Cảm nhận khổ 1 bài " Từ ấy" - Tố Hữu.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tố Hữu là nhà thơ – chiến sĩ nổi tiếng của nền thơ ca cách mạng với những vần thơ trữ tình chính trị đằm thắm và thiết tha. Chất liệu thơ của Tố Hữu là những sự kiện chính trị, những bước ngoặt quan trọng của cuộc cách mạng, con đường thơ của ông có sự thống nhất hài hòa với con đường cách mạng. Tố Hữu được giác ngộ cách mạng từ rất sớm, ánh sáng cộng sản đã tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi trong tình cảm và nhận thức của nhà thơ. Toàn bộ những thay đổi ấy được nhà thơ ghi lại trong bài Từ ấy, đặc biệt, qua khổ thơ đầu ta có thể thấy được niềm hạnh phúc, hân hoan tột độ của người chiến sĩ trẻ khi được đứng trong hàng ngũ những người cộng sản.
Đứng trước cảnh nước mất nhà tan cùng bối cảnh khủng hoảng về đường lối cứu nước, Tố Hữu cũng như bao người trí thức khác từng băn khoăn đi tìm lẽ sống, từng cảm thấy “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước/Chọn một dòng hay để nước trôi”. Có lẽ từng trải qua khủng hoảng, lạc lõng về tư tưởng và đường lối như vậy nên khi bắt gặp ánh sáng của Đảng, Tố Hữu thốt lên đầy vui sướng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
“Từ ấy” là một mốc thời gian vô cùng đặc biệt trong cuộc đời cách mạng của Tố Hữu. Đó là năm 1938, khi thời gian nhà thơ được giác ngộ cách mạng, được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, khi ấy nhà thơ vừa tròn 18 tuổi. Động từ “bừng” vừa diễn tả cảm giác đột ngột, bất ngờ vừa gợi ấn tượng về sự lan tỏa nhanh chóng của nắng hạ, đó cũng chính là cảm xúc vui sướng tột độ đã bao trùm thế giới của nhà thơ trong giây phút bắt gặp lí tưởng cộng sản.
“Nắng hạ” là cái nắng rực rỡ, tươi sáng mà cũng chói chang nhất. Cách liên tưởng thật lạ lùng nhưng cũng thật đặc biệt, sự bừng sáng của ánh sáng cộng sản trong nhận thức, tình cảm của nhà thơ cũng chói sáng, rạng rỡ như ánh nắng mùa hạ. Trong màn đêm đen tối của thời thế, nhà thơ đã tìm thấy ánh sáng của cuộc đời mình, đó là ánh sáng của lí tưởng, ánh sáng của chân lí duy nhất:
“Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng
Ta đi tới chỉ một đường cách mạng”
Để khẳng định sự đúng đắn của lí tưởng cách mạng và tác động lớn lao của nó đến nhận thức và tình cảm của nhà thơ, Tố Hữu đã có sự liên tưởng thật đặc biệt “Mặt trời chân lí chói qua tim”. “Mặt trời” là hình ảnh của tự nhiên, là nguồn sáng ấm áp và rực rỡ mang đến sự sống cho con người. Từ hình ảnh của tự nhiên, nhà thơ đã khẳng định chân lí bất diệt của lí tưởng cộng sản đối với thế giới tâm hồn, tình cảm của nhà thơ. “Chói” là sự tác động mạnh mẽ, nhanh chóng, không chỉ tỏa sáng trong giây lát mà là nguồn sáng bất diệt, không gì có thể dập tắt nổi.
Nhận thức được lí tưởng đúng đắn, tìm thấy được con đường cách mạng đúng đắn, nhà thơ không khỏi vui sướng mà bộc lộ lòng mình:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Niềm vui sướng, hân hoan của nhà thơ được thể hiện thông qua sự so sánh với “vườn hoa lá” tươi tốt, đậm hương và rộn rã tiếng chim. Câu thơ ngắn gọn nhưng lại bộc lộ trọn vẹn cảm xúc tươi mới, tràn ngập cảm xúc của nhà thơ. Đó là niềm vui tươi rộn rã khi tìm thấy lẽ sống của cuộc đời, là cái ngất ngây, say mê trước ánh sáng rực rỡ của cách mạng. Nhà thơ đã đưa vào bài thơ những hình ảnh quen thuộc, bình dị cùng những động từ mạnh và phép liên tưởng độc đáo để thể hiện cảm xúc của bản thân trước một sự kiện lớn lao.
Qua khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy, chúng ta bắt gặp một cái tôi dạt dào cảm xúc khi bắt gặp lí tưởng của cuộc đời. Niềm vui ấy, cảm xúc hân hoan, hạnh phúc ấy còn giúp chúng ta cảm nhận được một tinh thần say mê, một cái tôi đầy trách nhiệm với cuộc đời, với đất nước của người chiến sĩ trẻ Tố Hữu.
TK:
Bài thơ Từ Ấy được in trong phần Máu Lửa của tập thơ " Từ Ấy ". Được Tố Hữu sáng tác vào năm 1938, bài thơ viết về một sự kiện có ý nghĩa làm nên bước ngoặt lớn trong đường đời và đường thơ của Tố Hữu - Giây phút nhà thơ bắt gặp ánh sáng lí tưởng cách mạng.
Đi vào giải thích câu nói : Nói thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị có nghĩa là những sự kiện chính trị có ý nghĩa lớn với Đất Nước, với cá nhân, làm thay đổi cả một đời người đều trở thành nguồn cảm hứng trong thơ Tố Hữu. cái chất trữ tình cùng cảm xúc chân thành của nhà thơ quyện vào nhau, làm nên những vần thơ ca ngợi Đảng, ca ngợi Cách Mạng.
Bài thơ " Từ Ấy" là bài thơ đánh dấu mốc son quan trọng, có ý nghĩa nhất đối với cuộc đời của nhà thơ, chính giây phút nhà thơ bắt gặp ánh sáng lí tưởng cách mạng ấy đã làm nên sự thay đổi kì diệu về nhận thức, lí tưởng của một hồn thơ thuộc về cách mạng, thuộc về nhân dân..
Đến với khổ thơ mở đầu, ta bắt gặp cảm xúc vui sướng, hạnh phúc, say mê của hồn thơ Tố Hữu khi lần đầu tiên bắt gặp ánh sáng lí tưởng cách mạng. Một nguồn cảm xúc thiêng liêng và chân thành xuất phát từ chính trái tim của nhà thơ. Đây cũng là xúc cảm tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim..."
Ngay từ câu thơ mở đầu đã bắt gặp hình ảnh " Từ Ấy " đã đem lại sự ấn tượng và khẳng định một lần nữa khoảng time mà nhà thơ bắt gặp ánh sáng lí tưởng. Nói lên cảm xúc của mình trước những giây phút thiêng liêng như thế, nhà thơ sử dụng các thử pháp nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ và nhân hoá.. hình ảnh " nắng hạ " cho ta thấy được một cái ánh nắng chói chang gay gắt của buổi trưa hè. Khác với nhiều nhà thơ khác luôn tìm đến ánh trăng, tới cái ánh nắng của buồi chiều sa thì Tố Hữu tìm đến cái nắng của mùa hạ. Đúng vậy, cũng chỉ có ánh nắng ấy mới toả được sự chói chang rực rỡ của lí tưởng cách mạng, mới diễn tả được hết sự sửng sốt và choáng váng của nhà thơ khi đứng trước cái lí tưởng rực rỡ như thế.Soi tỏ vào bài thơ này ta mới thấy hết được nguồn cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước ánh sáng huy hoàng của chân lý.
"Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng
Ta đi tới chỉ một đường cách mạng "
Và dường như như thế chưa đủ để nói lên sự toả sáng của " lí tưởng cách mạng " nhà thơ lại tìm đến hình ảnh " Mặt trời chân lí ", đó chính là biểu tượng cho lí tưởng mà nhà thơ theo đuổi. Hình ảnh mặt trời biểu hiện cho sự ấm nóng, rực rỡ và là nguồn sáng bất diệt. Đúng vậy, lí tưởng ấy đâu phải chí toả sáng trong phút chốc mà sẽ toả sáng bất diệt, là nguồn sáng vĩnh cửu, không gì có thể dập tắt nổi. Tố Hữu gọi lí tưởng cách mạng là mặt trời chân lí bởi đó chính là nguồn sáng dẫn đường cho cuộc đời đã từng tối tăm, mù mịt của nhà thơ khi " băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời "... Mặt trời chân lý ấy " chói " qua tim người nghệ sĩ . hình ảnh trái tim là nơi chứa đựng biết bao tình cảm , cảm xúc, là nơi kết hợp giữa tâm lí và ý thức trí tuệ " mặt trời chân lí chói qua tim giống như xuyên rọi qua tất cả những tình cảm, lí tưởng của nhà thơ và cũng chỉ khi được ánh sáng ấy chiếu rọi nhà thơ mới thực sự hành động đúng, mới cảm thấy được ý nghĩa của cuộc sống mình.
Chính ánh sáng chói chang rực rỡ ấy đã làm thay đổi cuộc đời, thay đổi cả tình cảm của nhà thơ:
" Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.."
Khác hẳn với hồn thơ khi nhà thơ còn chưa bắt gặp ánh sáng lí tưởng, hồn thơ của Tố Hữu bây giờ rạo rực, vui sướng đến nỗi được so sánh với hình ảnh " vườn hoa " -> vườn hoa đầy đủ sắc màu, tràn ngập những âm thanh của tiếng chim, mùi hương của hoa lá... Đúng vậy, tâm trạng của nhà thơ đang tràn ngập rất nhiều cảm xúc ; có cái ngất ngây, say mê trước "hương thơm" của lí tưởng cách mạng, có cái rộn ràng, rạo rực vui sướng như tiếng chim kia.... Nhà thơ sử dụng các động từ mạnh , cũng các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ so sánh và đặc biệt là lối vắt dòng từ câu thứ ba xuống câu thứ tư đã góp phần lớn trong việc biểu hiện cảm xúc của mình.
“Từ ấy” đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng.
1. Tiểu sử - Con người
- Tố Hữu (1920 - 2002)
- Thời thơ ấu: sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.
- Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.
- Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu viết vào tháng 7/1938 nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”.
- Tập thơ “Từ ấy” là tập thơ đầu của Tố Hữu, gồm có ba phần: “Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng” (1937 – 1946).
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ghi lại những cảm xúc, suy tư sâu sắc khi Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
b. Vị trí bài thơ: có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca và đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu.
c. Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.
- Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống.
- Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.
Tham khảo:
Tố Hữu - một tiếng thơ trữ tình chính trị xuất sắc nhất của dòng Văn học cách mạng kháng chiến Việt Nam. Người đã thổi vào thơ ca cách mạng một luồng sinh khí nồng nàn - rạo rực hăm hở tâm huyết của người lính trẻ, với chất giọng đằm thắm chân thành ngọt ngào của người dân xứ Huế mộng mơ, thơ Tố Hữu dường như đã thấm đẫm chân lí của thời đại, chân lí giác ngộ cách mạng, khi bắt gặp lí tưởng Đảng:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Từ ấy là tập thơ đầu tiên của Tố Hữu (1937 - 1947). Đây là chặng đầu mười năm thơ Tố Hữu cũng là muôn năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi động đã diễn ra nhiều biến cố to lớn làm rung chuyển và thay đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam.
Có thể nói với Từ ấy đã đánh dấu sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu, đây là sự khẳng định lí tưởng của một chiến sĩ trẻ khi đã có Đảng dẫn lối soi đường.
Bài thơ này Tố Hữu đã bày tỏ cảm xúc mãnh liệt đột ngột, cảm xúc thực của một trái tim đang khao khát được giác ngộ, để đi theo chân lí của cách mạng, để tìm ra một hướng đi cho tương lai. Mở đầu bài thơ, tác giả đã dùng từ Từ ấy rất độc đáo - không hiểu là từ khi nào, thói quen không được xác định rõ ràng, cũng không phải là dạo ấy, dạo đó, hay là từ ngày đó... mà người chỉ dùng một cụm từ từ ấy, để diễn tả tâm trạng của mình khi bắt gặp lí tưởng cho cuộc đời. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ - là câu thơ như chợt tỉnh giấc sau một đêm dài mộng mị, qua từ bừng câu thơ như trỏ nên có hồn hơn, trở đầy tầm trạng khi xao xuyến, khi thì rạo rực băn khoăn hớn hở. Tố Hữu đã rất tinh tế khi dùng câu thơ này để diễn tả một cái tôi bản ngã của một chàng thanh niên 19 tuổi đang băn khoăn đứng giữa cuộc đời: Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước - Chọn một dòng hay để nước trôi đi. Thì cùng lúc đó người đã giác ngộ lí tưởng cách mạng. Ánh sáng lí tưởng đã chiếu rọi vào tâm hồn trẻ làm bùng nổ một thế giới đầy hương sắc, tràn trề sức sống và niềm vui. Sự gặp gỡ lí tưởng đã dẫn đến sự đổi thay cơ bản mốỉ quan hệ con người với toàn bộ thế giới, đem lại sự gắn bó ruột thịt với muôn người lao khổ để tạo thành sức mạnh to lớn của cách mạng. Sự gặp gỡ lí tưởng cũng đã tạo nên một cái tôi trữ tình kiểu mới trong thơ: Cái tôi tự ý thức sâu sắc về mình đồng thời là cái tôi gắn bó với muôn người, ở giữa mọi người. Cái tôi ấy đã hòa chung vào với cộng đồng khi đã thấy:
Mặt trời chân lí chói qua tim.
Mặt trời - là một biện pháp tu từ ẩn dụ, để chiếu ánh sáng lí tưởng cách mạng, mặt trời ấy có đủ sức mạnh và ánh sáng chân lí để soi rọi bao con người, bao chiến sĩ trẻ, bao thanh niên trí thức chưa được giác ngộ. Chỉ có mặt trời ấy mới đủ chân lí vĩnh cửu để soi rọi bao nẻo đường, chiếu sáng mọi ngõ ngách trong sâu thẳm của trái tim.
Niềm vui tràn trề của một tâm hồn hòa vào niềm hân hoan của cả một thế hệ thanh niên cách mạng cũng đã tạo nên một cảm xúc ngây ngất say mê, trong bài Hi vọng, Tố Hữu đã viết :
Ôi vui quá! Rộn ràng trên vạn nẻo
Bốn phương trời vào theo dấu muôn chân
Cũng như tôi, tất cả tuổi đương xuân
Chen bước nhẹ trong giỏ dầy ánh sáng.
Tố Hữu đã bộc lộ một cảm xúc, một niềm tin vào tương lai: Người thanh niên cách mạng tự cảm thấy:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tâm hồn của cái tôi trữ tình lúc này đã được mở rộng, để đón nhận những chân lí tuyệt vời mà Đảng đã đem lại, những hương vị tuyệt vời của cuộc sống đang nô nức reo vui vào một niềm vui mới, niềm vui khi đã có Đảng dẫn đường. Tố Hữu đã dùng biện pháp so sánh vì hồn tôi lúc này như là một vườn hoa lá - lại có cả hương thơm và rộn rã tiếng chim. Hương vị ngọt ngào của cuộc đời thực đã phai màu trong suy nghĩ của người thanh niên cách mạng, niềm tin của người thanh niên cách mạng mặc dầu mang màu sắc lí tưởng hóa, nhưng lại rất chân thành và trong trẻo là tâm huyết mãnh liệt của người chiến sĩ trẻ.
Từ ấy đã thể hiện được bầu nhiệt huyết mãnh liệt của người chiến sĩ trẻ, của một cái tôi trữ tình buổi đầu nặng trĩu những ưu tư, ưu phiền của cuộc đời. Song đã bắt gặp được lí tưởng cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui của con người đối với cuộc đời, của niềm tin vào một tương lai sáng huy hoàng, vào chân lí của cách mạng.
Tham khaỏ nha em (không biết em cần bài văn hay đoạn văn)
Bài thơ Lượm được tác giả Tố Hữu sáng tác năm 1949, đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc diễn ra vô cùng cam go, khốc liệt.Mở đầu bài thơ, tác giả Tố Hữu đã mở ra một khung cảnh đầy khốc liệt,cam go của chiến tranh. Đó chính là cuộc tấn công khủng bố cách mạng của thực dân Pháp vào Huế- một trong ba trung tâm cách mạng lớn của nước ta lúc bấy giờ: "Ngày Huế đổ máu / Chú Hà Nội về / Tình cờ chú cháu / Gặp nhau hàng bè". Cuộc gặp gỡ với Lượm là cuộc gặp hoàn toàn bất ngờ, tác giả cũng chỉ rõ địa điểm mà mình gặp Lượm, đó chính là Hàng Bè, tại đây hai chú cháu, hai người đồng chí đã có cuộc gặp mặt đầu tiên. Ở những khổ thơ tiếp theo, tác giả Tố Hữu đã phác họa lại hình ảnh của chú bé Lượm trong cảm nhận của mình. Đó là một cậu bé hồn nhiên, độ tuổi còn rất nhỏ chỉ khoảng mười bốn mười lăm tuổi. Ở cậu bé ấy lúc nào cũng toát lên vẻ hồn nhiên, nhí nhảnh cùng đôi chân thoăn thoắt đầy nhanh nhẹn:"Chú bé loắt choắt / Cái xắc xinh xinh ..."Ở Lượm còn sáng lên sự hồn nhiên, nghịch ngợm với chiếc ca lô đội lệch, khuôn miệng nhỏ huýt sáo, và trong cảm nhận của Tố Hữu thì Lượm như con chim chích tự do bay nhảy trên những cánh đồng vàng: "Ca lô đội lệch/Mồm huýt..". Làm nhiệm vụ ở Đồn Mang Cá luôn ẩn hiện sự hiểm nguy nhưng cậu bé lại cảm thấy vui hơn ở nhà:"Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à ...".Vui vẻ, hồn nhiên, ham chơi như bao cậu bé cùng tuổi khác nhưng Lượm chưa bao giờ quên nhiệm vụ của mình được giao: "Cháu cười híp mí / Má đỏ bồ quân..". 5 khổ thơ đuầ miêu tả hình ảnh của chú bé Lượm hoạt bát, vui tươi.
tham khảo:
Trong những năm tháng cam go của dân tộc, tất cả mọi người dân Việt Nam ta từ già trẻ, gái trai, ai ai cũng tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Trong đó, hình ảnh những cậu bé đang lứa tuổi nhi đồng là hình ảnh không có gì xa lạ. Và cũng đã có không ít trong số đó, đã nằm lại mãi mãi. Nhà thơ Tố Hữu đã được gặp và làm quen với một chú bé liên lạc như thế. Tuy còn nhỏ nhưng em đã anh dũng hy sinh vì độc lập dân tộc. Cảm động trước điều đó, Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.
Bài thơ được viết bằng thể thơ bốn chữ, với nhịp thơ ngắn, nhanh, góp phần lột tả, khắc họa được tinh thần nhí nhảnh, hồn nhiên của chú bé Lượm.
Mở đầu bài thơ, chính là cuộc gặp gỡ đầy tình cờ giữa hai người đồng chí ở hai lứa tuổi khác nhau. Ngay từ lần đầu, nhà thơ đã hết sức ấn tượng với người chiến sĩ nhỏ tuổi ấy:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh…
Một cậu bé, với dáng người nhỏ nhắn, mang theo chiếc xắc xinh xinh vui sướng đi làm nhiệm vụ. Cũng như bao chú bé liên lạc khác, em thường phải đối mặt với những nguy hiểm. Nhưng điều đó chẳng ảnh hưởng đến em chút nào. Em vẫn giữ trong mình những nét hồn nhiên, vô tư của lứa tuổi. Điều ấy thể hiện từ ngoại hình với đôi má ửng đỏ bồ quân. Từ dáng đi nhí nhảnh, cái đầu nghênh nghênh, cái miệng chúm chím huýt sáo… Và cả từ suy nghĩ ngây thơ, bộc trực của em, qua câu nói:
Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!
Nói rồi, em lại vội chạy đi làm nhiệm vụ. Để lại trong lòng tác giả những ấn tượng khó mờ. Và khi mà ông vẫn đang chờ đợi được có một cuộc gặp gỡ thứ hai với người liên lạc nhỏ tuổi ấy thì em đã qua đời. Trong một lần đi đưa tin qua cánh đồng lúa, em bị phát hiện và bị bắn trúng. Thế là một thiên thần nhỏ đã ra đi trong sự đau khổ, bàng hoàng của mọi người. Khi biết tin, nhà thơ cảm giác như chết lặng, ông không thể tin được rằng, cậu bé nhỏ nhắn, đáng yêu đang còn vô vàn những ước mơ và khát vọng ấy đã ra đi mãi mãi. Em còn quá nhỏ, còn chưa được hưởng niềm vui của ngày độc lập. Sự đau xót khôn cùng ấy, khiến nhà thơ chỉ có thể thốt ra hai từ:
Ra thế
Lượm ơi!
Nhà thơ mường tượng ra hình ảnh xót xa của một chú bé đang nằm giữa đồng, máu chảy đỏ như hoàng hôn. Những bông lúa vẫn đang trổ bông, chờ ngày gặt chín. Nhưng em đã ra đi, không chờ được ngày trưởng thành. Nhưng, sự hi sinh của em chắc chắn sẽ góp phần cho công cuộc chiến đấu của dân tộc. Rồi nay mai, khi hòa bình lập lại, trái chín thơm ấy cũng đã có bàn tay em góp vào.
Lượm ơi, còn không?
Đó là một câu hỏi tu từ. Nhà thơ đang hỏi Lượm, hỏi những người xung quanh hay đang hỏi chính mình? Và có lẽ, câu hỏi này vốn không có, không cần câu trả lời. Bởi nhà thơ tin rằng, Lượm còn sống, em sẽ còn sống mãi trong trái tim mọi người. Dù thời gian có trôi qua, thế giới có xoay vần, thì em vẫn sẽ mãi in sâu trong kí ức của dân tộc này. Như để khẳng định cho niềm tin ấy, hình ảnh của chú bé Lượm hồn nhiên lại được hiện lên ở hai khổ thơ cuối. Vẫn câu thơ đó, vẫn hình ảnh đó, nhưng lại có phần xót xa, buồn bạn.
Thông qua việc sử dụng nhiều từ láy cùng lối thơ tự sự, kể lại một câu chuyện. Bài thơ đã thàn công khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Cảm nhận về chú bé Lượm trong hai khổ thơ đó là: Lượm là một cậu bé hồn nhiên, trong sáng, dễ thương.
Chú bé loắt choắt
Cái sắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Lượm là một người rất kiên cường và dũng cảm. Ngoại hình: loắt choắt, xinh xinh, cả lô đội lệch, như con chim chích nhảy thoăn thoắt, má đỏ bồ quân. Biểu hiện sự dễ thương, hồn nhiên và nét đẹp khoẻ mạnh ở làn da tiếp xúc với nhiều ánh nắng, khí trời. Cử chỉ: cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí. Biểu hiện sự hồn nhiên nhanh nhạy. Có lẽ do công việc làm liên lạc đã tạo nên những nét như vậy. Lời nói: cháu đi liên lạc vui lắm chú à. Kà lời tâm sự của chú rất vui vẻ, thoải mái, tự hào. Lượm không hề quản tâm tới những nguy hiểm trong công việc đối mặt thường trực với cái chết này
Tick cho mình nha