cứ như vậy các đứa con đều đặt tên là Hùng Vương

15 tháng 2 2017

mình không thi  đâu

18 tháng 8 2021

xin phép đc phốt một số bạn

Các bạn đăng đề văn lên nhờ mn giúp rồi ghi k chép mạng, sao khôn vậy nếu mn viết đc 1 bài văn cho bạn thì bạn chép lại rồi mang lên nộp cho cô đc 9,10 điểm. Trong khi đó bạn đã bảo mn k chép mạng vậy chính bạn cx đã chép rồi còn j ( k áp dụng vs toán). Rồi nếu cô có hỏi bạn em chép mạng à thì bạn sẽ trả lời thế nào? Đúng là buồn cười mà 

Đây là ý kiên riêng

23 tháng 12 2016

Trên cuộc sống này, ai cũng cần có một gia đình. Tôi cũng vậy, tổ ấm của tôi bao giờ cũng tràn ngập hạnh phúc và tiếng cười.

Người ta thường ví thời gian như một dịng sơng trơi mãi, mới đó mà đã hai mươi năm. Tôi bây giờ đã là một bác sĩ làm việc ở bệnh viện tỉnh được khoảng năm năm nay rồi. Tôi ngày nào cũng tất bật lo cho công việc ở bệnh viện. Có khi về đến nhà thì con tôi cũng đã ngủ từ lâu. Chồng tôi đi dạy học ở một trường trung học khá lớn ở tỉnh. Ngày ngày anh ấy đi làm, trưa về nhà lo cơm nước rồi lại đi tiếp. Ngày qua ngày, mỗi người một việc, không ai trách ai. Cô con gái bé bỏng của tôi đang học lớp một. Tuy bằng tuổi với mấy đứa bạn cùng lớp nhưng nó cao hơn và thông minh hơn hẳn chúng bạn. Cô bé sở hữu chiều cao của cha, trí thông minh của cả mẹ và cha.

Từ lúc bé, tôi đã mơ ước rằng mình sẽ được làm một người bác sĩ thật giỏi. Điều đó bây giờ đã trở thành sự thật sau một thời gian dài phấn đấu không ngừng. Cái mơ ước ấy bắt đầu xuất hiện trong tôi từ khi ông của tôi bị bệnh, không đủ chi phí để điều trị nên đã qua đời. Tôi buồn lắm. Nhưng bây giờ, tôi đã biến cái ước mơ cao xa đó thành sự thật. Tôi chuyên khoa tai mũi họng, khám cho những người lớn. Tôi không biết bệnh nhân của tôi có hài lòng về thái độ và tác phong làm việc của tôi hay không nhưng có lẽ họ sẽ bảo thầm: “Cũng rất tốt đấy chứ. Thái độ không đến nỗi tệ”. Tôi tự mình ngồi xét lại những hồ sơ bệnh nhân vào cuối mỗi ngày, và cũng ngồi xét lại những hành động, thái độ trong ngày. Tối về nhà, tôi cùng ngồi ăn cơm với gia đình, làm phần việc còn lại của mình và đi ngủ.

Bao giờ chồng tôi cũng dậy sớm hơn tôi. Sáng nào cũng vậy, sau khi lo xong bữa điểm tâm cho cả nhà, anh ấy trở về phòng, đánh thức tôi dậy, rồi cả hai chúc nhau một buổi sáng tốt lành. Cả nhà ăn sáng xong, bố của đứa con thân yêu của chúng tôi đưa nó đến trường, tiện thể đưa tôi đến bệnh viện. Đứa con gái ngồi nấp sau lưng ba, dựa vào lòng mẹ, ríu rít ca hát suốt quãng đường đến trường. Chồng tôi vừa đi vừa hỏi chuyện học hành, làm việc của hai mẹ con, nhắc lại những điều hai mẹ con cần sữa chữa, lưu ý. Đến trường của con, chồng tôi đón lấy con gái yêu từ bàn tay tôi, hôn lên má rồi trao lại để tôi dắt bé vào lớp học. Sau đó chở tôi đến bệnh viện, anh ấy không quên câu nói quen thuộc: “chiều nay anh lại đến đón nhé!”. Chồng tôi, anh ấy lúc nào cũng làm tốt công việc của mình.

Rồi còn cả cô con gái xinh xắn bé bỏng của tôi nữa. Về trí tuệ của nó thì tôi không phải lo. Cô bé giỏi đều các môn, nhất là cô bé viết chữ khá đẹp và học giỏi nhất môn Toán. Nó lúc nào cũng tự giác làm bài tập về nhà. Cô con gái của tôi lại còn rất yêu thích thiên nhiên và trồng cây từ khi nó vừa vào lớp Mầm. Tôi yêu nó hơn cũng chính vì điều đó.

Hiện tại, gia đình tôi tuy không sống với ông bà của cháu bé nhưng đều đặn chúng tôi vẫn thường về thăm cha mẹ. Nhà nội gần nên cứ cuối tuần, vào ngày chủ nhật, chúng tôi lại đưa đứa cháu duy nhất của ông bà về nhà chơi. Cháu gái của ông bà rất thích những món đồ chơi mà ông bà làm tặng cho nó như những con cào cào làm bằng lá dừa, những cái kèn lá… Vườn cây nhà ông bà luôn cuốn hút đứa trẻ thơ ngây. Nhà ngoại thì xa lắm nên thỉnh thoảng, ông bà ngoại chỉ gặp cháu có mấy tuần hè thôi. Cịn cháu khi về ngoại thì cũng vui không kém gì về nội. Về ngoại, con tôi được nô đùa dưới sóng biển cùng với anh chị em họ của nó. Gió và sóng đã xóa đi những căng thẳng về học tập của con gái tôi, cháu lại được hòa mình cùng với chúng bạn hàng xóm bằng những trò chơi dân gian mà lúc nhỏ tôi vẫn hay chơi. Đây cũng là những dịp để chúng tôi báo hiếu cho cha mẹ.

Gia đình tôi bây giờ tuy luôn bận rộn nhưng lúc nào cũng dành thời gian quây quần bên nhau, trao đổi sinh hoạt với nhau, trò chuyện chia sẻ nỗi buồn chuyện vui cho nhau nghe. Khoảng bảy giờ tối thứ bảy, gia đình của tôi lại tổ chức sinh hoạt với những nội dung như nói về thời sự, chuyện học tập của con, công việc của ba và mẹ… “Có lúc cả nhà lại kể những mẫu chuyện vui cho nhau nghe, mở truyền hình xem những chương trình bổ ích, nói về sai sót của thành viên nào đó trong gia đình và còn nhiều lắm.

Giờ đây theo thời gian, con tôi lớn dần lên. Rồi một ngày tôi nhận được từ tay nó tấm bằng vở sạch chữ đẹp cấp trường, cấp huyện rồi cả cấp thành phố, rồi tấm bằng khen học sinh giỏi Toán… Mấy ngày hôm đó, cả gia đình tôi ai cũng thêm yêu thương đứa con gái bé bỏng của gia đình mình nhiều hơn nữa. Rồi đến chồng tôi lại được nhận bằng giáo viên giỏi. Tôi cũng được khen. Cả gia đình từ đó nhân đôi niềm hạnh phúc. Những buổi sinh hoạt gia đình sau hôm đó chỉ toàn đưa ra những thành tích tốt của mọi người. Phần nhỏ còn lại để dành cho một vài lời góp ý.

Cô bé con tôi được nghỉ hè. Vào một buổi trưa hè, nó đến nói với tôi như ngày xưa tôi đến nói với bà ngoại nó, khẽ hỏi tôi: “Tương lai sau này của con sẽ như thế nào hả mẹ?”. Tôi chợt nhớ lại những khi xưa, trong một buổi trưa hè, tôi cũng đến bên mẹ tôi hỏi đúng như câu đó. Và vẫn cứ câu trả lời khi xưa mà mẹ dành cho tôi, tôi nhẹ cười và bảo: “tương lai con sẽ do chính con quyết định. Nếu con muốn trở thành giống như mẹ thì cố gắng lên con sẽ làm được. Hãy dựa vào chính mình, cố gắng quyết tâm thì tương lai của con sẽ ngoan ngoãn trong tay con, nó sẽ vâng theo những lệnh mà con nói với nó. Cố gắng lên con nhé!”.

Và cứ như thế, dòng thời gian đã làm cuộc sống ta thay đổi. Tương lai của tơi đã được dệt nên từ ước mơ của hai mươi năm về trước. Quan trọng là ta phải có nghị lực để có thể quyết định chính tương lai của mình.

24 tháng 12 2016

Thu Anh yêu quý!
Đã lâu lắm rồi chúng mình chưa nói chuyện với nhau, cậu nhỉ? Thời gian thấm thoắt trôi qua, kể từ ngày cậu sang Mỹ cùng chồng xây đắp hạnh phúc gia đình đến nay đã hơn 3 năm. Thời gian dài như vậy chắc hẳn cậu cũng đã quen với cuộc sống ở môi trường mới rồi nhỉ? Dạo này cậu và gia đình có khỏe không? Công việc của cậu bên ấy có tốt không? Tớ tin chắc rằng với tính cách năng động, hoạt bát, nhanh nhạy của mình thì bạn thân của tớ sẽ làm mọi việc ổn thôi.
Còn tớ bây giờ đã thực hiện được ước mơ của mình. Công việc của tớ làm làm giáo viên dạy Văn trong ngôi trường mà chúng mình đã gắn bó – Trường Trung học Cơ sở Quảng An. Tớ cảm thấy rất vui vì mình đang làm một công việc ý nghĩa – truyền đạt lại những kiến thức cho các em học sinh. Cuộc sống gia đình của tớ cũng rất hạnh phúc. Đối với một người phụ nữ ở tuổi 35 như tớ, đó là một cuộc sống viên mãn rồi. Cậu biết không, tớ có một người chồng rất tâm lí đấy. Anh ấy chia sẻ với tớ những chuyện buồn vui trong cuộc sống, cảm thông với công việc của tớ và còn giúp tớ làm việc nhà nữa. Không chỉ vậy, tớ còn cảm thấy hạnh phúc lắm vì có một cô con gái đáng yêu. Công chúa của tớ tên là An Nhi cậu ạ. Năm nay con bé đã bốn tuổi rồi. Con gái tớ rất ngoan và nghe lời, đặc biệt là nó thích đi học lắm. An Nhi giống tớ quá,cậu nhỉ ?
À, Thu Anh ơi! Hôm qua tớ và các bạn đã về thăm lại các thầy cô giáo của trường mình nhân ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 đấy. Trên đường đến trường, tớ có rất nhiều tâm trạng : vui có, buồn có,hồi hộp có, lo lắng có... Tất cả cảm xúc, tâm trạng cứ lẫn lộn với nhau, chính tớ cũng không biết rõ mình cảm thấy như thế nào nữa. Tớ vui vì chuẩn bị gặp lại những người mà mình vô cùng yêu mến và kính trọng nhưng cũng lo lắng vì sợ các cô không nhớ mình, buồn vì thời gian trôi qua nhanh, chẳng mấy chốc sẽ lại phải tạm biệt nhau. Rảo bước nhanh trên con đường đến trường,tớ tranh thủ ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Cảnh vật vừa thân quen cũng vừa lạ mắt. Hai bên đường vẫn là những hàng cây xanh mướt, tạo bóng mát cho mọi người. Con đường Tô Ngọc Vân được rải nhựa bằng phẳng nên đi lại cũng thuận tiện hơn rất nhiều, không còn những đoạn đường gồ ghề như trước kia nữa. Vừa đi tớ vừa nhà lại những kỉ niệm đẹp không thể nào quên của lớp chúng mình. Tớ nhớ những buổi tan trường, chúng mình tụ tập trước cổng trường, nói đủ mọi thứ trên đời và đôi khi còn rủ nhau đi ăn nữa. Tớ nhớ cả những tiết học vui vẻ,tinh nghịch của lớp mình. Mỗi khi nhắc đến chúng, tớ lại cảm thấy vui vui.
Mải suy nghĩ miên man, tớ không để ý rằng mình đã đặt chân đến cổng trường Quảng An thân yêu. Trường thay đổi nhiều quá đến nối tớ còn không nhận ra. Biển tên trường đơn điệu xưa kia đã được thay thế bằng tấm biển đèn led. Dãy nhà ba tầng giờ đât được xây mới hoàn toàn, trở thành tòa nhà mười tầng cao vút. Vì vậy nên nhà trường đã lắp thêm hai chiếc thang máy tiện nghi để thuận tiện cho việc đi lại của giáo viên và học sinh. Đi qua các lớp học, tớ thấy chúng hiện đại và khang trang quá! Mỗi lớp học đều có tivi, điều hòa, máy chiếu. Các em học sinh không tự học mà học theo nhóm dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Tớ thấy cách học này rất hay và hiệu quả đấy cậu ạ. Như vậy các em học sinh sẽ thỏa sức sáng tạo, suy nghĩ về bài học và cũng rèn luyện sự gắn bó, đoàn kết giữa các em. Trên bốn bức tường có trưng bày kết quả học tập của các nhóm cũng như ý kiến đóng góp cho mỗi giờ học đã qua. Cậu còn nhớ nơi chúng mình hay đến – căng tin không? Căng tin của trường đã rộng gấp mười lần trước kia.Chính vì vậy mà các thực phẩm cũng đa dạng hơn. Mỗi bữa ăn, các em được ăn những món mình yêu thích. Các em được tự lấy đồ, thỏa sức ăn uống. Đó có thể coi như bữa buffet ấy cậu ạ. Còn vườn sinh thái chật hẹp ngày trước giờ đã rộng hơn nhiều. Trong đó có khá nhiều sinh vật, thực vật. Tất cả đều phong phú và thuận lợi cho học sinh tìm hiểu,khám phá. Trường cũng xây dựng thêm sân bóng làm bằng cỏ nhân tạo, bể bơi, sân bóng rổ. Các lớp học năng khiếu được mở ra giúp các em học sinh tham gia học những môn mình yêu thích như : họa,đàn,hát,... Giờ đây, trường cũng có những xe đưa đóni học sinh. Những chiếc xe ấy đã giúp ích cho học sinh cũng như phụ huynh rất nhiều. Xe với đầy đủ tiện nghi như điều hòa, ti vi,đồ ăn sáng... chắc hẳn sẽ làm các học sinh thích thú cậu nhỉ? Tớ lại mong được quay lại trường học đây nè.
Tớ đang bất ngờ với những sự thay đổi mới mẻ của trường thì bỗng nghe thấy tiếng gọi từ xa xa : “ Huyền My ơi!” Tớ ngoảnh mặt lại, thì ra đó chính là Ngọc Anh – cô bạn thân thiết của chúng mình. Bạn ấy bây giờ cao hơn và rất xinh đẹp. Công việc của Ngọc Anh là làm giám đốc ngân hàng Ngoại thương. Chắc hẳn để có được chỗ đứng trong xã hội như thế này,bạn ấy đã phải cố gắng rất nhiều. Ngọc Anh nói với tớ rằng các bạn trong lớp đã đến gần hết và đang tập trung ngoài cổng trường. Nghe vậy, tớ cùng Ngọc Anh rảo bước thật nhanh để ra đó gặp mặt các bạn. Trông ai cũng trưởng thành và chững chạc hơn rất nhiều. Chúng tớ bắt đầu trò chuyện với nhau, hỏi han về công việc hiện tại. Cẩm Tú thì thành hiệu trưởng trường tiểu học Chu Văn An. Hà Phương đã đạt được ước mơ làm bác sĩ. Xuân Tùng thì trở thành Bộ trưởng Bộ Văn Hóa – Nghệ thuật. Còn bạn Hoàng Thương – người học chưa tốt trong lớp thì giờ đây lại là một kĩ sư, thiết kế ra mô hình trường mình đấy cậu à... Tất cả lớp mình đều đã thành đạt hết rồi. Bỗng nhiên, tớ nảy ra ý nghĩ vào thăm các thầy cô giáo. Các bạn đều nhiệt tình đồng ý. Người đầu tiên chúng tớ gặp là cô Hiệu trưởng. Cô giờ đã nghỉ hưu nhưng vẫn nhớ lớp mình. Cô vui tính đùa rằng lớp nghịch nhất trường nên cô không thể nào quên được. Tiếp theo, tớ gặp cô Huyền – giáo viên chủ nhiệm yêu quý của tập thể lớp 9C ngày ấy. Cô nghỉ hưu được hơn mười năm rồi, giờ đã quay lại trường dự buổi chào mừng ngày 20/11. Cô hỏi thăm từng đứa một. Chúng tớ đều cảm thấy hối hận vì ngày ấy đã nhiều lần làm cô buồn và tức giận. Hình như cô cũng biết được điều đó nên đã nói với chúng tớ :
- Các con giờ đều đã trưởng thành rồi. Cô rất vui vì điều đó. Có lẽ bao nhiêu công sức, tâm huyết cô dành cho cả lớp đều đã được đền bù xứng đáng. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của những người làm nghề nhà giáo.
Tự dưng tớ cảm thấy sống mũi mình cay cay, rồi những dòng nước mắt như muốn trực trào. Tớ òa lên khóc và ôm trầm lấy cô. Tớ nói những lời cảm ơn chân thành xuất phát từ đáy lòng:
- Cô ơi, chúng con cảm ơn cô nhiều lắm! Cảm ơn cô đã dìu dắt chúng con trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
Cô cũng rất xúc động. Cô trò lại vui vẻ tay bắt mặt mừng, mọi người chụp những kiểu ảnh kỉ niệm với nhau. Sau đó, chúng tớ đi thăm những thầy cô khác. Chúng tớ đã gặp lại cô Minh – người mà lớp mình hết mực yêu quý đấy cậu ạ. Giờ đây cô đã 52 tuổi nhưng trông cô vẫn còn rất xinh đẹp và dịu hiền. Thật vui biết bao vì cô vẫn còn nhớ tớ - cô học trò cưng ngày nào. Cô và cả lớp chúng mình đều rất vui vì gặp lại nhau. Cô hỏi thăm các bạn và tỏ ra rất hạnh phúc vì thấy lớp mình đều thành công trong cuộc sống. Khi gặp lại cô, tớ cảm thấy có rất nhiều điều muốn nói nhưng không thể cất nên lời.
Thời gian trôi qua nhanh quá, chẳng mấy chốc tất cả mọi người phải tạm biệt nhau. Ai cũng đều tiếc nuối, quyến luyến không rời. Tớ mong rằng lúc đó thời gian ngừng trôi nhưng không được.
Thôi, thư đã dài rồi, tớ xin ngưng bút tại đây. Chúc cậu và gia đình luôn mạnh khỏe, thành công. Khi nào có thời gian rảnh nhớ về thăm trường lớp,thầy cô và các bạn nhé.

Bạn thân của cậuNguyễn Trần Thành Đạt
22 tháng 9 2020

    MÌNH CHỈ GIÚP LÀM GIÀN Ý THÔI NHÉ!!!

 I Mở bài: 

- Giới thiệu về ngày đầu tiên đi học.

II. Thân bài:

1. Trước ngày khai giảng:

- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.

- Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy.

2. Trên đường đến trường:

- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.

- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo.

- Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, buôn bán nhộn nhịp.

- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.

- Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.

- Tôi trông thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường.

- Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ.

- Lòng tôi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học.

3. Vào sân trường:

- Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều.

- Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ : “Chào mừng năm học mới”.

- Sân trường thật nhộn nhịp với cờ, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui, quần áo  tươm tất.

- Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau

- Các bạn nhỏ rụt rè, khóc lóc.

- Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy(cô) giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một  là bối rối không biết phải làm gì. 

- Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới.

- Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.

4. Vào lớp học:

- Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi hộp, gần gũi và tự tin,..).

- Mùi vôi mới, bàn ghế sạch sẽ …

- Quan sát khung cảnh lớp học

III.kết bài

cảm nghĩ về ngày đầu tiên đi học



 

22 tháng 9 2020

   Thời học sinh là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Chính vì vậy, những kỉ niệm gắn bó với tuổi thần tiên ấy cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm chúng ta. Và với tôi, mà không, với rất nhiều người nữa, ngày khai trường đầu tiên sẽ là hồi ức tươi đẹp nhất, để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

     Còn với tôi, đó là một buổi sáng mùa thu trời trong xanh. Mẹ gọi tôi dậy từ sáng sớm, rồi lại tất bật chuẩn bị cho tôi; nào quần áo đồng phục, sách vở, rồi nấu ăn sáng cho cả nhà. Nhìn mẹ bận rộn như vậy, tôi thầm tự nhủ mình phải vệ sinh thật nhanh chóng để mẹ không phải nhắc nhở. Ấy vậy mà cứ một lúc mẹ lại giục tôi “Quỳnh ơi! Nhanh lên nào không lại muộn giờ mất!”. Lúc ấy, tôi nghĩ thầm, chắc khai trường sẽ có rất nhiều chú công an, nếu mình đi muộn, mẹ sợ mình sẽ bị các chú ấy bắt nên phải thúc tôi như vậy. Thế nên tôi quáng quàng cả lên, ăn vội mấy miếng cơm rang và lúc này, người giục mẹ tôi chở đi khai giảng sớm lại chính là tôi. Mẹ cười đôn hậu và dịu dàng nói: “Cứ ăn từ từ thôi con ạ, còn sớm mà, ăn cho no đã”. Rồi tới lượt bố tôi chậm rãi nói “Hôm nay con đã là học sinh lớp một rồi, phải ngoan và biết nghe lời mọi người hơn nữa, không còn nhõng nhẽo, làm nũng bố mẹ như các em bé nữa nghe chưa! Trong lớp con phải cố gắng nghe cô giáo giảng bài, cố gắng tập đọc, tập viết, dành được nhiều điểm 10, con có hứa với bố không?” Tôi lí nhí đáp: “Dạ, có ạ!” Tôi chào bố và ra sân lên xe, mẹ chở tới trường. Con đường hôm nay thật đông đúc và nhôn nhịp, tôi nghe mẹ bảo, hôm nay, các bạn, các anh, các chị cũng đi khai giảng như tôi. Tôi thích thú và tò mò về ngôi trường mới, không còn sợ chú công an như lúc ở nhà nữa. Tới rồi! Ngôi trường mới của tôi. Ôi! Đẹp quá! Tôi thốt lên trong niềm sung sướng. Ngôi trường rộng rãi và khang trang, trong sân trường có cả một hồ nước trong vắt và vườn cây với đủ các loài hoa. Đến chỗ nào tôi cũng chỉ cho mẹ những phát hiện mới của mình.

         Tới sân trường, tôi được mẹ dẫn vào hàng của lớp 1A2. Chúng tôi, những cô bé, cậu bé học trò lớp 1 bước vào lễ chào cờ đầu tiên. Tôi thắc mắc không hiểu sao trên cổ của các anh chị lớp lớn, ai cũng đều đeo chiếc khăn màu đỏ. Về sau tôi được mẹ giải thích, nếu tôi cố gắng học tập và đạt kết quả cao sẽ được kết nạp làm đội viên đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và cũng sẽ được đeo khăn quàng đỏ như các anh chị ấy. Sau khi kết thúc nghi lễ chào cờ, cô hiệu trưởng lên nhắc nhở và căn dặn học sinh nhiệm vụ năm học mới. Khi cô đánh những tiếng trống đầu tiên, cũng là lúc từng chùm bóng bay sặc sỡ được thả lên trời. Buổi lễ kết thúc và chúng tôi trở về lớp. Bất chợt, tôi nhận ra mẹ, mẹ đâu rồi! Tôi hoảng hốt đảo mắt khắp sân trường, vẫn không thấy mẹ đâu. Tôi òa lên khóc nức nở. Bỗng tôi nhận thấy có một bàn tay đặt lên vai mình, sau đó là giọng nói nhẹ nhàng “Em ở lớp nào? Sao đứng ở đây khóc mà không vào lớp đi?” Tôi ngước mắt lên, một chị lớn tuổi hơn tôi, dáng cao gầy, tóc thắt hai bên. Tôi vừa nói, giọng nói nghẹn ngào trong tiếng khóc: “Em…em học lớp 1A2. Em chẳng thấy mẹ ở đâu cả hu …hu…”. Chị phì cười rồi nói: “Em bé ngốc, chắc mẹ em về rồi, em vào lớp đi, khi nào học xong thì mẹ sẽ tới đón”. Tôi ngây thơ hỏi chị : “Chị ơi, thế lúc nào học xong hả chị? Em nghe chị hàng xóm bảo phải học 12 năm cơ, thế lúc nào em lớn em mới được gặp mẹ à chị? À chị ơi, em không biết lớp 1A2 ”. “Không phải đâu em à, em học từ bây giờ đến buổi trưa, mẹ sẽ đến đón”, vừa nói chị vừa dẫn tôi tới một phòng học. “Đây là lớp 1A2, em cố gắng học tập tốt nhé! Thôi chào em. Chị cũng phải về lớp đây!”. Nói rồi chị chạy đi, thoắt cái đã không còn thấy chị đâu nữa. Mãi về sau này tôi mới phát hiện , mình chưa hỏi tên chị, nhưng cái hình ảnh cao gầy và mái tóc thắt bím hai bên của chị đã để lại ấn tượng không bao giờ quên trong tôi.

    Tôi bước vào lớp, một cảm giác thật khó tả: lạ lẫm, bỡ ngỡ và đôi chút lo sợ. Cô giáo sắp xếp chỗ ngồi cho chúng tôi thật nhanh chóng. Chỉ đến khi đã yên vị trong chỗ ngồi mới, tôi mới có dịp quan sát lớp học , cô giáo và những người bạn mới. Cảm giác xa lạ biến đi đâu mất, cô giáo nhắc chúng tôi lấy sách vở viết bài tập viết đầu tiên. Không gian trở nên vắng lặng. Sân trường vừa đông đúc, nhộn nhịp là thế, giờ đã không còn một bóng người. Giờ đây, tôi chỉ còn nghe thấy tiếng lích chích của vài chú chim non và tiếng đọc bài của cô giáo…                                                                                                                                                                                         Ngày đầu tiên ấy đã trôi qua, nhưng những cảm xúc sẽ không bao giờ mờ phai, và với tôi, cái ngày đầu tiên ấy như chỉ mới là ngày hôm qua mà thôi , những vui , buồn, hạnh phúc, thích thú, bỡ ngỡ, lo sợ trong ngày đầu tới lớp là những dư âm tới tận mai sau.



 

Mong tất cả các bạn thứ tha cho mình vì mình mình không chịu được nữa rồi. Theo suy nghĩ của mình thì mình thấy :1. Nhận xét thật:- Nói ra khuyết điểm, chúng nó Dislike ngay, không chịu thừa nhận rồi còn chửi ( WHAT ? )- Nói : " Bạn dễ thương quá / Tick mình đi bạn / Yêu bạn quá /.... " Chúng nó tick liền rồi nói : " Cảm ơn bạn nhé, chúng mình kết bạn đi. Dính vào bọn trẩu thì I LOVE U ( Ai lớp...
Đọc tiếp

Mong tất cả các bạn thứ tha cho mình vì mình mình không chịu được nữa rồi. Theo suy nghĩ của mình thì mình thấy :

1. Nhận xét thật:

- Nói ra khuyết điểm, chúng nó Dislike ngay, không chịu thừa nhận rồi còn chửi ( WHAT ? )

- Nói : " Bạn dễ thương quá / Tick mình đi bạn / Yêu bạn quá /.... " Chúng nó tick liền rồi nói : " Cảm ơn bạn nhé, chúng mình kết bạn đi. Dính vào bọn trẩu thì I LOVE U ( Ai lớp du =.0 ) Yêu nhau liền nhất là bọn tiểu học

2. Đăng linh tinh :

- Đăng tỏ tình đủ thể loại. Chửi cho ko nhục, đúng hơn là dậy dỗ chưa đúng. Chúng ta nói vậy thì làm được gì? Vẫn sẽ như vậy thôi, thử đặt mình vào hoàn cảnh đi! 

- Kết bạn : Mình thấy cũng ok vì đây là cộng đồng các bạn học sinh từ khắp miền trên đất nước nhưng mình nghĩ nên đăng ở học bài thì hơn. Nói đến đây mình lại thấy liên quan đến câu 1 : Chúng ta ghi : " Kb nhé nhưng đừng đăng linh tinh , đọc nội quy nha " và một đứa ghi :" Kb nhé bạn ưi ^.^ ! " . Bạn biết người đó sẽ tick ai. Phải đến 2/3 tick cho cái 2 ( theo quan sát của mình ) 

3. Nói đến cộng tác viên :

- CTV giúp đỡ : Không phải CTV nào cũng giỏi hết đâu. Mỗi người một điểm mạnh . Mình thấy rằng Cứ ai đăng câu hỏi lên cũng phải có câu đừng chép mạng nhé, nhất là văn. Các bạn nói vậy thì không phải chính các bạn đang chép bài à? Các cộng tác viên tìm bài văn trên mạng cop vào rùi cho chúng ta tham khảo , đấy ko phải sai, ko phải phạm nội quy của bạn, ko phải vì vậy mà ko tick. Cũng chính mình là từng làm như vậy ( mình đã hiểu ^.^ )

Đến đây, thì xin cảm ơn và cũng xin lỗi CTV cũng như các bạn vì làm mất thời gian và đăng linh tinh. Chúc buổi tối tốt lành ~.~

Tiện thì nếu các bạn muốn tick có thể viết một đoạn văn bằng tiếng anh tùy chủ đề bạn thích nhé

2
30 tháng 8 2018

Bạn nói rất đúng cho 10 điểm

và đoạn văn Tiếng Anh ưa thích của mk:

FAMILY

I cannot imagine living my life without my family by my side. Family is very important and valuable to me and is something that should never be taken for granted. Without my family, a large part of my life and culture would be missing.

Whether it’s my grandparent, my two sisters, my mom, or my dad, I know I can always count on someone to help me feel better. In fact, I think that this is probably the most important thing that my family has taught me; a family is made up of people who you can trust and who you can count on.

Too many times today, we read in the papers about families where parents abuse their children, verbally and physically. What these parents don’t realize is that they are either beginning or involving themselves in a vicious circle of hate in families. When parents abuse their children, they are telling their children that that is the way to raise children, and this is what their children learn. I was lucky, I have learned differently, because my family cares about me, and I care about them.

In this world of doubt, insecurity, and fear, my family is always there for me, holding their arms open to me with love. On the first day of first grade, I didn’t want to go to school, I had butterflies in my stomach and I found it difficult to walk because I was so nervous. The only reason that I finally went into the classroom is because my mom walked in with me, and promised me that as soon as school was out, she’d be there waiting for me, ready to bring me back to where I felt most comfortable, my family.

Luckily, I’m a little more grown up now; I can go into school by myself, and in a couple of years, when I go away to college, I’ll really have to go to school by myself. There will be no one who I will know at college. Of course I know I’ll make friends, but none of them will mean as much to me as my family does.

tk cho mk nhá

20 tháng 9 2022

Bạn nói rất đúng.Mình cũng cảm thấy như bạn nhưng ko dám nói vì sợ báo cáo và cảm ơn bạn đã nói hộ tiếng lòng của mình

2 tháng 4 2016

Ấn vào trả lời ý bạn

2 tháng 4 2016

ban bam vao thong tin roi co ben phai toan vui moi tuan roi an vao do la co giai de cho ban