K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Nông nghiệp

+ Nhà nước thực hiện chính sách quân điền song do diện tích đất công ít nên tác dụng không lớn.

+ Công tác khai hoang được khuyến khích nên diện tích khai hoang được mở rộng.

+ Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, lạc hậu.

-Tình hình thủ công nghiệp ta thời Nguyễn ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển.

+ Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng để sản xuất vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức.

+ Thợ quan xưởng đã đóng được tàu thủy, tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước.

+ Trong nhân dân nghề thủ công truyền thống được duy trì

+ Nhiều nghề mới xuất hiện

+Nhiều làng thủ công nổi tiếng khắp nước như: Bát Tràng (Hà Nội), đúc đồng Ngũ Xã (hà Nội), dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội)….

+Những hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công nghiệp phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.

+ Do chế độ công tượng hà khắc nên việc tiếp cận công nghiệp cơ khí hạn chế.

+ Các làng nghề thủ công không phát triển bằng trước

-Thương nghiệp:

+Nội thương: Phát triển chậm do thuế nặng,chính sách thuế khóa phức tạp của nhà nước.

+Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền buôn bán với các nước láng giềng, việc giao lưu với các nước phương Tây bị hạn chế. Điều này làm cho kinh tế chậm phát triển.

11 tháng 5 2022

rêefer

 

- Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.

- Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.

- Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.

=> Đô thị tàn lụi dần.

11 tháng 5 2022

19 tháng 3 2017

Đây là bài giải của bạn, bạn tham khảo và hoàn thiện bài làm của mình bạn nhé.

a) Tình hình về kinh tế, chính trị và xã hội :

Bạn tham khảo tại đường link này bạn nhé : http://cadasa.vn/khoi-lop-10/tinh-hinh-chinh-tri-kinh-te-van-hoa-duoi-trieu-nguyen.aspx

b) Nhận xét, đánh giá chung :

- Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã cố gắng để khôi phục lại địa vị của tư tưởng Nho giáo để làm chỗ dựa cho sự thống trị, đã cố gắng xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế cao độ. Tuy nhiên, đây là thời kì kìm hãm được sự đi xuống của chế độ phong kiến.
- Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá song hiệu quả thấp.
- Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển của đất nước, đã không tạo được những chuyển biến mới theo kịp sự phát triển của thế giới. Vì vậy, trong gần nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe dọa của chủ nghĩa thực dân đang đến gần.

19 tháng 3 2017

Nếu có vấn đề gì còn thắc mắc, bạn cứ gửi câu hỏi lên nhé. :)

2 tháng 6 2020

Kinh tế:

Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX :
a) Nông nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.
+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
- Hạn chế:
+ Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
+ Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.
h) Thủ công nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
- Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
c) Thương nghiệp :
- Ưu điểm : Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
- Hạn chế:
+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.

cóa j hông bt thì ib mik nhóa

16 tháng 3 2022

tham khảo

- Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. 

- Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ đều có trường công.

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Giáo dục và thi cử phát triển là cơ sở đào tạo nhân tài cho đất nước. Qua đó, trình độ dân trí được nâng cao. Số trường học ngày càng tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng do đó tỉ lệ mù chữ ngày càng giảm.

 

 

10 tháng 8 2017

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn được tổ chức quy củ với số lượng khoảng 20 vạn người, được trang bị vũ khí đầy đủ, có đại bác, súng tay thuyên chiến. Tuy nhiên, số lượng vũ khí hiện đại đó không nhiều. Thời vua Minh Mạng mới chạy được chiếc tàu thủy đầu tiên và các triều vua sau đó, triều Nguyễn ngày càng suy yếu nên trang bị kĩ thuật cho quân đội cũng không hiện đại thêm. Dựa trên những tư liệu đã có, đặc biệt là những bức tranh mô tả binh lính triều Nguyễn, có thể thấy quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn chủ yếu sử dụng giáo mác, đó là những vũ khí lạc hậu, thậm chí theo kiểu trung cổ.

Chọn: B

17 tháng 10 2019

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn được tổ chức quy củ với số lượng khoảng 20 vạn người, được trang bị vũ khí đầy đủ, có đại bác, súng tay thuyên chiến. Tuy nhiên, số lượng vũ khí hiện đại đó không nhiều. Thời vua Minh Mạng mới chạy được chiếc tàu thủy đầu tiên và các triều vua sau đó, triều Nguyễn ngày càng suy yếu nên trang bị kĩ thuật cho quân đội cũng không hiện đại thêm. Dựa trên những tư liệu đã có, đặc biệt là những bức tranh mô tả binh lính triều Nguyễn, có thể thấy quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn chủ yếu sử dụng giáo mác, đó là những vũ khí lạc hậu, thậm chí theo kiểu trung cổ.

Chọn: B

18 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

I. Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

- Năm 1804, nhà nước đổi tên nước là Việt Nam nhưng sau đó lại đổi lại thành Đại Nam.

* Tổ chức bộ máy Nhà nước:

 - Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.

- Thời Gia Long chia nước làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực Doanh (Trung Bộ) do Triều đình trực tiếp cai quản.

- 1831 – 1832, Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của Triều đình.

- Tuyển chọn quan lại; thông qua giáo dục, khoa cử.

- Luật pháp ban hành Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) với 400 điều hà khắc.

- Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ.

* Ngoại giao

- Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc).

- Bắt Lào - Campuchia thần phục.

- Với phương Tây "đóng cửa" không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ.

* Nhận xét

+ Lần đầu tiên trong lịch sử, một triều đại phong kiến cai quản một lãnh thổ rộng lớn  thống nhất như ngày nay.

+ Nhà Nguyễn thành lập vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn suy vong.

+ Trên thế giới chủ nghĩa tư bản đang phát triển, đẩy mạnh nhòm ngó, xâm lược thuộc địa, một số nước đã bị xâm lược.

=> Nhìn chung bộ máy Nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ, có cải cách chút ít. Song những cải cách của nhà Nguyễn nhằm tập trung quyền hành vào tay vua. Vì vậy nhà nước thời Nguyễn cũng chuyên chế như thời Lê sơ.

II. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn

 * Nông nghiệp

+ Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất). Đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.

- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.

- Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa đắp đê điều.

- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.

=> Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.

+ Nông nghiệp Việt Nam vẫn là 1 nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.

* Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).

+ Thợ quan xưởng đã đã đóng tàu thủy được tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước.

- Trong nhân dân, nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.

- Thương nghiệp

+ Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.

+ Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng  như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.

+ Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.

+ Cho nên đô thị tàn lụi dần.

* Nhận xét: Thủ công nghiệp không có điều kiện tiếp cận kĩ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều.

III. Tình hình văn hóa - giáo dục

- Giáo dục: Nho học được củng cố song không bằng các thế kỉ trước.

- Tôn giáo: Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên Chúa Giáo.

- Văn học: Văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.

- Sử học: Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều Hiến chương Loại chí.

- Kiến trúc: Kinh đô Huế, Lăng tẩm; thành lũy ở các tỉnh, cột cờ Hà Nội.

- Nghệ thuật dân gian: Tiếp tục phát triển.

chúc bạn học tốt nha.

Tham khảo:

*Chính trị:

- Tích cực:

     + Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tổ chức bộ máy nhà nước quy củ và hoàn chỉnh.

     + Kinh tế có bước phát triển, nhất là trong nông nghiệp với công cuộc khẩn hoang được mở rộng.

     + Văn hóa đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực

- Hạn chế

     + Chính sách ngoại giao, hạn chế sự giao lưu tiếp xúc với bên ngoài.

     + Chính sách ngoại thương hạn chế kìm hãm sự phát triển kinh tế.

     + Chính sách cấm đạo khắt khe của nhà Nguyễn là cái cớ đê Pháp xâm lược Việt Nam.

     + Khoa học – kĩ thuật có ít những thành tựu về kĩ thuật và khoa học tự nhiên.

*Kinh tế:

a) Ưu điểm

- Nông nghiệp

     + Nhà nước thực hiện chính sách quân điền song do diện tích đất công ít nên tác dụng không lớn.

     + Công tác khai hoang được khuyến khích nên diện tích khai hoang được mở rộng.

- Thủ công nghiệp

     + Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng để sản xuất vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức.

     + Thợ quan xưởng đã đóng được tàu thủy, tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước.

     + Trong nhân dân nghề thủ công truyền thống được duy trì

     + Nhiều nghề mới xuất hiện

b) Hạn chế

- Nông nghiệp

     + Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, lạc hậu.

- Thủ công nghiệp

     + Do chế độ công tượng hà khắc nên việc tiếp cận công nghiệp cơ khí hạn chế.

     + Các làng nghề thủ công không phát triển bằng trước.

- Thương nghiệp

     + Phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của nhà nước.

     + Nhà nước nắm độc quyền buôn bán với các nước láng giềng, việc giao lưu với các nước phương Tây bị hạn chế. Điều này làm cho kinh tế chậm phát triển.

 

 

25 tháng 8 2023

Thời kỳ Trần (1225-1400) là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, với nền kinh tế phát triển và ổn định. Dưới triều đại Trần, nông nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế chủ đạo, đồng thời cũng có sự phát triển của các ngành công nghiệp như chăn nuôi, thủ công nghiệp, và thương mại.

Nông nghiệp: Nông nghiệp đã được chăm sóc và phát triển trong thời Trần. Cải cách hệ thống canh tác đất đai và sử dụng công cụ nâng cao hiệu suất đã đóng góp vào sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Các loại cây trồng như lúa, mía, ngô và đậu tương được trồng rộng rãi, đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

Chăn nuôi: Chăn nuôi cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thời Trần. Người Trần đã khuyến khích việc nuôi trồng gia súc như trâu, bò, lợn, gà, vịt và cá để cung cấp thực phẩm và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.

Công nghiệp và thủ công nghiệp: Dưới triều đại Trần, các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp đã phát triển mạnh. Chế tạo vũ khí và công cụ, sản xuất gốm sứ, làm giấy, dệt lụa và bào đá là các ngành nghề thịnh vượng. Nghề luyện đồng và chế tạo các sản phẩm từ gỗ cũng đã được phát triển.

Thương mại: Thương mại trong thời Trần đã phát triển sôi động. Các đường hàng hải và đường bộ kết nối các vùng miền và quốc gia lân cận, tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng hóa. Các thành phố như Thăng Long (nay là Hà Nội) và Đại Việt (nay là Huế) trở thành trung tâm thương mại quan trọng của khu vực.

Tổng quan, kinh tế thời Trần đã có sự phát triển ổn định và đa dạng hóa với nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp và thương mại phát triển. Sự phát triển này đã góp phần vào sự giàu có của nhà nước Trần và đem lại lợi ích cho dân chúng.