Ho nuoc man thuong co o nhung noi co khi hau...
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cây 4 sẽ sống và phát triển bình thường nhé!
– Cây 4 sẽ phát triển bình thường. Vì có nước, chất khoáng, ánh sáng và không khí để thực hiện các quá trình trao đổi khí.
Vì khi trong thời gian nấu cơm, hơi nước sẽ bốc lên nhưng không có chỗ thoát hơi nên ngưng tụ lại ở dưới mặt nắp cơm.
Khi nóng , nước bay hơi gặp nắp cơm => dần dần ngưng tụ thành những giọt nước đọng lại trên nắp cơm
vì muối sẽ tan vào nước nhưng không tan nhanh bằng khi khuấy lên vì thế khi tan thì sẽ có vị mặn vì đó là dung dịch muối đã hòa tan
...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.
Câu 2.(6,0 điểm)
A. Về kĩ năng:
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, văn viết có cảm xúc. Chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.
B. Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được những nội dung sau:
- Giải thích nhận định.
- Chứng minh vấn đề qua tác phẩm: Ánh sáng của tác phẩm ấy là gì? Soi rọi vào tư tưởng, tình cảm của mình ra sao? Ấn tượng và sức sống lâu bền của nó với thời gian…
1.Giải thích nhận định:
- Tác phẩm lớn: tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian.
- Ánh sáng của tác phẩm: là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời đại…mà nhà văn đã chuyển hoá vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ…
- Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang nét riêng độc đáo.
2.Chứng minh qua “Lặng lẽ Sa Pa”:
- Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long. Đây là một tác phẩm đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, giàu lí tưởng tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng quê hương đất nước.
- Trước hết về giá trị nội dung: có thể xem tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ.
+ Ánh sáng người đọc đón nhận từ tác phẩm trước hết là âm vang của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Ở những con người này ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đã thành bản chất bền vững, những quan niệm đạo đức trong sáng, cao cả và một ý chí kiên định cách mạng, tất cả đã được tôi luyện trong thử thách của chiến tranh, nay đang được tiếp tục củng cố, phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
(D/c và phân tích dẫn chứng).
+ Tác phẩm rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật.
Cuộc sống của mỗi người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mến tự hào về mảnh đất mình đang sống.
Con người cần phải biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình làm.
Vẻ đẹp của con người lao động chính là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ươm mầm.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Về giá trị nghệ thuật: thứ ánh sáng đặc biệt của Lặng lẽ Sa Pa mà người đọc cảm nhận được toả ra từ chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm.
+ Chất thơ trong cốt truyện, chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên.
Mỗi câu mỗi chữ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đều giàu sức tạo hình, rực rỡ sắc màu, nhịp điệu êm ái như một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một lần được đặt chân lên Sa Pa.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
+ Chất thơ trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật, trong ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng trong sáng. Ngôn ngữ truyện như dòng nước mát trôi vào tâm trí người đọc, khơi gợi bao khao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Ánh sáng toả ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa - mới đọc tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì …. im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp - sống cống hiến dựng xây quê hương đất nước.
...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.
Câu 2.(6,0 điểm)
A. Về kĩ năng:
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, văn viết có cảm xúc. Chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.
B. Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được những nội dung sau:
- Giải thích nhận định.
- Chứng minh vấn đề qua tác phẩm: Ánh sáng của tác phẩm ấy là gì? Soi rọi vào tư tưởng, tình cảm của mình ra sao? Ấn tượng và sức sống lâu bền của nó với thời gian…
1.Giải thích nhận định:
- Tác phẩm lớn: tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian.
- Ánh sáng của tác phẩm: là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời đại…mà nhà văn đã chuyển hoá vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ…
- Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang nét riêng độc đáo.
2.Chứng minh qua “Lặng lẽ Sa Pa”:
- Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long. Đây là một tác phẩm đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, giàu lí tưởng tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng quê hương đất nước.
- Trước hết về giá trị nội dung: có thể xem tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ.
+ Ánh sáng người đọc đón nhận từ tác phẩm trước hết là âm vang của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Ở những con người này ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đã thành bản chất bền vững, những quan niệm đạo đức trong sáng, cao cả và một ý chí kiên định cách mạng, tất cả đã được tôi luyện trong thử thách của chiến tranh, nay đang được tiếp tục củng cố, phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
(D/c và phân tích dẫn chứng).
+ Tác phẩm rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật.
Cuộc sống của mỗi người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mến tự hào về mảnh đất mình đang sống.
Con người cần phải biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình làm.
Vẻ đẹp của con người lao động chính là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ươm mầm.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Về giá trị nghệ thuật: thứ ánh sáng đặc biệt của Lặng lẽ Sa Pa mà người đọc cảm nhận được toả ra từ chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm.
+ Chất thơ trong cốt truyện, chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên.
Mỗi câu mỗi chữ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đều giàu sức tạo hình, rực rỡ sắc màu, nhịp điệu êm ái như một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một lần được đặt chân lên Sa Pa.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
+ Chất thơ trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật, trong ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng trong sáng. Ngôn ngữ truyện như dòng nước mát trôi vào tâm trí người đọc, khơi gợi bao khao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Ánh sáng toả ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa - mới đọc tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì …. im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp - sống cống hiến dựng xây quê hương đất nước.
ừ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV), trong quá trình dựng nước và giữ nước có những sự kiện lịch sử tiêu biểu:
- Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước
- Năm 979, Đinh Bộ Lĩnh và con trưởng Đinh Liễn bị ám hại. Đinh Toàn- con trai thứ- mới lên 6 tuổi. Thái hậu họ Dương trao áo long cổn cho Lê Hoàn.
- Năm 981, quân Tống xâm lược nước ta. Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống. Độc lập được giữ vững. Nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc.
- 1009, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) lên làm vua.
- 1010, Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long
- 1075 - 1077, quân Tống xâm lược nước ta lần hai nhưng thất bại.
- Đầu năm 1226, nhà Trần thành lập
- Thời Trần, nước ta ba lần chiến thắng quân Mông - Nguyên xâm lược
- 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua, lập nên nhà Hồ, dời thành về Tây Đô (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá), đổi tên nước là Đại Ngu, thực hiện nhiều cải cách.
- Năm 1406, quân Minh sang xâm lược nước ta.
- 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã đánh tan quân Minh ở Chi Lăng.
- 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê.
Trong không gian bình dị và thanh thản của những ngày cuối tháng tư, của hoa loa kèn và nền trời xanh đầu hạ, nhạc sỹ Phạm Tuyên nhỏ nhẹ, chậm rãi ôn lại thời khắc “trả được món nợ cuộc đời” khi viết ca khúc “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” góp “một tiếng reo vui” mừng ngày Giải phóng!
Người nghệ sỹ Phạm Tuyên của ngày ấy, giờ đã là ông cụ (ngoại tám mươi mùa xuân) vẫn cứ tin rằng điệp khúc“Việt Nam Hồ Chí Minh…” được xướng lên hùng hồn sau thông báo tin độc lập của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên Đài Tiếng nói Quốc gia buổi chiều 30/4/1975 như đã có từ trước…
Video Player
00:00 02:40
Như có Bác trong ngày vui đại thắng - (Phạm Tuyên) - Tuyết Thanh - Đặng Hùng - Hợp xướng Đài TNVN
Nếu không phải ông thì cũng sẽ là một người khác cất lên “tiếng reo vui” ấy của lòng dân.
Để rồi đã qua 37 năm lửa và hoa, thật khó tin giữa thời bình hôm nay, lời ca dản dị, giai điệu vui tươi ngỡ như bài hát thiếu nhi ấy vẫn vang lên thật linh thiêng mỗi dịp chào mừng ngày 30/4 lịch sử và các lễ kỷ niệm trọng đại.
Cũng bài hát đó, sao hồn nhiên, trong sáng đến thế trong tiếng hát trẻ thơ? Sao nghe da diết, cồn cào mỗi khi “giã bạn” ở những miền đất ngược… Và tại nơi không thuộc về bầu trời Việt Nam, giai điệu ấy lại trở thành tiếng trống gọi quân ở nước bạn xa xôi. Để rồi đưa đến mối duyên gặp gỡ định mệnh xóa mờ mọi ranh giới địa lý, ngôn ngữ, ranh giới bạn và thù, giữa đội quân bên này và bên kia…
Bên ô cửa sổ phòng khách người nhạc sỹ già không giấu được niềm xúc động và phấn khích, dõi đôi mắt nhòa lệ như nhìn về quá khứ để nhớ lại thời khắc bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” được chọn trong ngày lịch sử.
Môi run run, nhạc sỹ Phạm Tuyên xúc động: "Có lẽ trong cuộc đời mình, chưa bao giờ tôi được chứng kiến lần thu thanh nào cảm động như thế...."
Từ 13h30 chiều ngày 30/4 tất cả anh em ca sỹ của Đài Tiếng nói Việt Nam được huy động dàn dựng bài hát này từ cổng ra vào đến trong phòng thu. Ông kể, trong buổi chiều đáng nhớ đó, từ người kéo đàn, người chỉ huy, người lĩnh xướng đều khóc vì vui, niềm hạnh phúc dâng trào non sông thống nhất, khóc vì những ngày gian khổ, chia cắt...
"Giây phút ấy tôi lặng người vì không tin những lời ca này là bài hát của mình, nghe như bài hát này có từ trước. Nếu giờ phút ấy tôi không viết thì sẽ có người khác viết thôi! Tôi như người ghi sẵn những âm hưởng tự đến như là định mệnh.”
Ngày đó, nhạc sỹ Phạm Tuyên đã 40 tuổi, làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam, phụ trách biên tập âm nhạc. Khi nghe Tổng biên tập, lúc đó là đồng chí Trần Lâm giao nhiệm vụ "sắp tới sẽ có chiến thắng rất lớn, vĩ đại nên anh em nghệ sỹ phải có tác phẩm hoành tráng để ăn mừng.”
Nghĩ đến chiến thắng vĩ đại, trong đầu ông chắc mẩm "Mình sẽ phải sáng tác một hợp xướng bốn chương.Thế mới có thể hoành tráng được! Theo lý trí chương một là Miền Bắc lũy thép, chương hai Miền Nam thành đồng, tiếp là thế giới – Việt Nam và chương cuối cùng là Ngày vui chiến thắng. "
Ngồi đối diện, ông cười xòa: "Đấy cứ nghĩ như thế và ngồi viết theo lý trí chứ không phải tình cảm lắm đâu. Tình cảm lúc đó đã dồn vào bước chân quân giải phóng hết cả."
"Tôi nhớ tối 28/4 lúc đó là 9h30 tối, Đài báo một phi công ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, tôi mới giật mình. Ôi! Đến Tân Sân Nhất là đến Sài Gòn, không khéo ngày mai giải phóng”.
Nhưng chính lúc như có tiếng chân quân giải phóng tiến vào Sài Gòn thúc giục trong lòng ấy, trong đầu ông chợt nghĩ “bây giờ phải có tiếng reo vui, ngày mai giải phóng người người đổ ra đường, nhà nhà đổ ra đường reo vui. Lúc đấy chắc chẳng có ai ngồi nhà mà nghe hợp xướng.”
"Lòng mình cũng lạ lắm! Tình cảm ở đâu bỗng bùng lên sôi sục trong lòng. Mình cũng muốn reo lên mừng ngày đại thắng." Run run, nhạc sỹ Phạm Tuyên kể giây phút huy hoàng duy nhất trong cuộc đời sáng tác của mình "Cảm hứng tự nhiên dâng trào, lời ca, giai điệu cứ như cơn thác không ngừng chảy từ khối óc vào trong huyết quản..."
"Như có Bác trong ngày đại thắng"
"Tiếng reo vui đầu tiên cất lên chính là điệp khúc 'Việt Nam Hồ Chí Minh' nhắc đi nhắc lại. Tim tôi đập rộn rã, tay thấm đẫm mồ hôi, rồi liên tiếp những câu đầu... một mạch đến 11h đêm thì hoàn thành. Viết xong thì người tôi nhẹ bỗng, thanh thản đã trả được món nợ tình cảm."
Nhưng cũng ít ai biết rằng, khi đưa "Như có Bác trong ngày đại thắng" lên duyệt ban biên tập, nhiều người"chê" viết mừng thắng lợi vĩ đại sao giống bài hát thiếu nhi thế!
Mỉm cười hiền từ, nhạc sỹ Phạm Tuyên nhớ lại: "Đang 'bí' vì chưa kiếm đâu ra một bài hát mới phát sau tin tuyên bố độc lập theo chỉ thị của Trung ương "không thể hát Tiến về Sài Gòn nữa vì đã tiến về rồi, lại càng không thể hát Giải phóng miền Nam vì cũng đã giải phóng rồi..." Từ chân cầu thang, nghe Phạm Tuyên hát "Như có Bác trong ngày vui đại thắng" bất ngờ, đồng chí Trần Lâm chạy lên vỗ vai mừng rỡ "Ôi! chỉ cần bài này thôi, không cần bài nào to hơn nữa đâu!"
Thu thanh xong, buổi chiều 30/4/1975 sau khi Đài phát tin tuyên bố thắng lợi ra thế giới, bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng" dõng dạc vang lên đầy hùng tráng, tự hào cho đến hết đêm. Sáng hôm sau, khi đi qua Hồ Gươm, xe quân nhạc đã thổi rộn rã và vang khắp hang cùng, ngõ hẻm trong Sài Gòn ít ngày sau đó.
Nhấp ngụm trà, ông kể tôi nghe một kỷ niệm trong lần đi công tác miền trong: "Khi kể chuyện sáng tác bài hát 'Như có Bác trong ngày đại thắng' trong vỏn vẹn hai tiếng đồng hồ. Anh phóng viên, trố mắt ngạc nhiên và thật thà bảo: Thế một ngày 8 tiếng ông sáng tác 4 bài. Biết anh chỉ nói đùa nhưng tôi nghiêm mặt: Hai tiếng nhưng cộng cả cuộc đời!”
Không sinh ra trong thời đạn lửa, không thấm được thế nào là gian khổ, hy sinh, không nếm qua lầm than nô lệ, đất nước chia cắt... sẽ không có bài hát như thế. Nó là kết tinh của một thời kỳ lịch sử.
"Phạm Tuyên tôi nếu không trải qua chiến đấu gian khổ, đi Trường Sơn cứu nước, không nếm trải giữa gang tấc sống chết trong chiến tranh... chắc chắn không thể viết được bài hát này, ca từ này, cảm xúc này giữa đêm trước ngày đại thắng," Người nghệ sỹ bùi ngùi.
37 năm- Sức sống một bài hát và những điều khó tin
Nhạc sỹ Phạm Tuyên tâm sự, viết ca khúc cộng đồng rất khó mà cũng rất dễ. Khó vì phải ngắn gọn và dễ là phải thật tình, khái quát “Việt Nam Hồ Chí Minh”, lại vừa cụ thể “Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông. Ba mươi năm dân chủ cộng hòa chiến thắng đã thành công.”
Trước đây anh Huy Cận có nói với tôi “Tuyên ơi, việc cậu làm được lớn nhất là cậu đã cho một bài hát Việt Nam thay thế một bài hát của Trung Quốc 'Kết đoàn chúng ta là sức mạnh' trong các cuộc hội nghị míttinh trước đây." Nhưng ông luôn tâm niệm, tuy mình sáng tác ra nó thật nhưng nhân dân là người lựa chọn và quyết định.
"Nói cho cùng, trong cuộc đời tôi sáng tác mấy trăm bài nhưng bài hát này đạt ba yếu tố thiên thời-địa lợi-nhân hòa. Ra đời đúng lúc 30/4, cả đất nước thống nhất, mọi người vui, hân hoan trong niềm vui độc lập.
Tếu táo, ông kể lại chuyện: "Mấy hôm trước tôi lên Cao Bằng, mọi người chẳng biết tôi là ai đâu. Thật thú vị khi kết thúc hội nghị, mọi người bỗng cất cao giọng hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”.
Tôi quay sang thử hỏi anh chiến sỹ đứng cạnh “bài này là bài hát gì thế?" Anh trố mắt nhìn tôi như người trên trời rơi xuống “bác không biết bài này à”. Tôi lại hỏi “của ai thế?” Anh cười cười “cháu không biết của ai”.Trên này, chúng cháu gọi là bài “Giã bạn” - thêm không khí sôi nổi, tình cảm trong cuộc gặp gỡ, chia tay.
Trong một chuyến công tác khác ở Tây Ninh, kết thúc buổi họp bỗng có một cô gái trẻ tìm gặp tôi: "Cháu chào bác. Bác đã đặt tên cháu đấy!" Đang không hiểu chuyện gì xảy ra, cô gái cười tươi: "Nhờ có bài 'Như có Bác trong ngày đại thắng' mà cháu có tên là Huy Hoàng..."
Nghe cô kể chuyện, hóa ra cô được sinh vào ngày 30/4/1975. Sau khi nghe bài hát được phát đầu tiên vào buổi chiều ngày hôm ấy, bố cô đã nhắn về "Nếu là con trai sẽ đặt tên là Đại Thắng." Khi biết là con gái, người bố ấy không nao núng, hát vang cả bài, đến đoạn "Lời bác nay đã chiến thắng Huy Hoàng... thì ngừng lại vì đã tìm được tên cho cô con gái bé bỏng.
Nghe câu chuyện xúc động của người nhạc sỹ tuổi đã gần đất xa trời, khiến tôi bùi ngùi nhớ tới không khí tưng bừng của tiếng hô đồng thanh "Việt Nam Hồ Chí Minh..." mỗi khi ở sân vận động. Đặc biệt những trận bóng quan trọng có đội tuyển Quốc gia Việt Nam.
"Như có Bác trong ngày đại thắng."
Đồng cảm với tôi, ông lắc đầu cười: "À, đấy! Bài hát thì của mình nhưng nó cứ đi vào đời sống, vào cộng đồng mỗi nơi mỗi vẻ. Như hôm nọ tivi chiếu trận bóng có đội Sông Lam Nghệ An, cũng hát bài này nhưng các fan hâm mộ đổi là “Nghệ An, Hồ Chí Minh...”
Nhưng thế vẫn chưa hết những điều ngạc nhiên xung quanh bài hát này. Sau 37 năm, từ buổi chiều ngày 30/4/1975, sức sống của bài hát Việt Nam đã thấm đượm tình cảm trong lòng bạn bè quốc tế.
Giọng hào hứng, nhạc sỹ Phạm Tuyên nhớ lại kỷ niệm khó quên năm 1979, khi đưa đoàn Việt Nam sang Nhật, giữa đất nước hoa Anh đào người nhạc sỹ tưởng tai mình đang bị ù đi vì nghe nhầm khi nghe các bạn Nhật cất cao giai điệu "Như có Bác trong ngày đại thắng."
Bất ngờ và vui sướng làm sao, khi các bạn nước Nhật giải thích, rất đơn giản mà cũng kỳ lạ làm sao: “Âm nhạc bài này giúp chúng tôi tập họp được lực lượng.”
Ngần ngừ mãi, nghĩ lại thôi! Nhưng chính những phút cuối cùng ngồi cạnh trò chuyện với ông, tôi may mắn được nhạc sỹ Phạm Tuyên chia sẻ một bí mật của riêng ông về bài hát này, được đến từ một... cô gái Mỹ - Hẳn nhiên đó là niềm vui lớn, quý giá, hiếm hoi không phải người nhạc sỹ nào cũng có được trong cuộc đời sáng tác!
Cách đây ít lâu, cô gái trong gia đình chống chiến tranh Việt Nam tên là Molly Hartman O'Connell ở Sài Gòn, làm nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh đã đi xe ôm tìm đến nhà Phạm Tuyên.
"Mình ngạc nhiên lắm khi thấy cô đứng trước cửa, vì trông chẳng giống những người bạn ngoại quốc từng gặp. Càng bất ngờ khi cô cho biết lý do thực hiện lời hứa đến thăm tác giả sau khi nghe bài 'Như có Bác trong ngày đại thắng' nếu khi ra Hà Nội."
Cuộc đời này luôn chứa đựng những điều không thể ngờ để rồi một ngày nào đó dẫn đến mối duyên gặp gỡ kỳ lạ và diệu kỳ. Sau này, tôi có vào Sài Gòn thăm gia đình cô theo lời mời. Qua họ, tôi lại bắt liên lạc được với một người bạn cũ mà năm xưa tôi từng viết bài "Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ'- ca sỹ Pete Seeger, người ôm đàn hát bản ballad "Oh Hồ Chí Minh".
"Còn đây chính là bí mật của tôi...," nói như reo lên khi đi ra từ phòng đọc sách, tay ông nâng niu một hộp giấy được bọc kỹ lưỡng. Tay run run mở chiếc hộp, tấm bìa ápphích cũng dần dần hiện ra đầy sống động về hình ảnh Giải phóng miền Nam 30/4/1975. Tấm ápphích từ thời đó nhưng vẫn còn mới nguyên, có màu cờ đỏ sao vàng, có chiếc xe tăng tiến vào Dinh Độc lập, có Hồ Chí Minh... chứng tỏ chủ nhân của nó phải giữ gìn rất cận thận hoặc sưu tầm rất vất vả.
Biết tôi chưa "luận" ra được điều bí mật ông nói tới, nhạc sỹ Phạm Tuyên không giấu được xúc động hướng bàn tay về dòng chữ "Như có Bác trong ngày đại thắng" in đỏ như chưa bao giờ đỏ đến thế và phần phiên âm rất sát nghĩa bằng tiếng Anh ở phần cuối áp phích
Như câu "sống để dạ, chết mang theo" khi tặng tôi ápphích này, những điều cô gái Mỹ nói chắc chẳng bao giờ tôi quên được: "Cái này thuộc về bác. Nó là một kỷ niệm do người Mỹ làm. Đây là bài hát Việt Nam. Người Mỹ yêu quý Việt Nam dịch ra tiếng Mỹ in lên ápphích trong ngày giải phóng trong Sài Gòn để tỏ lòng yêu quý Việt Nam."
"Sau 37 năm, quãng thời gian hơn nửa đời một số phận con người, hơn cả những năm trường đất nước bị chia cắt chính tôi cũng không thể ngờ sức sống một bài hát, số phận một bài hát lại được những người bạn ở bầu trời xa xôi, ở đội quân bên kia gửi lại xúc động và thiêng liêng đến thế. Mọi ranh giới như được xóa nhòa và điều còn lại là sự tự hào dân tộc và tình hữu nghị," nhạc sỹ nói.
Từ nhà nhạc sỹ Phạm Tuyên đi về, trong đầu tôi cứ vu vơ mãi những câu chuyện giản dị mà kỳ lạ xung quanh bài hát "ngỡ như cho thiếu nhi" ấy.
Không phải học cũng thành thuộc lòng như tiếng gọi bà, gọi mẹ thân thương. Không phân biệt người già, trẻ nhỏ, lời ca, giai điệu dung dị mà đanh thép ấy vẫn vang lên tươi mới trong hôm nay, làm sống trong thế hệ trẻ Việt Nam hào khí một thời đạn lửa, về ngày đại thắng vĩ đại của dân tộc không thể nào quên./.
Các em hãy lấy một cốc nước máy (hoặc nước mưa) và lấy trên mặt nước một cốc nước ao (hoặc nước hồ) chỗ có nhiều váng, rồi quan sát có thể phát biểu như sau: Nước ao hồ có váng do 1 số loại tảo phát triển, màu nước phụ thuộc từng loại tảo, tảo lục làm nước màu xanh, tảo đỏ làm nước màu đỏ……..
nước máy và nước mưa không thấy khác nhau do vi sinh vật mặc dù có nhưng chưa phát triển.
Hồ nước mặn thường có ở những nơi: Khí hậu khô hạn ít mưa, độ bốc hơi lớn. Ví dụ: các hồ trong hoang mạc.
Hồ nước mặn thường có ở những nơi: Khí hậu khô hạn ít mưa, độ bốc hơi lớn. Ví dụ: các hồ trong hoang mạc. tk mk nha! hihi!!!!