K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2019
Câu Dùng để giới thiệu Dùng để nêu nhận định
X    Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. x  
X    Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. x  
X    Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.   x
Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành nâm 1873 và 1882    
Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đưòng phố đẹp mang tên hai ông.    
X    Ông Năm là dân ngụ cư của làng này x  
Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng.    
Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới.    
X    Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.   x
20 tháng 2 2021

Không phải Cẩu Khây lấy tai tát nước dâu, mà nhân vật tên " Lấy Tai Tát Nước" mới tát nước ầm aamfqua khe núi cơ bạn nhé

21 tháng 2 2021

đúng rồi Mai Nhi

\(F_1=P=10m=10.240=2400N\\ l_1=0,6\left(m\right);l_2=2,4\left(m\right)\\ Ta.có:F_1l_1=F_2l_2\\ \Rightarrow F_1=\dfrac{F_1l_1}{l_2}=\dfrac{2400.0,6}{2,4}=600N\) 

Vậy công nhân phải tác dụng 1 lực F2 là 600N

23 tháng 4 2020

ai gup dc tang 20 diem nha

Câu 33)

Công suất là

\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{10m.h}{t}=\dfrac{10.1800.6}{60}=1800\left(W\right)\)

Câu 34)

Công con ngựa là

\(A=F.s=150.1000=150,000\left(J\right)\)

Công suất là

\(P=F.v=150.5=750W\)

Câu 35)

Công của máy là

\(A=P.h=10m.h=10.70.10=7000\left(J\right)\)

Công toàn phần của máy là

\(A_{tp}=\dfrac{A_i}{H}.100\%=\dfrac{7000}{70}.100\%=10,000\left(J\right)\)

Công suất của tối thiểu của máy là

\(P=\dfrac{A_{tp}}{t}=\dfrac{10,000}{60}=166W\)

 

Bàn tay yêu thươngTrong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lớt: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay...
Đọc tiếp

Bàn tay yêu thương

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lớt: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán: "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lớt cười ngượng nghịu:
"Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lớt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

(Trích Quà tặng cuộc sống, dẫn theo Ngữ văn 6, tập 1)

1. Giải nghĩa từ “biểu tượng” .
Đặt một câu có sử dụng từ này ở bộ phận vị ngữ. 
2. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lớt được miêu tả như thế nào?
Bức tranh Đắc-gờ-lớt vẽ có gì khác lạ so với tranh của các bạn? 

3. Vì sao bức tranh ấy được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương”?
4. “Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng
hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của
tình yêu thương”.
Còn em, từ câu chuyện trên em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì
khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc
sống?

1
  • 1.Trả lời câu 1

- Giải nghĩa : Biểu tượng là hình ảnh sáng tạo nghệ thuật có một ý nghĩa tượng trưng trừu

tượng.
- Đặt câu :“Chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình.”

  • 2.Trả lời câu 2:

Nhân vật Đắc gờ lớt được miêu tả qua các chi tiết: là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt
không được xinh xắn, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo.
- Các bạn em có thể vẽ những gói quà, li kem, hoặc những món đồ chơi mà các bạn yêu thích,
còn bức tranh em vẽ là một bàn tay. Đó là bức tranh rất khác lạ, gây tò mò cho cả lớp.
3. Bức tranh được coi là một biểu tưởng của tình yêu thương vì:

Bn dựa vào đây để viết thành 1 đoạn văn nha :
- Bức tranh vẽ điều mà Đắc gờ lớt yêu thích nhất: bàn tay cô giáo.
- Bức tranh bày tỏ lòng biết ơn, tình yêu thương của Đắc gờ lớt tới cô giáo.
- Bức tranh thể hiện tình cảm dìu dắt yêu thương cô giáo dành cho học sinh của mình.

  • 4.Từ câu chuyện bn hiểu ra điều gì?

Ở đây bn viết nội dung của truyện để xoáy vào và lúc sau viết cảm nhận của bn kết hợp lại thành một đoạn,bn nên dựa vào tên bài và câu:

''Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng
hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của
tình yêu thương'' Để làm bài thật tốt.

  • Việc em cần làm khi gặp người khuyết tật,có hoàn cảnh khó khăn là:

- Việc cần làm với những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn là không kì
thị, xa lánh ; cần đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ họ từ những việc nhỏ nhất...

câu 1:câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào ?a. Ai, gì, nào, sao, khôngc. Ai, A, nhé, nhỉ, nghend. A, ối, trời ơi, không,Câu 2 : Câu nào là câu kể “Ai làm gì” ? a. Công chúa ốm nặng b. Nhà vua buồn lắm c. chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn.Câu 3: a.Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào tối giao thừa? b.Viết một đoạn văn tả về một loài hoa thường có vào dịp tết,...
Đọc tiếp

câu 1:câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào ?

a. Ai, gì, nào, sao, không

c. Ai, A, nhé, nhỉ, nghen

d. A, ối, trời ơi, không,

Câu 2 : Câu nào là câu kể “Ai làm gì” ? a. Công chúa ốm nặng b. Nhà vua buồn lắm c. chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn.

Câu 3: a.Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào tối giao thừa? b.Viết một đoạn văn tả về một loài hoa thường có vào dịp tết, trong đó có sử dụng mẫu câu Ai thế nào?

Câu 4: Đọc đoạn văn sau: (1) Vợ chồng nhà Sói mấy hôm nay mất ngủ vì Sói chồng đau răng. (2) Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh. (3) Không quản đêm tối, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến đến ngay. (4) Bác sĩ Gõ Kiến kiên trì khêu từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc. (5) Sói chồng hết đau, không rên hừ hừ nữa. a) Tìm và viết lại các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên. b) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ và 2 gạch vị ngữ của từng câu tìm được.

Câu 5 : Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau: a). mải mê ấp trứng, quên cả ăn, chỉ mong ngày trứng nở thành con. b) ........................................hót ríu rít trên cành xoan, như cũng muốn đi học cùng chúng em. c) Trong chuồng, ..................kêu “chiêm chiếp”, ...................kêu “ cục tác”, .......................... thì cất tiếng gáy vang.

2
27 tháng 1 2022

câu 1:câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào ?

a. Ai, gì, nào, sao, không

c. Ai, A, nhé, nhỉ, nghen

d. A, ối, trời ơi, không,

Câu 2 : Câu nào là câu kể “Ai làm gì” ?

a. Công chúa ốm nặng

b. Nhà vua buồn lắm

c. chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn.

Câu 3: a.Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào tối giao thừa?

Vào mỗi dịp tết đến, đối với mọi người  trong gia đình em giao thừa là thời điểm đầy ý nghĩa nhất. Trước lúc giao thừa, em lo sắp xếp đồ đạc gọn gàng, quét dọn thêm nhà cửa cho sạch sẽ, và đặc biệt là chuẩn bị sẵn những bộ quần áo mới. Nhà mở to nhạc bài hát Happy New Year. Các đứa nhỏ nhà các cô bác cũng háo hức chào đón năm mới mà không chịu ngủ, cứ chạy loanh quanh trên sân đùa nghịch. Đồng hồ điểm 12h, bố mẹ em bắt đầu thắp nhang cúng giao thừa. Sau đó, cả nhà ngồi quay quần bên nhau và cùng xem ti vi nghe chủ tịch nước chúc tết, xem bắn pháo hoa, bố mẹ lì xì cho chúng em những bao phong bì đỏ chói. Em chúc bố mẹ sức khỏe và làm ăn phát đạt, đạt được những dự định cho năm mới và hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để làm vui lòng bố mẹ.

b.Viết một đoạn văn tả về một loài hoa thường có vào dịp tết, trong đó có sử dụng mẫu câu Ai thế nào?

Nguyệt quế! Ôi loài cây thân thương! Chắc mọi người ai cũng thắc mắc tại sao tôi lại coi nó như một loài cây thân thương đúng không? Vì đây là loài cây có ý nghĩa với tôi rất nhiều. Cây nguyệt quế được trồng ở đầu ngõ là kỉ niệm của nội tôi. Nguyệt quế thân gỗ, to bằng ngón chân cái có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây bằng chiếc tăm dài có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh thẫm mượt bóng, nhất là sau một đêm mưa. Cành lá sum sê, xoè tán rất đẹp trông cứ như một chiếc ô xanh xinh xinh căng lên. Đến mùa hoa nở, từng chùm hoa trắng phau tỏa hương thơm ngào ngạt dưới ánh trăng rằm. Khi còn bé, mỗi khi qua nhà nội chơi là tôi và lũ em đều chạy lại và ngắm nghía cây một cách say sưa và nói về đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Có khi chúng tôi lại lặng yên ngồi bên cây nghe nội tôi kể về những kỉ niệm của nội về thời chiến tranh khốc liệt. Giờ nội tôi cũng không còn nữa nhưng nguyệt quế vẫn còn đó và luôn gợi nhớ chúng tôi về nội mãi.

Câu 4: Đọc đoạn văn sau:

(1) Vợ chồng nhà Sói mấy hôm nay mất ngủ vì Sói chồng đau răng. (2) Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh. (3) Không quản đêm tối, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến đến ngay. (4) Bác sĩ Gõ Kiến kiên trì khêu từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc. (5) Sói chồng hết đau, không rên hừ hừ nữa.

a) Tìm và viết lại các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.

Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh. 

b) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ và 2 gạch vị ngữ của từng câu tìm được.

Giữa đêm khuya, Sói vợ/mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh

                                CN          VN

Câu 5 : Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:

a). mải mê ấp trứng, quên cả ăn, chỉ mong ngày trứng nở thành con.

Gà mẹ mải mê ấp trứng , quên cả ăn , chỉ mong ngày trứng nở thành con .

b) ........................................hót ríu rít trên cành xoan, như cũng muốn đi học cùng chúng em.

Chim sẻ hót ríu rít trên cành xoan , như cunh4 muốn đi học cùng chúng em.

c) Trong chuồng, ..................kêu “chiêm chiếp”, ...................kêu “ cục tác”, .......................... thì cất tiếng gáy vang.

Trong chuồng, gà con kêu chiếp chiếp, gà bố kêu cụp tác, thì cất tiếng gáy vang.

22 tháng 4 2022

C

24 tháng 10 2016
 

1.Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện, xảy ra vào những thời gian khác nhau. Con người, nhà cửa, làng mạc, phố xá, xe cộ ... đều ra đời, đổi thay. Xã hội loài người cũng vậy. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp tất cả các sự kiện đó lại theo thứ tự thời gian.
Như vậy, việc xác định thời gian là thực sự cần thiết.
Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.
Từ xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian. Họ đã nhận thấy nhiều hiện tượng tự nhiên lặp đi, lặp lại một cách thường xuyên, như hết sáng đến tối, hết mùa nóng đến mùa lạnh ... Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng. Cơ sở để xác định thời gian được bắt đầu từ đây.

2
Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc. Trong quá trình sinh sống, Người tinh khôn đã biết trồng rau, trồng lúa, biết chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải từ sợi vỏ cây, biết làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ. Con người không chỉ kiếm được thức ăn nhiều hơn mà còn sống tốt hơn, vui hơn

3

Chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái. Trước đây chế độ mẫu hệ phổ biến ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Điều này được giải thích là do lịch sử tiến triển của loài người, đầu tiên sống hoang dã, cộng đồng nhiều khi con cái chỉ biết đến người mẹ không bao giờ biết bố là ai. Đến khi phát triển hơn một chút thì trong cuộc sống người đàn ông chỉ giữ vai trò mờ nhạt, họ chỉ đi săn bắn đem lại số thực phẩm quan trọng nhưng bấp bênh; trong khi người phụ nữ ở nhà trồng tỉa chăn nuôi đem lại sự ổn định. Tuy nhiên khi xã hội càng phát triển thì vai trò người đàn ông càng lớn, trở thành trụ cột gia đình. Điều này giải thích vì sao hiện tại các dân tộc trên thế giới hầu hết đều chuyển sang chế độ phụ hệ, chế độ mẫu hệ chỉ còn có ở các dân tộc thiểu số, kém phát triển.

Ở Việt Nam cũng vậy, chế độ mẫu hệ cũng chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc vùng cao như Tây Bắc, Tây Nguyên...Nhưng có đặc điểm rất lạ là dù theo chế độ mẫu hệ nhưng Già làng, trưởng bản luôn luôn là người đàn ông.
Và người ta còn hay đùa là chính chế độ mẫu hệ mới chính xác vì cháu ngoại may ra mới chắc chắn là cháu mình.
Chế độ mẫu hệ cũng tồn tại trong xã hội của một số loài vật như ong, voi và cá voi
4 

Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy :
+ Biết sử dụng đồ trang sức.
+ Hình thành một số phong tục, tập quán.
- Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ xã hội bắt đầu phân hóa giàu nghèo...


Việc chôn công cụ theo người chết có ý nghĩa:
Thứ nhất: Người nguyên thủy quan niệm chết là chuyển sang thế giới khác và con người vẫn phải lao động (trần sao âm vậy).
Thứ hai: Thể hiện sự phát triển trong đời sống văn hóa - tinh thần của người nguyên thủy: tôn trọng người chết
Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết đã giúp chúng ta hiểu đươc các giai đoạn phát triển của người nguyên thủy từ đó xác định được dấu tích và niên đại của người nguyên thủy trên đất nước ta.

24 tháng 10 2016

trả lời ngắn gọn hộ mk nhé