viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu bài học rút ra từ bài bàn tay yêu thương
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Tình anh em là một trong những tình cảm đáng quý với mỗi người(Câu mở đoạn). Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình cảm anh em còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta vẫn thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm anh em như “Hoa dâm bụt”, “ Sự tích trầu cau”,.… Tuy mỗi câu chuyện đều mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em không biết yêu thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như “Ăn khế trả vàng”, Hà rầm hà bạc”...(Câu kết đoạn).
Theo mik nha!!Nên bạn thấy ko hay lắm thì có thể sửa!!
Anh em thì phải yêu thương nhau.Dù gì đi nữa thì cũng là anh em ruột thịt cùng dòng máu,dòng dõi người Việt Nam và chính là con cháu của Bác Hồ.Anh em chúng ta phải hòa thuận yêu thương nhau,giúp đỡ sẽ chia mọi điều để ai cũng hạnh phúc vui vẻ.Anh em mãi mãi vui vẻ cùng nhau!!!
Hơi nhạt nhỉ!!Nhưng mà mik đg ko có tâm đắc cho lắm nên thông cảm!!Mong bạn chấp nhận và bạn hãy chỉnh sửa cho đoạn văn hay hơn!!
tình yêu thương có thể sưởi ấm trái tim con người
Lão Hạc là một người nông dân lương thiện có lòng tự trọng cao và yêu thương con. Vợ chết sớm, sống một mình trong cảnh gà trống nuôi con, lão yêu con hết mực. Tình yêu thương ấy thể hiện qua việc ông luôn chăm sóc kỉ vật cuối cùng mà người con trai để lại sau khi đi đồn điền cao su, đó là con chó Vàng. Bao nhiêu tình cảm nhớ thương xa cách, lão đều dành cho nó. Hành đọng yêu thương, chăm sóc, quý mến của lão fanhf cho cậu Vàng chính là biểu hiện của tấm lòng nhân đạo. Mặc dù trong văn bản không có đoạn nào lão Hạc đối thoại với con, song những tình cảm của lão dành cho con mình xen vào từng chi tiết trong tác phẩm. Chính vì thương con nên lão không quản tuổi cao sức yếu, làm thuê làm mướn để dành tiền cho con. Lão Hạc quả là một người cha biết lo xa. Liệu sức mình đã yếu, lão đã sang gửi ông giáo mảnh vườn và chút tiền cho con. Lão nhờ ông giáo giữ hộ để sau này con về còn có cái sinh nhai. Khi mọi thứ đều đã hết, lão vẫn tiếp tục sống, một cuộc sống tạm bợ và vất vưởng. Lão cảm thấy ê chề, nhục nhã vì mình đã đi lừa người bạn tri kỉ của mình, tấm lòng nhân hậu bao la của lão khiến lão khóc rưng rức khi bán chó. Vì tương lai của con, vì lòng tự trọng của mình, lão đã quyết định chết. Bằng những việc làm cụ thể, lão Hạc đã cho ta thấy tình yêu thương con của lão thật là sâu sắc. Đó là 1 con người coi trọng bổn phận làm cha, coi trọng danh giá làm người. Lão Hạc chính làhình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam.
Tham khảo
Câu 2:
Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.
Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.
Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.
Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.
BÀN TAY YÊU THƯƠNG
Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.
Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán
- "Đó là bàn tay của bác nông dân".
Một em khác cự lại:
- "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".
Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu:
- "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.