K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2022

sao vẽ hình được hay bạn vẽ sẵn để dễ hình dung được kobucminh

15 tháng 5 2022

mình k vẽ đc ạ

6 tháng 4 2017

câu a theo hình của mình thì làm được rồi nhưng câu b mtheo hình của mình thì lại thấy kì kì bạn thử vẽ hình hộ mình được không

6 tháng 4 2017

a) Xét ΔADI và ΔAHI , có :

ID = IH ( I là trung điểm của DH )

IA chung

góc AID = góc AIH = 90o

=> ΔADI = ΔAHI (c.g.c)

NV
18 tháng 6 2020

Gọi H là tâm đáy, M là trung điểm AB

\(\Rightarrow HM\perp AB\Rightarrow AB\perp\left(SHM\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{SMH}\) là góc giữa mặt bên và đáy

\(\Rightarrow\widehat{SMH}=60^0\)

\(HM=\frac{1}{3}CM=\frac{1}{3}.\frac{a\sqrt{3}}{2}=\frac{a\sqrt{3}}{6}\)

\(\Rightarrow SH=HM.tan60^0=\frac{a}{2}\)

27 tháng 7 2019

Câu a), b), c) bạn tham khảo tại đây nhé: Câu hỏi của Sky Mtp

Còn câu d) thì ở đây nhé: Câu hỏi của Hana Huyền Ngọc

Chúc bạn học tốt!

a: Xét tứ giác AEHD có 

\(\widehat{AEH}=\widehat{ADH}=\widehat{DAE}=90^0\)

Do đó: AEHD là hình chữ nhật

17 tháng 12 2019

b) Xét 2 \(\Delta\) \(AHI\)\(ADI\) có:

\(AH=AD\left(gt\right)\)

\(HI=DI\) (vì I là trung điểm của \(HD\))

Cạnh AI chung

=> \(\Delta AHI=\Delta ADI\left(c-c-c\right)\)

=> \(\widehat{AIH}=\widehat{AID}\) (2 góc tương ứng).

Ta có: \(\widehat{AIH}+\widehat{AID}=180^0\) (vì 2 góc kề bù).

\(\widehat{AIH}=\widehat{AID}\left(cmt\right)\)

=> \(2.\widehat{AIH}=180^0\)

=> \(\widehat{AIH}=180^0:2\)

=> \(\widehat{AIH}=90^0.\)

=> \(\widehat{AIH}=\widehat{AID}=90^0\)

=> \(AI\perp HD.\)

c) Theo câu b) ta có \(\Delta AHI=\Delta ADI.\)

=> \(\widehat{HAI}=\widehat{DAI}\) (2 góc tương ứng).

Hay \(\widehat{HAK}=\widehat{DAK}.\)

Xét 2 \(\Delta\) \(AHK\)\(ADK\) có:

\(AH=AD\left(gt\right)\)

\(\widehat{HAK}=\widehat{DAK}\left(cmt\right)\)

Cạnh AK chung

=> \(\Delta AHK=\Delta ADK\left(c-g-c\right)\)

=> \(\widehat{AHK}=\widehat{ADK}\) (2 góc tương ứng).

\(\widehat{AHK}=90^0\) (vì \(AH\perp BC\))

=> \(\widehat{ADK}=90^0\)

=> \(AD\perp KD.\)

\(\Delta ABC\) vuông tại \(A\left(gt\right)\)

=> \(AB\perp AC.\)

Hay \(AB\perp AD\)

\(AD\perp KD\left(cmt\right).\)

=> \(AB\) // \(KD\) (từ vuông góc đến song song).

Chúc bạn học tốt!

Bài 1:

a) Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAHC vuông tại H có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

AH là cạnh chung

Do đó: ΔAHB=ΔAHC(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

⇒BH=CH(hai cạnh tương ứng)

b) Áp dụng định lí pytago vào ΔABH vuông tại H, ta được

\(AB^2=AH^2+BH^2\)

hay \(AB=\sqrt{12^2+5^2}=13cm\)

Vậy: AB=13cm

c)

*Chứng minh BM=CN

Ta có: \(\widehat{ABC}=\widehat{MBD}\)(hai góc đối đỉnh)

\(\widehat{ACB}=\widehat{NCE}\)(hai góc đối đỉnh)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{MBD}=\widehat{NCE}\)

Xét ΔMBD vuông tại M và ΔNEC vuông tại N có

BD=CE(gt)

\(\widehat{MBD}=\widehat{NCE}\)(cmt)

Do đó: ΔMBD=ΔNEC(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒BM=CN(hai cạnh tương ứng)

*Chứng minh ΔANM cân

Ta có: \(\widehat{ABM}+\widehat{ABC}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACN}+\widehat{ACB}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)

Xét ΔABM và ΔACN có

BM=CN(cmt)

\(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)(cmt)

AB=AC(ΔABC cân tại A)

Do đó: ΔABM=ΔACN(c-g-c)

⇒AM=AN(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔAMN có AM=AN(cmt)

nên ΔAMN cân tại A(định nghĩa tam giác cân)(đpcm)

Bài 2:

a) Xét ΔABH và ΔACH có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\)(do AH là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\))

AH là cạnh chung

Do đó: ΔABH=ΔACH(c-g-c)

b) Ta có: ΔABH=ΔACH(cmt)

\(\widehat{AHB}=\widehat{AHC}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{AHB}+\widehat{AHC}=180^0\)(hai góc kề bù)

nên \(\widehat{AHB}=\widehat{AHC}=\frac{180^0}{2}=90^0\)

⇒AH⊥BC(đpcm)

c) Xét ΔADH vuông tại D và ΔAEH vuông tại E có

AH là cạnh chung

\(\widehat{DAH}=\widehat{EAH}\)(do AH là tia phân giác của \(\widehat{DAE}\))

Do đó: ΔADH=ΔAEH(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒AD=AE(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔADE có AD=AE(cmt)

nên ΔADE cân tại A(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{ADE}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔADE cân tại A)(1)

Ta có: ΔABC cân tại A(gt)

\(\widehat{ABC}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔABC cân tại A)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{ADE}=\widehat{ABC}\)

\(\widehat{ADE}\)\(\widehat{ABC}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên DE//BC(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)(đpcm)

Bài 3:

a) Xét ΔABE và ΔDEC có

AE=ED(gt)

\(\widehat{AEB}=\widehat{CED}\)(hai góc đối đỉnh)

BE=EC(do E là trung điểm của BC)

Do đó: ΔABE=ΔDEC(c-g-c)

b) Ta có: ΔABE=ΔDEC(cmt)

\(\widehat{BAE}=\widehat{EDC}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{BAE}\)\(\widehat{CDE}\) là hai góc ở vị trí so le trong

nên AB//CD(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

c) Xét ΔAEB và ΔAEC có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

AE là cạnh chung

BE=EC(E là trung điểm của BC)

Do đó: ΔAEB=ΔAEC(c-c-c)

\(\widehat{AEB}=\widehat{AEC}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{AEB}+\widehat{AEC}=180^0\)(kề bù)

nên \(\widehat{AEB}=\widehat{AEC}=\frac{180^0}{2}=90^0\)

⇒AE⊥BC(đpcm)

d) Ta có: AB=AC(ΔABC cân tại A)

mà AB=DC(do ΔABE=ΔDEC)

nên AC=DC

Xét ΔACD có AC=DC(cmt)

nên ΔACD cân tại C(định nghĩa tam giác cân)

\(\Rightarrow\widehat{ACD}=180^0-2\cdot\widehat{ADC}\)(số đo của góc ở đỉnh trong ΔACD cân tại C)(1)

Thay \(\widehat{ADC}=45^0\) vào biểu thức (1), ta được

\(\widehat{ACD}=180^0-2\cdot45^0=90^0\)

Ta có: AB//CD(cmt)

\(\Rightarrow\widehat{BAC}+\widehat{ACD}=180^0\)(hai góc trong cùng phía)

hay \(\widehat{BAC}=180^0-\widehat{ACD}=180^0-90^0=90^0\)

Vậy: Khi ΔABC có thêm điều kiện \(\widehat{BAC}=90^0\) thì \(\widehat{ADC}=45^0\)