K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2021

tham khảo

đề 1

Thơ Lục Bát Về Thầy Cô, Mái Trường Hay ❤️️ Ý Nghĩa Nhất

12 tháng 11 2021

Ko chép mạng cơ mà :)?

3 tháng 10 2016

Thơ ơi thơ sẽ hát bài ca gì 
Tôi muốn dắt thơ đi 
Tôi muốn cùng thơ bay 
Mùa xuân nay 
Đến tận cùng đất nước. 
Ôi! Mùa xuân bốn nghìn năm mơ ước 
Hơn nửa đường đi, tôi đã biết đâu 
Tổ quốc tôi rất đẹp, rất giàu 
đẹp từ mái tóc xanh đầu nguồn Pắc Bó 
Đẹp đến gót chân hồng đất mũi Cà Mau. 

Xưa quê cha mà tôi nào được biết 
Có Trường Sơn cao, có biển Đông sâu 
Tuổi thơ ùa trong mưa dầm da diết 
Cát truông dài nắng bỏng lưng trâu... 

Đảng dạy tôi biết ngẩng đầu, đứng dậy 
Vững hai chân, đứng thẳng, làm người 
Tôi đi tới, với bạn đời, từ ấy 
Đến hôm nay, mới thấy trọn vùng trời! 



Đâu phải đường xanh. Đường qua máu chảy 
Năm mươi năm, máu đỏ thành hoa 
Cuộc sinh nở nào đau đớn vậy ? 
Rất tự hào, mà xót tận trong da. 

Giặc đã diệt. Còn ta, vĩnh viễn 
Cả những người vắng bóng hôm nay 
Ôi, nếu Bác... 
Không, Bác vẫn đời đời hiển hiện 
Người vẫn hằng dìu dắt chúng con đây! 

Vĩnh viễn cùng ta, những gì còn, mất 
Những yêu thương, căm giận. buồn lo 
Những tiếng hát và những dòng nước mắt 
Cho núi sông này độc lập, tự do. 

Việt Nam! 
Người là ta, mà ta chưa bao giờ hiểu hết 
Người là ai ? Mà sức mạnh thần kỳ 
Giữa cái chết, không phút nào chịu chết 
Lửa quanh mình, một tấc cũng không đi! 

Sống cho ta, sống cả cho người 
Là trái tim, cũng là lẽ phải. 
Việt Nam ơi! 
Người là ai ? Mà trở thành nhân loại. 

Không chỉ hôm qua 
Hôm nay, mãi mãi 
Đất nước này vạn đại tươi xanh 
Như rừng đước, cháy rồi, lại mọc 
Tràm lại ra hoa cho ong mật đu cành. 
Ngút mắt trông 
Biển lúa mênh mông 
Sông nước Cửu Long dào dạt 
Dừa nghiêng bóng mát 
Thơm ngọt xoài ngon. 
Tươi rói đất son 
Rừng cao su xanh thẳng tắp 
Bắp mẩy, mía giòn. 
Bát ngát Tây Nguyên vẫy gọi 
Nào trai tài gái giỏi 
Lại đây! 
Khai phá, dựng xây 
Trên trận địa năm xưa, rạch những đường cày mới 

Thời gian không đợi 
Cả trời đất vào xuân, cùng ta đồng khởi 
Cho những mùa gặt lớn mai sau 
Phải nhanh chân từ những bước đầu. 
Tổ quốc ta phải giàu, phải mạnh 
Ta sẽ đi, như lao vào trận đánh. 
Đường Hồ Chí Minh rộng mở, thênh thang 
Ta phải thắng thiên nhiên, và thắng cả chính mình 
Cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi. 

Hãy bước tới. 
Từ đỉnh cao này vời vợi 
Đến những chân trời xa... 
Hạnh phúc ở mỗi bàn tay vun xới 
Mỗi nụ mầm nở tự lòng ta. 

Xứ sở mình có đủ nắng quanh năm 
Cuộc sống ấm ân tình, với Đảng 
Lớn khôn chung, một sẽ hoá thành trăm 
Đời rạng rỡ, mỗi con người tự sáng. 

Phải thế chăng, hỡi mùa xuân hùng tráng 
Mà tuyến đường Thống Nhất nổi còi vang 
Mà Nam Bắc hoà sắc màu duyên dáng 
Đầu mạ non xanh, đầu lúa chín vàng. 
Lịch sử sang trang. 
Đại hội Đảng mở mùa vui. Phơi phới 
Từ chiến trường ra, ta xốc tới công trường 
Người chiến thắng là người xây dựng mới 
Anh em ơi 
Tất cả lên đường.

3 tháng 10 2016

Hồ Chí Minh 

Người lính già 
Đã quyết chiến hy sinh 
Cho Việt Nam độc lập 
Cho thế giới hoà bình! 
Người đã sống năm mươi năm vũ bão 
Vì nhân loại 
Người quyết dâng xương máu 
Vì giang sơn 
Người quyết dứt gia đình! 

Hồ Chí Minh 
Người đã quyết 
Mặc phong ba giá tuyết 
Mặc gươm súng xiềng gông 
Làm tên quân cảm tử đi tiên phong 

Đánh trăm trận, thề trăm phen quyết thắng! 
Bao thất bại dẫu xát lòng cay đắng 
Hồn vẫn tươi vui, thơm ngát tình đời 
Bước trường chinh dầu mỏi gối khan hơi 
Tim gang thép vẫn bừng bừng lửa chiến 
Cờ đã phất, phải gương cao quyết tiến! Người xông lên 
Và cả đoàn quân, thừa huyết khí thanh niên 
Rập bước tiến bên người Cha anh dũng. 
Tiếng Người thét 
Mau lên gươm lắp súng! 
Và cả đoàn quân 
Đã bao nhiêu năm tháng trải phong trần 
Mắt sáng quắc tay xanh loè mã tấu 
Vụt ào lên quyết hy sinh chiến đấu 
Diệt cường quyền! 
Ôi sức mạnh vô biên! 
Hồ Chí Minh 
Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng 
Trên đầu ta, ngọn cờ dân tộc 
Trăm thế kỷ trong tên Người: Ái Quốc 
Bạn muôn đời của thế giới đau thương! 
Chúng tôi đây 
Lớp con cháu trên đường 
Gươm tuốt vỏ, súng cầm tay, xốc tới 
Ngọn cờ đỏ sao vàng bay phấp phới 
Nước non Hồng vang dội Tiến quân ca 

Hồ Chí Minh 
Người trẻ mãi không già!

30 tháng 9 2018

MÀY

vào câu hỏi tương tự .

Ok?

30 tháng 9 2018

Em cười như nắng ban mai 

Anh nhìn , anh ngắm mà say tấm lòng ^-^ 

Tự chế í mà 

9 tháng 11 2021

Người nào ngồi gốc cây đa?

Đó là chú Cuội nhà ta ấy mà!

Chăn trâu lo ngủ lo chơi

Nên cả đời chú gốc đa phải ngồi.

17 tháng 11 2021

  Nhà em có cái bàn thờ

Đèn nhang đầy đủ chỉ chờ anh lên

  Chờ mãi chưa thấy anh đâu

Mai kia chỉ thấy hình nền của em

  Hình nền em lại là anh

Mồ xanh mả đẹp, giấy tiền em lo

  Giấy tiền là của em lo

Nhưng mà mỗi tội bố anh bắt về

   Thế nên nay phải đi về

Mồ xanh mả đẹp xin để phần iem

26 tháng 4 2018

Thơ văn thì không có đúng hoặc sai. Tình cảm mỗi ai cảm nhận.

Mình làm nhé :

Mồ hôi mẹ, nước mắt con

Bé thơ lon ton mẹ dìu dắt

Nước mũi nước mắt mẹ còn lau

Thời gian trôi mau, vô tình thế

Thoắt một người già, con khôn lớn

Như chồi xanh mơn mởn mẹ chăm lo

Nhẹ nhàng và rồi chợt làn gió

Bao năm qua hóa cổ thụ vững chắc

Đôi mắt mẹ sao trời yêu thương.

26 tháng 4 2018

mấy khổ v bạn

30 tháng 9 2018

MÀY

vào câu hỏi tương tự .

Ok?

Em cười như ánh ban mai

Cho anh nhìn mãi , thỏa say tấm lòng 

Bỗng dưng cảm giác mơ hồ

Giaatj mình tỉnh dậy hóa rằng là mơ .

7 tháng 5 2023

Dàn ý

1. Mở bài

       Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

2. Thân bài

Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

+ Hình ảnh “tiếng suối”.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

3. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

Bài làm

Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

     Hồ Chí Minh một vị lãnh tụ tài hoa của dân tộc Việt Nam, bên cạnh đó với tài năng của mình người đã sáng tác nên những áng thơ văn vô cùng nổi bật. Trong đó bài thơ “Cảnh Khuya” là một tác phẩm thơ văn được viết trong thời kì kháng chiến tiêu biểu. Bài thơ là sự miêu tả bức tranh thiên nhiên vào đêm trăng đẹp, qua đó cho ta thấy tâm tư, tình cảm của một chiến sĩ cộng sản luôn hết mình vì nhân dân, vì đất nước.

Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên thật đẹp:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

     Với giọng thơ bình dị, vẻ đẹp của cảnh vật hiện lên trong thơ Hồ Chí Minh vừa có ánh sáng vừa có âm thanh. Thiên nhiên, cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ nhưng vô cùng huyền ảo và thơ mộng. Với việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp của “tiếng suối trong”. Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối. Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

     Chỉ với hai câu thơ mở đầu mà bức tranh phong cảnh hiện lên vô cùng sinh động, với thật nhiều màu sắc.

     Sau hai câu thơ tả cảnh, tiếp đến câu thơ thứ ba là sự khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình vô cùng tự nhiên.

“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,”

     Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

     Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”. Câu thơ cuối nêu lên cái thực tế của nhân vật trữ tình và mở sâu và hiện thực tâm trạng của nhà thơ. Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. Nghệ thuật ấy vô cùng chân thực, giản dị, đi thẳng vào lòng người nên cũng là nghệ thuật cao quí, tinh vi nhất.

     Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn. Bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh miêu tả bức tranh đêm khuya thật đẹp, thật thơ mộng. Nhưng sâu hơn nữa là thể hiện tâm tư, tình cảm của một người chiến sĩ cách mạng luôn hết lòng vì nhân dân, lo cho dân, cho nước.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài, mục đích viết, người đọc

Nên chọn phân tích, đánh giá bài thơ đáp ứng những tiêu chí như:

• Được bản thân và nhiều bạn khác yêu thích.

• Có chủ đề và những điểm đặc sắc về hình thức nghệ thuật dễ nhận thấy.

• Có độ dài phù hợp.

Trả lời các câu hỏi sau để xác định mục đích viết, người đọc: Việc viết văn bản này nhằm mục đích gì? Ai sẽ là người đọc căn bản?

Thu thập tư liệu

Phạm vi lựa chọn của bạn khá rộng. Đó có thể là:

• Một bài ca dao.

• Một bài thơ bát cú, một bài thơ tứ tuyệt (hay thơ bốn câu).

Bạn cần quyết định chọn một bài thơ, đoạn thơ trong các trường hợp trên làm đối tượng phân tích đánh giá, đồng thời tìm đọc một số bài viết liên quan.

Khi đọc tư liệu, bạn cần:

• Ghi chép, đánh dấu những ý kiến nhận xét, đánh giá liên quan đến văn bản mình sẽ phân tích.

• Xem xét các ý kiến đã đề cập đến những phương diện nào, chưa đề cập phương diện nào của văn bản thơ mà bạn sẽ phân tích? Bản thân mình đồng tình với ý kiến nào hoặc có ý kiến khác không?

 

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

• Trả lời các câu hỏi:

- Bài thơ đề cập đến vấn đề gì? Tác giả đề cập đến vấn đề đó với thái độ, tình cảm như thế nào?

- Đưa ra một số dẫn chúng quan trọng (trích dẫn từ bài thơ) có thể minh hoạ cho các ý tưởng.

• Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá chủ đề của một bài thơ, bạn cần đặt và trả lời các câu hỏi: Chủ đề của bài thơ này là gì? Chủ đề đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Chủ đề đó bao gồm các khía cạnh nào?,...

• Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một bài thơ, bạn cần đặt và trả lời các câu hỏi phù hợp với đặc trưng thể loại của bài thơ ấy. Các câu hỏi có thể là: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào, thể thơ ấu có những điểm gì đáng lưu ý? Các yếu tố hình thức như cần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh, kết cấu bài thơ có gì đặc sắc và đã góp phần thể hiện chủ đề như thế nào?

Lập dàn ý

Xây dựng hệ thống luận điểm bằng cách chọn lọc, sắp xếp các ý đã tìm, lần lượt chi tiết hoá từng luận điểm.

Chẳng hạn, nếu chọn phân tích bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh), thân bài có thể triển khai:

1. Nét đặc sắc về chủ đề của bài thơ Cảnh khuya: Kết hợp hài hoà tình yêu thiên nhiên với trách nhiệm của vị lãnh tụ kháng chiến. (Lí lẽ và bằng chứng)

2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya: Bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ hàm súc, bút pháp gợi tả, so sánh độc đáo. (Lí lẽ và bằng chứng)

Một ví dụ khác: Trong ngữ liệu tham khảo, khi phân tích, đánh giá Sức gợi tả của hình ảnh trong bài “Thu điếu”, luận điểm (lí lẽ và bằng chứng) được tác giả sắp xếp như sau:

1. Ấn tượng về không gian “trong” và “lạnh” từ các hình ảnh: ao thu, mặt nước, | thuyền câu (ở hai câu đề).

2. Ấn tượng về không gian tĩnh lặng từ các hình ảnh: “sóng biếc”, “lá vàng”.

3. Ấn tượng về không gian cao rộng, thanh vắng từ các hình ảnh “tầng mây”, “ngõ trúc”, các tính từ “lơ lửng ... xanh ngắt”, “vắng teo”,...

 

Bước 3: Viết bài

• Cách thức tiến hành viết bài như đã thực hiện khi viết bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể (Bài 1).

• Tập trung phân tích, đánh giá sức biểu cảm của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong bài thơ.

• Nêu rõ ý kiến nhận xét, đánh giá của người viết về những nét đặc sắc của tác phẩm.

• Làm sáng tỏ các ý kiến nhận xét, đánh giá về chủ đề và nghệ thuật bằng việc trích dẫn các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Đọc lại bài viết và tự đánh giá theo bảng kiểm

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Bài viết tham khảo

     Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ “Mộ” năm 1942, trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt đó là khi nhà thơ bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Trong suốt thời gian bị đày ải bởi chính quyền Tưởng Giới Thạch người lính khổ sai Nguyễn Tất Thành thường xuyên bị áp giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó người bình thường chắc chỉ thấy tiếng kêu rên ai oán số phận, còn với Bác người lính cách mạng có tinh thần thép thì đó chỉ là cái cớ để tâm hồn thi sĩ vút cao lên thành những áng văn thơ trữ tình dạt dào cảm xúc. Chẳng thế mà toàn bài thơ chúng ta không thấy bất kỳ hình ảnh đau khổ của người tù mà chỉ thấy khung cảnh thiên nhiên, con người nơi miền sơn cước vô cùng bình dị, quen thuộc với cuộc sống lao động thường nhật.

     Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên đặc trưng của buổi chiều tối

                                                    Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

                                                    Cô vân mạn mạn độ thiên không

Ánh mặt trời dần tắt hẳn, màn đêm chuẩn bị bao trùm lấy cảnh vật, đây là thời khắc con người, vạn vật sinh linh trên trái đất đều mệt mỏi và muốn tìm về với chốn bình yên để nghỉ ngơi. Đầu tiên là hình ảnh của chú chim đang mỏi cánh trên bầu trời, cánh chim ấy đã vất vả sau một ngày dài kiếm ăn khắp chốn, giờ là lúc nó tìm về với bóng cây, chốn yên bình để ngủ. Câu thơ thứ hai vẫn là nét chấm phá cảnh vật của thiên nhiên với hình ảnh của “cô vân”. Cô vân là chòm mây cô đơn, kết hợp với từ láy “mạn mạn” tức là trôi nhẹ, lơ lửng, vô định trên bầu trời. Chòm mây cô đơn lạc trôi trên bầu trời khá tương đồng với hoàn cảnh của người tù khổ sai, cô đơn, lạc lõng nơi đất khách quê người. Trong lòng vẫn luôn đau đáu một ngày được trở về với đồng bào, quê hương.

     Hai câu thơ sử dụng thủ pháp đối khá quen thuộc trong thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, đối giữa “cô vân” và “quyện điểu” để tạo nên một bức tranh thiên nhiên cân xứng, hài hòa. Một vài nét chấm phá đơn giản nhưng đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật hữu tình, nên thơ.

     Hai câu thơ sau là hình ảnh của con người, con người của cuộc sống lao động hiện ra thông qua những nét vẽ thật khỏe khoắn, rắn rỏi

                                                             Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

                                                             Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

Hình ảnh cô gái xóm núi đang xay ngô chuẩn bị cho bữa cơm tối xuất hiện trong bài thơ là một nét vẽ bất ngờ nhưng rất hợp lý. Nó được cảm nhận thông qua cái nhìn của người tù khổ sai, nó mang một sức sống thật mạnh mẽ, tiềm tàng. Động tác xay ngô của cô gái nhịp nhàng, khỏe khoắn, từng vòng quay của chiếc cối đều, dứt khoát, “ma bao túc” rồi lại” bao túc ma hoàn”; phép lặp từ trong hai câu thơ nhấn mạnh sự cần mẫn, chăm chỉ của người lao động trong cuộc sống thường nhật, qua đó thể hiện cái nhìn trân trọng của thi sĩ dành cho con người nơi đây. Đặc biệt là hình ảnh “lô dĩ hồng” xuất hiện ở cuối bài thơ, đó là một nhãn tự có sức nặng cân cả bài thơ. Chữ hồng xuất hiện đã xua tan không khí lạnh giá nơi xóm núi hoang sơ, nó như tiếp thêm sức sống và sức mạnh cho người tù khổ sai trên con đường đi tìm lối thoát cho dân tộc. Chữ “hồng” cũng thể hiện chất thép vốn rất đặc trưng trong tập “Nhật ký trong tù”. Nó cũng khẳng định vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại trong thơ của Hồ Chủ Tịch

     Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn. Thông qua bài thơ “Mộ” chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của nghị lực phi thường, tinh thần mạnh mẽ không lên gân, không khoa trương mà giản dị, khiêm nhường trong thơ của Hồ Chí Minh.