K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, SGK Ngữ Văn lớp 9, tập một)

a, Đoạn trích trên viết về tâm trạng nhân vật : Thuý Kiều . Nhân vật ấy đang ở trong hoàn cảnh đau khổ, xót xa cho số phận của mình, bị hãm hại hết lần này tới lần khác vì vẻ đẹp và tính nết hiền dịu

b, Từ “người” trong dòng thơ thứ nhất thuộc : Danh từ

Xác định đối tượng được nói đến của từ “người” trong mỗi dòng thơ:

- dòng 1 chỉ Kim Trọng - mối tình đầu của Thuý kiều.

c, Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ “tưởng” để miêu tả tâm trạng nhân vật.

- Bộc lộ nỗi nhớ , tình yêu thương của Thuý Kiều đối với Kim Trọng , một mối tình tự do giữa đôi lứa "Người quốc sắc, kẻ thiên tài"

17 tháng 5 2021

a.     Đoạn trích trên viết về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều.

      Hoàn cảnh của nhân vật: Sau khi biết mình bị lừa bán vào lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa đợi nàng bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế rồi đưa nàng ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. Ở đây, Kiều rất đau khổ, xót xa cho thân phận mình và nhớ thương cha mẹ, người yêu.

b.    Từ “người” ở dòng thơ thứ nhất thuộc từ loại danh từ.

- “Người”: chỉ Kim Trọng

c. Nguyễn Du không dùng chữ “nhớ” mà dùng chữ “tưởng”. 

- “Tưởng” vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người mình yêu. Thúy Kiều như tưởng tượng thấy, ở nơi xa kia, người yêu cũng đang hướng về mình, đang ngày đêm đau đáu chờ tin nàng: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”.

- Từ này bộc lộ chính xác nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều. Nỗi nhớ của một tình yêu đắm say trong sáng gắn với những kỉ niệm ngọt ngào. 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:    Tưởng người dưới nguyệt chén đồng    Tin sương luống những rày trông mai chờ    Chân trời góc bể bơ vơ    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai    Xót người tựa cửa hôm mai,    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?    Sân Lai cách mấy nắng mưa,    Có khi gốc tử đã vừa người ôm.(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai?2. Tìm hai...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

    Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

    Tin sương luống những rày trông mai chờ

    Chân trời góc bể bơ vơ

    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

    Xót người tựa cửa hôm mai,

    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

    Sân Lai cách mấy nắng mưa,

    Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai?

2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?

3. Trong đoạn thơ trên, tại sao khi nói tới nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, tác giả sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ, nhà thơ lại dùng từ “xót”

 

 

4. Viết một đoạn văn khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch dưới câu bị động)

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:    Tưởng người dưới nguyệt chén đồng    Tin sương luống những rày trông mai chờ    Chân trời góc bể bơ vơ    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai    Xót người tựa cửa hôm mai,    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?    Sân Lai cách mấy nắng mưa,    Có khi gốc tử đã vừa người ôm.(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai?2. Tìm hai...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

    Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

    Tin sương luống những rày trông mai chờ

    Chân trời góc bể bơ vơ

    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

    Xót người tựa cửa hôm mai,

    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

    Sân Lai cách mấy nắng mưa,

    Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai?

2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?

3. Trong đoạn thơ trên, tại sao khi nói tới nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, tác giả sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ, nhà thơ lại dùng từ “xót”

1
2 tháng 4 2022

C1:

 Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích, của tác giả Nguyễn Du .

C2:

Hai điển tích điển cố được sử dụng:

- Quạt nồng ấp lạnh: nói về người con có hiếu, phụng dưỡng cha mẹ, mùa hè trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời giá lạnh thì vào nằm trong giường trước cho ấm.

- Sân Lai: sân nhà Lão Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu với cha mẹ, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ.

- Sử dụng điển tích điển cố nhằm thể hiện, nhấn mạnh nỗi nhớ nhà, nhớ mong, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều .

C3:

Nỗi nhớ Kiều dành cho Kim Trọng sử dụng động từ “tưởng” (hồi tưởng, nhớ lại) để nói về những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ. Trong nỗi nhớ của Thúy Kiều về tình yêu đẹp có cả hình dung về không gian đêm trăng thề nguyền, sự khắc khoải trông chờ của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy… Tưởng là vừa nhớ, vừa hoài niệm. 

- Nhớ về cha mẹ Nguyễn Du dùng từ “xót” thể hiện nỗi khổ tâm đau xót của người con giàu lòng vị tha hiếu thảo khi không chăm sóc được cha mẹ.

oke em cảm ơn

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:        Tưởng người dưới nguyệt chén đồng    Tin sương luống những rày trông mai chờ         Bến trời góc bể bơ vơ     Tấm son gột rửa bao giờ cho phai          Xót người tựa cửa hôm mai       Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ           Sân lai cách mấy nắng mưa      Có khi gốc tử đã vừa người ôma) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy trích trong tác...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
        Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

    Tin sương luống những rày trông mai chờ

         Bến trời góc bể bơ vơ

     Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

          Xót người tựa cửa hôm mai  

     Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ 

          Sân lai cách mấy nắng mưa

      Có khi gốc tử đã vừa người ôm

a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?

b) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên?

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật có trong đoạn văn trên?

d)Viết đoạn văn từ 10-15 câu nêu cảm nhận của em về đoạn văn trên

Em cần gấp í ạ ai giúp em với đc k ạ 

          

0

Nội dung của đoạn thơ làm nổi bật nỗi nhớ thương cha mẹ và người yêu sâu sắc của Thúy Kiều khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

22 tháng 2 2017

Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” được sử dụng nhằm nhấn mạnh nỗi đau xót dày xé tâm can của Kiều khi lo lắng nghĩ về cha mẹ. Nàng băn khoăn không biết cha mẹ có được phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo không.

10 tháng 10 2021

Từ láy: bơ vơ

Bút pháp nghệ thuật: độc thoại nội tâm.

Nghệ thuật độc thoại nội tâm là những lời nói, suy nghĩ mà nhân vật tự nói với chính mình. Giúp bộc lộ, diễn tả tinh tế nội tâm, tâm trạng của nhân vật.

10 tháng 10 2021

Từ láy: bơ vơ

- Thành ngữ: "nguyệt chén đồng", "rày trông mai chờ".

- Nghệ thuật: ẩn dụ (Tấm son)

Em tham khảo:

Thành ngữ là cụm từ hoặc câu đơn, kép khi tách đôi chúng ra, nó sẽ không có nghĩa hoặc thiếu nghĩa. Nó là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.

Biện pháp ẩn dụ là cách gọi tên hiện tượng, sự vật này bằng tên, hiện tượng hay sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt.

1 tháng 12 2021

bạn tham khảo

 

Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vì sợ mất vốn lẫn lời nên đã hứa đợi Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế rồi mụ đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người Kiều sống ở lầu Ngưng Bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi. Trước mắt nàng chỉ là một không gian mênh mông với non xa trăng gần, với những cồn cát bụi bay mù mịt, còn thời gian thì tuần hoàn khép kín không gian và thời gian ấy như giam hãm con người, khiến nàng cảm thấy cô đơn buồn tủi đau đớn, tan nát cõi lòng

 

Đầu tiên, Kiều nhớ đến Kim Trọng.

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ"

Nhớ về Kim Trọng đau đớn hình dung là cảnh ở Liêu Dương xa xôi cách trở, Kim Trọng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn hướng về Kiều chờ tin mà uổng công vô ích. Càng nhớ chàng bao nhiêu thì Kiều càng thương cho số phận mình bấy nhiêu:

“Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai"

Thương thân mình bơ vơ trên trời, góc bể, càng nuối tiếc cho mối tình đầu. câu thơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai."có thể hiểu tấm son của Kiều đã bị hoen ố nàng không còn là một thiếu nữ phòng khuê, nhưng có thể hiểu "tấm son"là tấm lòng chung thủy son sắc của nàng dành cho Kim Trọng chẳng bao giờ nguôi ngoai. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn Kiều đã tạm để tấm lòng mình lắng xuống và nhớ đến Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thủy của một người.