K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2022

REFER

Tuyến tụy duy trì mức đường huyết không đổi. Khi mức đường huyết quá cao, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin. Ngược lại, khi mức đường huyết quá thấp thì tuyến tụy tiết ra glucagon. Có vai trò trong việc điều hòa lượng đường huyết của cơ thể giữ ở mức ổn định khoảng 0.12%.

19 tháng 4 2022

tham khảo

Tuyến tụy duy trì mức đường huyết không đổi. Khi mức đường huyết quá cao, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin. Ngược lại, khi mức đường huyết quá thấp thì tuyến tụy tiết ra glucagon. Có vai trò trong việc điều hòa lượng đường huyết của cơ thể giữ ở mức ổn định khoảng 0.12%.

6 tháng 5 2022

undefined

6 tháng 5 2022

đường huyết tăng----->hoocmon insulin -----> hạ đường huyết
đường huyết giảm-----> glucagon -----> tăng đường huyết
cơ chế: khi lượng đường huyết trong máu tăng thì hoocmon insulin ở tuyết tụy đc tiết ra đính vào thành mạch máu theo kiểu chìa khóa ổ khóa rồi chuyển hóa thành glycogen (mỡ) dự trữ ở gan và cơ.
còn khi đường huyết giảm thì hoocmon glucagon đc tiết ra ở tuyết tụy cũng đính vô thành mạch máu rồi chuyển hóa glycogen (mỡ) dự trữ thành glucozo (đường) rồi đưa vào máu giúp tăng đường huyết.

Tham khảo:

 Khi lượng đường (glucose) trong máu giảm  → kích thích tế bào α  → ​tiết hoocmon glucagon  → ​chuyển hóa glicogen tích lũy trong gan thành glucose  → đường trong máu tăng lên

24 tháng 4 2022

Nếu đường huyết tăng thì sao

29 tháng 11 2018

 Khi lượng đường trong máu tăng (thường sau bữa ăn) sẽ có kích thích các tế bào bêta của đảo tụy tiết insulin để biến đổi glucôzơ thành glicôgen (dự trữ trong gan và cơ), ngược lại khi lượng đường trong máu hạ thấp (xa bữa ăn, khi hoạt động cơ bắp) sẽ kích thích các tế bào anpha của đảo tụy tiết glucagôn, gây nên sự chuyển hóa glicôgen thành đường glucôzơ nhờ đó mà năng lượng glucôzơ trong máu luôn giữ được ổn định.

6 tháng 5 2021

+ Khi lượng đường (glucose) trong máu tăng cao ​ kích thích tế bào β ​ tiết hoocmon insulin  ​phân giải glucose thành glicogen tích trữ trong gan và cơ đường trong máu giảm xuống.

+ Khi lượng đường (glucose) trong máu giảm  kích thích tế bào α ​tiết hoocmon glucagon  ​chuyển hóa glicogen tích lũy trong gan thành glucose  đường trong máu tăng lên.

  Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmon của tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định. 

- Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường (lượng đường trong máu cao) hoặc chứng hạ đường huyết (lượng đường trong máu giảm). 

Bệnh tiểu đường do hàm lượng đường trong máu cao làm cho thận không hấp thụ hết nên đi tiểu tháo ra đường.

     Nguyên nhân do tế bào β​ rối loạn không tiết hoocmon insulin hoặc do tế bào gan, cơ không tiếp nhận insulin. 

     Hậu quả: dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong.   

Bệnh hạ đường huyết do hàm lượng đường trong máu giảm do tế bào α không tiết hoocmon glucagon.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Hormone insulin chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen dự trữ nên làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng. Hormone glucagon chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose, nhờ đó làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm. Vì vậy, hoạt động của hai hormone này giúp ổn định lượng đường trong máu.

Nếu quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, lâu dài có thể gây ra bệnh lý như bệnh tiểu đường hay chứng hạ đường huyết.

7 tháng 5 2022

Trình bày sự phối hợp hoạt động của tuyến trên thận và tuyến tụy trong điều hòa lượng đường trong máu khi hàm lượng glucozơ giảm ?

- Khi hàm lượng glucozo trong máu giảm, tuyến tụy tiết ra hoocmon glucagon có tác dụng phân giải đường glicogen thành glucozo nhằm tăng lượng glucozo trong máu

- Ngoài ra thik tuyến thượng thận cũng tiết ra hoocmon cooctizone (Cortisol) giúp biến lipit thành năng lượng, nhằm mục đích ít sử dụng glucozo để tạo thành năng lượng hơn -> Lượng glucozo tăng do không cần sử dụng cho việc tạo năng lượng