em có suy nghĩ gì về cách ứng xử giữa người với người trong cuộc sống ? Hãy trình bày suy nghĩ của em khoảng 2/3 trang giấy.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính ta với những người xung quanh. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp, về chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng ta. Đối với gia đình việc chúng ta thể hiện lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ ông mẹ là thể hiện đạo đức của một người con ngoan hiếu thuận. Đối với nhà trường thì lại có một thước đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một mực đó là hạnh kiểm và học lực, khi đi học chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình ra sao sẽ được thầy cô đánh giá đúng như vậy. Đối với xã hội việc thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí. Từ đó ta có thể thấy ứng xử là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì chúng ta hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quý trọng. Những điều tốt đẹp bạn mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.
Em tham khảo:
Cách ứng xử là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của mỗi con người trong cuộc sống. Ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi, là sự giao tiếp, xử sự giữa con người với con người. Thông qua đó, tình cảm, khả năng biểu đạt và sự thiết lập mối quan hệ giữa mọi người được hình thành. Một người cư xử đúng mực luôn biết cách tuân thủ những lễ nghi, chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận, không tạo nên những hành động thô lỗ, phản cảm. Nhờ vậy, họ dễ dàng nhận được yêu quý và tôn trọng, khiến người đối diện hài lòng, từ đó có thể có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp cũng như các mối quan hệ xã hội. Vậy nhưng, trong xã hội ngày nay, không khó để bắt gặp những cách cư xử thiếu văn hóa, thậm chí là thô thiển, đáng chê trách. Chẳng hạn, trong đám tang nghệ sĩ Minh Thuận, rất nhiều người đã gọi tên, xin chữ kí, đòi chụp ảnh với những người nổi tiếng tham dự, gây mất trật tự an ninh cũng như thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đã khuất. Cha ông ta đã dậy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tất cả chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử hằng ngày để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, để có thể đạt được thành công trong công viêc và trong cuộc sống.
Tham khảo nha :
Ngày nay tuy chưa phải đã hết những định kiến, nghi ngại, thậm chí là kỳ thị, nhưng xét toàn diện, thì người quan sát trong và ngoài Việt Nam đều có sự thống nhất nhận xét về phụ nữ Việt Nam, cả về số lượng và chất lượng đóng góp đã gìn giữ và phát huy được vai trò đối với thực tiễn phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực thiết yếu.
Phụ nữ Việt Nam thế kỉ 21 (APEC 2006)Từ phải đảm đương vai trò "đối nội" trong khuôn khổ gia đình, phụ nữ ngày nay còn tài cán với các trọng trách "đối ngoại". Là một sự nghiệp không còn chỉ dành cho nam giới. Họ phải khẳng định giá trị, khả năng bằng sự nghiệp và tính vươn lên của bản thân. Khát vọng với sự nghiệp không đơn giản chỉ như thoát khỏi vòng cương tỏa từ khuôn khổ gia đình. Hơn thế nữa họ khẳng định vị thế như là những người đứng đầu tập đoàn, công ty doanh nghiệp, thậm chí là những lãnh đạo trong các tổ chức của chính phủ.
Những thành tích của họ được xã hội ghi nhận và đánh giá cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và giáo dục. Không ít nữ học sinh, sinh viên đạt giải cao trong các kỳ thi cấp quốc gia và quốc tế. Tầng lớp nữ trí thức có những công trình khoa học giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao: Số nữ Giáo sư chiếm tỷ lệ 3,5%; Phó giáo sư 5,9%; Tiến sĩ 12,6%; Tiến sĩ khoa học 5,1%; 19 nữ Anh hùng lao động, và nhiều Giải thưởng Kovalépscaia, Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội tăng qua các thời kỳ bầu cử (khóa I (1946- 1960) là 3%, đến khóa XII (2007 – 2012) tăng lên là 25,76%). Ngành Giáo dục và Đào tạo từng có nữ bộ trưởng, và đương nhiệm thứ trưởng, và nhiều phụ nữ làm cán bộ quản lý các cấp Vụ, Viện, Sở, Phòng, Ban, các trường và các đơn vị giáo dục: Có 11 nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 1.011 nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo Ưu tú...[2]
Người phụ nữ Việt Nam tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau và có ảnh hưởng không nhỏ đối với giá trị và lợi ích của toàn xã hội. Được thể hiện thông qua các môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật...
Song, xét cho cùng thì cái gì cũng có hai mặt của nó, tuy có rất nhiều phụ nữ khẳng định được vị thế của mình trong xã hội thời nay nhưng không ít phụ nữ đòi quyền bình đẳng với nam giới bằng cách như bia bọt rượu chè, tình dục bừa bãi...
Nữa nè :
Có không ít mĩ từ miêu tả về vẻ đẹp và phẩm hạnh của người phụ nữ Việt như đảm đang, xinh đẹp, khiêm tốn, chân thật, nhân hậu… Người ta nói, đằng sau thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng của một người phụ nữ.
(Ảnh qua: restaurants-in-hanoi)
Hãy khám phá và cảm nhận những cái hay, những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong nhiều cung bậc của cuộc sống.
Phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp bình dị, với đôi mắt nâu và mái tóc dài thẳng đặc trưng, dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh. Phụ nữ ngày nay trong cuộc sống hiện đại, tuy không quá giản đơn nhưng cũng không quá khoa trương trong cách ăn mặc, sự giản dị vẫn được đề cao trong lối sống của họ.
(Ảnh qua: silkfans)
Bên cạnh đó, phụ nữ Việt được đánh giá có giọng nói hay như hát hoặc nhiều khi như thì thầm vì giọng các nàng rất nhẹ nhàng, trong trẻo và đầy nữ tính. Có thể do đặc thù có sáu âm điệu của tiếng Việt đã tạo nên giọng nói đầy truyền cảm ấy cho phụ nữ Việt.
Mặc dù ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xu thế “giải phóng” phụ nữ nhưng phụ nữ Việt vẫn còn giữ được nhiều nét truyền thống tốt đẹp. Ngày nay, quan niệm “Tam tòng” có thể chỉ còn sót lại ở các bà các mẹ, nhưng những quan niệm như “công, dung, ngôn, hạnh” hay thủy chung, hiếu thảo, hay dịu dàng, thanh lịch vẫn là những phẩm chất truyền thống được cá nhân, gia đình, xã hội công nhận và hướng tới. Bởi vậy, hình ảnh phụ nữ Việt vẫn rất đậm nét truyền thống trong mắt bạn bè quốc tế, nhất là trong những bộ đồ truyền thống.
>> ‘Tam tòng tứ đức’ thực sự có phải là ‘phong kiến lạc hậu’?
(Ảnh qua: nguoiduatin)
Phụ nữ Việt Nam vốn có lối sống đơn giản nhưng vẫn toát lên sự ‘bí ẩn’, từ chiếc áo dài truyền thống hay áo bà ba, áo tứ thân đến những phẩm chất tốt đẹp vẫn tồn tại mặc cho bao thăng trầm lịch sử, mặc cho bao ảnh hưởng giao thoa văn hóa. Sự bí ẩn khiến phụ nữ Việt trở nên không nhàm chán, họ không tỏ ra bí ẩn bằng những hành động khó hiểu mà bí ẩn ngay chính trong sự đơn giản vì những phẩm chất tuyệt vời của mình, và nhận được không ít lời khen ngợi của bạn bè quốc tế.
(Ảnh qua dienhoaquangbinh.net)
Phụ nữ Việt Nam ngày nay có trình độ học vấn cao hơn trước, họ rất nhạy cảm, thông minh trong công việc hay cách ứng xử trong đại gia đình. Hiện nay, người phụ nữ tuy không còn chỉ biết nhất nhất cam chịu lắng nghe, nhưng họ vẫn tôn trọng người chồng, đồng thời luôn có tiếng nói của riêng mình những lúc cần thiết.
Sau khi kết hôn, là người vợ trong gia đình họ thường hết lòng chăm sóc chồng con, vun vén xây dựng cho gia đình trong ấm ngoài êm. Không những vậy, họ còn hiếu thảo với bố mẹ chồng và bố mẹ mình, chăm lo các mối quan hệ họ hàng.
(Ảnh qua: baomoi)
Ở nước ta, quan niệm về quan hệ ngoài chồng ngoài vợ khi đang kết hôn là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Có lẽ vì thế nên mặc dù ở Việt Nam không có những phong tục trừng phạt phụ nữ ngoại tình như nhiều quốc gia khác nhưng tỉ lệ phụ nữ Việt Nam ngoại tình là rất thấp so với nhiều nước. Nếu tình yêu hay hôn nhân xảy ra những trục trặc, thường thì phụ nữ Việt có xu hướng tìm các giải pháp và nhờ gia đình bạn bè khuyên giải hay chấp nhận khó khăn để gìn giữ gia đình. Đó là lý do vì sao phụ nữ Việt được đề cao với phẩm chất chung thủy và đáng được tin cậy.
Phụ nữ Việt trong thời hiện đại không còn chỉ ở nhà làm nội trợ hay chăm sóc ruộng vườn nữa, họ vừa chăm sóc gia đình, dạy bảo con cái, và vẫn đi làm để lo kinh tế cho gia đình. Họ vẫn luôn hỗ trợ chồng con cũng như mọi thành viên khác trong gia đình phát triển, vẫn có trách nhiệm với việc tề gia nội trợ. Ngoài ra, dù là người lao động chân tay hay nội trợ, công sở họ đều làm việc rất chăm chỉ, không nề hà dù là công việc nặng nhọc hay công việc thủ công tỉ mỉ, đến công việc đòi hỏi sự nhẫn nại và hi sinh cao như chăm sóc trẻ nhỏ người già… Họ đều làm hết mình với tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương. Vì gia đình, tình yêu và tương lai, họ cũng luôn luôn có nghị lực để vượt qua những thử thách và gian khó trong cuộc sống.
(Ảnh: shutterstock.com)
Phụ nữ Việt Nam có nhiều nét khác biệt so với phụ nữ ở nhiều quốc gia khác. Ví dụ ở Nhật, Hàn, phụ nữ có xu hướng ở nhà chăm sóc gia đình sau khi kết hôn. Ở phương Tây, phụ nữ hay yêu cầu nam giới phải chia sẻ việc nhà.
Có lẽ bạn sẽ nghĩ những phẩm chất của phụ nữ Việt đi ngược lại với phong trào bình đẳng? Con người ai cũng có mặt tốt và mặt cần cải thiện, một cá nhân có những phẩm chất thế nào phần lớn là do ảnh hưởng từ gia đình và môi trường xung quanh mà chính họ cũng không nhận thức được. Chúng ta nên nhìn nhận lại những giá trị tốt đẹp của mình, nếu để tư tưởng “nam nữ bình đẳng” quá nặng sẽ dễ làm mất đi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ. Những người phụ nữ còn chưa đủ tự tin vào bản thân và chưa nhận ra những phẩm chất đáng quý của mình sẽ chợt hiểu ra và yêu thương tôn trọng bản thân mình hơn.
Tuy vậy, với xu thế tự do và bình đẳng, lối sống, văn hóa, văn minh, thì sẽ không có một chuẩn mực nào cho hình ảnh của một người phụ nữ. Bạn là người phụ nữ thế nào: tự do, truyền thống, văn minh, thuần Việt, Tây hóa hay ra sao đi nữa, thì bạn hoàn toàn có quyền tự quyết định và trở thành người phụ nữ mà mình mong muốn. Tuy nhiên, giữ lại được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống là điều vô cùng đáng quý!
Sự nỗ lực hết mình trong cuộc sống là một khía cạnh quan trọng để chúng ta đạt được thành công và đạt được mục tiêu của mình. Đó là sự cống hiến tuyệt đối và không ngừng nghỉ để đạt được những điều mà chúng ta mong muốn. Ý nghĩa của sự nỗ lực hết mình không chỉ là về việc đạt được thành công mà còn là về quá trình phát triển bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Đầu tiên, sự nỗ lực hết mình giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và thách thức trong cuộc sống. Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ và dễ dàng. Chúng ta thường gặp phải những trở ngại và thử thách mà không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi chúng ta nỗ lực hết mình, chúng ta có thể vượt qua những khó khăn này và tiến lên phía trước. Sự nỗ lực hết mình giúp chúng ta không bỏ cuộc và không đánh mất hy vọng. Nó truyền động lực và sự kiên nhẫn để chúng ta tiếp tục cố gắng và không ngừng nghỉ. Thứ hai, sự nỗ lực hết mình giúp chúng ta phát triển bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Khi chúng ta đặt mục tiêu và nỗ lực hết mình để đạt được chúng, chúng ta không chỉ đạt được thành công mà còn trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn. Quá trình nỗ lực hết mình giúp chúng ta khám phá và phát triển những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Chúng ta học cách vượt qua giới hạn và phát triển những kỹ năng mới. Sự nỗ lực hết mình cũng giúp chúng ta rèn luyện sự kiên nhẫn và sự kiên trì, hai yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong cuộc sống. Cuối cùng, sự nỗ lực hết mình mang lại cho chúng ta cảm giác tự hào và hạnh phúc. Khi chúng ta đạt được những mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra và nhìn lại quá trình chúng ta đã đi qua, chúng ta cảm thấy tự hào về những gì chúng ta đã đạt được. Sự nỗ lực hết mình cũng mang lại cho chúng ta cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn vì chúng ta biết rằng chúng ta đã đặt tất cả sức lực và tâm huyết vào những gì chúng ta làm. Trong cuộc sống, sự nỗ lực hết mình là một yếu tố quan trọng để đạt được thành công và đạt được mục tiêu của chúng ta. Nó giúp chúng ta vượt qua khó khăn, phát triển bản thân và mang lại cảm giác tự hào và hạnh phúc. Vì vậy, hãy luôn nỗ lực hết mình và không ngừng nghỉ để đạt được những điều mà chúng ta mong muốn trong cuộc sống.
Ai trong chúng ta khi sinh ra cũng đều phải học hỏi rất nhiều kiến thức trong cuộc sống để hoàn thiện mình trong mọi mặt. Trong đó, cách ứng xử là điều vô cùng quan trọng, nó thể hiện con người chúng ta có phải là người có tri thức, được người khác tôn trọng và kính nể cũng do cách cư xử của con người mà ra.
Cách cư xử được thể hiện ra bên ngoài bằng những lời nói hành động, cử chỉ, thái độ của chúng ta với những người xung quanh. Nó thể hiện hành vi trong giao tiếp. Thông qua cách cư xử trong giao tiếp con người ta có thể đoán được tính cách, đạo đức lối sống của một con người. Từ đó, có thể có những cái nhìn thiện cảm hoặc không thiện cảm với một ai đó. Cách ứng xử khôn khéo hòa nhã, sẽ được nhiều người yêu quý, kính nể tôn trọng. Trong công việc làm ăn kinh doanh bạn dễ dàng thiết lập được các quan hệ tốt với đối tác. Trong cuộc sống bạn dễ dàng tạo mối quan hệ thân thiết với những người xung quanh mình, tạo được uy tín, tiếng nói riêng. Trong học tập khi bạn biết cách cư xử, thì được bạn bè nể phục yêu mến. Giỏi mà không kiêu căng tự phụ, biết giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, đó mới là điều đáng trân trọng. Trong xã hội rất nhiều người thiếu may mắn hơn chúng ta, cần sự giúp đỡ của chúng ta. Nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn bần cùng phải đi ăn xin, ăn mày sống cảnh lang thang đầu đường, nhưng không ít nhà hảo tâm đã giúp đỡ họ tạo cho họ những mái nhà chung, những nơi che nắng che mưa, tạo công ăn việc làm cho họ. Những người đó thật sự là những mạnh thường quân khiến người đời phải nể trọng ngưỡng mộ. Những người có nền giáo dục tốt, cha mẹ có cách ứng xử chuẩn mực hướng con cái tới điều hay lẽ phải. Thì những người con trong gia đình đó khi lớn lên cũng sẽ trở thành những người có cách ứng xử văn hóa, lễ nghĩa. Nhiều gia đình giàu có, cha mẹ thương yêu chiều con cái quá mức, cái gì cũng cung phụng đáp ứng yêu cầu của con cái vô điều kiện khiến cho con cái họ mắc bệnh công chúa, hoàng tử, luôn coi mình là trung tâm của vũ trụ, ích kỷ với những người xung quanh, không biết chia sẻ, thương yêu những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, khinh ghét người nghèo hèn, sống ỷ lại vào bố mẹ. Những cách giáo dục như vậy sẽ không cho ra đời những người con biết cách ứng xử tốt được.
Chính vì vậy, để tạo ra những mầm non tương lai tốt thì chính cha mẹ phải uốn nắn con cái mình ngay từ khi còn nhỏ, dạy trẻ biết điều hay lẽ phải, biết phân biệt đúng sai, yêu thương con người.
tham khảo?