Trong chương trình ngữ văn tám em đã được học tác phẩm nào nói về tình yêu quê hương hay nhất em đã nắm được nội dung gì từ tác phẩm từ đó em rút ra được bài học cuộc sống gì cho bản thân hãy thể hiện những điều đó bằng một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu trình bày theo kiểu tổng phân hợp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Bài học rút ra
→Con người cần phải có nghị lực sống,biết suy nghĩ,hành động theo ý chí tích cực,làm đẹp cho bản thân,cuộc sống xã hội.
→Con người cần phải có lòng yêu thương,biết quan tâm,chia sẻ giúp đỡ nhau.Biết cống hiến hết mình,hi sinh bản thân vì những điều tốt,vì mọi người xung quanh.
Bản thân em đã làm được gì chị nghĩ em nên tự viết thì sẽ tốt hơn ^^
Tình yêu quê hương đã rèn cho con người ta thêm dũng cảm hơn trên con đường đầy chông gai của cuộc sống.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Trong trái tim mỗi chúng ta bao giờ cũng chỉ có một người mẹ, một người cha và một quê hương. Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Quê hương là nơi có hình ảnh người mẹ, người cha mà ta hằng yêu quý. Tình yêu quê hương đã rèn cho con người ta thêm dũng cảm hơn trên con đường đầy chông gai của cuộc sống. Tình yêu quê hương đó thôi thúc chúng ta sống có ích hơn cho đất nước. Quê hương còn là nỗi nhớ da diết của những người con khi xa quê. Chính nỗi nhớ quê hương đã luôn nhắc nhở họ phải cống hiến hết sức mình cho quê hương đất nước. Quê hương đã bồi đắp cho chúng ta nhiều tình cảm cao quý: phải biết nhớ khi xa quê, phải biết đau khi đất nước bị quân giặc xâm lược, phải biết yêu thương những gì thuộc về quê hương, phải biết hy sinh thân mình cho quê hương, đất nước. Cha mẹ chỉ có thể sinh ra và dạy bảo chúng ta, còn việc trở thành một người con chân chính của đất nước là do quê hương tạo ra: "Cha mẹ cho em cả hình hài. Thầy cô cho em cả kiến thức... Nhưng em chỉ thành người khi em sống giữa cuộc đời, em chỉ thành người khi em sống giữa quê hương.... Đất nước mến thương cho em thành người".
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Trong trái tim mỗi chúng ta bao giờ cũng chỉ có một người mẹ, một người cha và một quê hương. Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Quê hương là nơi có hình ảnh người mẹ, người cha mà ta hằng yêu quý. Tình yêu quê hương đã rèn cho con người ta thêm dũng cảm hơn trên con đường đầy chông gai của cuộc sống. Tình yêu quê hương đó thôi thúc chúng ta sống có ích hơn cho đất nước. Quê hương còn là nỗi nhớ da diết của những người con khi xa quê. Chính nỗi nhớ quê hương đã luôn nhắc nhở họ phải cống hiến hết sức mình cho quê hương đất nước. Quê hương đã bồi đắp cho chúng ta nhiều tình cảm cao quý: phải biết nhớ khi xa quê, phải biết đau khi đất nước bị quân giặc xâm lược, phải biết yêu thương những gì thuộc về quê hương, phải biết hy sinh thân mình cho quê hương, đất nước. Cha mẹ chỉ có thể sinh ra và dạy bảo chúng ta, còn việc trở thành một người con chân chính của đất nước là do quê hương tạo ra: "Cha mẹ cho em cả hình hài. Thầy cô cho em cả kiến thức... Nhưng em chỉ thành người khi em sống giữa cuộc đời, em chỉ thành người khi em sống giữa quê hương.... Đất nước mến thương cho em thành người".
Văn bản "Làng"
* Ấn tượng sâu sắc về nhân vật ông Hai: ấn tượng về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật:
– Tình yêu làng quê: nỗi nhớ làng, nhớ những kỉ kỉ niệm về làng, muốn về làng.
– Tinh thần yêu nước:
+ Thái độ ông Hai khi nghe tin làng theo giặc: phân tích các chi tiết: cổ nghẹn đắng, da mặt tê rần rần, lặng đi, tưởng đến không thở được, cúi mặt…, tủi thân nhìn đàn con, chỉ quanh quẩn ở nhà…
=> đau xót, tủi hổ trước tin làng theo giặc.
+ Khi cần lựa chọn, biết đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng: phân tích suy nghĩ làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù, không chịu về làng vì không muốn làm nô lệ.
+ Tấm lòng chung thuỷ với kháng chiến, với cách mạng (biểu tượng là Cụ Hồ): chi tiết tâm sự với đứa con nhỏ, lời độc thoại như lời thề…