K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2022

??

27 tháng 4 2022

Hiện nay có thể thấy dấu hai chấm dùng để: + Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. + Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

 
13 tháng 7 2018

Dấu hai chấm được viết là " : "

Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

 Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phói hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

VD: 

  a) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành ." Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người.

13 tháng 7 2018

Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

 Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phói hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

VD: 

  a) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành ." Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người.

                                                                                                     

Trong câu a, dấu hai chấm cho biết phần sau là lời nói của Bác Hồ (ở đây dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép).

b) Tôi thở dài

- Còn đứa bị điểm không, nó tả như thế nào?

- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho có. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi: "Sao trò không chịu làm bài"?

Trong câu b, dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó (bộ phận có dấu gạch ngang đầu lòng) là lời nói của nhân vật "tôi" và trích lời cô giáo (kết hợp dấu ngoặc kép)

c) Bà thương không muốn bán
    Bèn thả vào trong chum.
    Rồi bà lại đi làm
    Đến khi về thấy lạ :
    Sân nhà sao sạch quá
    Đàn lợn đã được ăn
   Cơm nước nấu tinh tươm
   Vườn rau tươi sạch cỏ.

- Trong câu c, dấu hai chấm cho biết bộ phận đi sau là lời giải thích liệt kê rõ những điều kì lạ mà bà cụ nhận thấy khi về nhà, như sân quét sạch, đàn lợn đã được ăn, cơm nước đã nấu tinh tươm…

vd

Mẹ hỏi em:

- Hôm nay con đi học có vui không ?

tác dụng

Dấu hai chấm dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp, lời nói của nhân vật, dùng kết hợp với dấu ngoặc kép hoặc trước lời đối thoại dùng kết hợp với dấu gạch ngang.

vd

những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi…

tác dụng

 Dấu hai chấm trong đoạn văn trên có tác dụng liệt kê những cảnh vật xung quanh, có ý nghĩa bổ sung cho nội dung “những cảnh tuyệt đẹp của đất nước” trước đó.

14 tháng 7 2018

Thỏ nghĩ ngợi rồi nó quyết định sang đề nghị với rùa : Bác rùa ơi, tôi nghĩ chúng ta nên chạy thi với nhau để xem trong khu rừng này ai là người chạy nhanh nhất. Rùa đồng ý ngay.

- Tác dụng của dấu hai chấm: Báo hiệu bộ phận câu đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật.

1 tháng 11 2021

Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. Dấu hai chấm dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp, lời nói của nhân vật, dùng kết hợp với dấu ngoặc kép hoặc trước lời đối thoại dùng kết hợp với dấu gạch ngang.

-Dấu ngoặc kép thường được dùng trước lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân vật. 
Ví dụ như sau:
VD1:   Lan nghĩ : "Chắc mình sẽ đi thăm Lan vào tối nay thôi".
VD2:    Mẹ nói : "Hôm nay chắc trời sẽ mưa to lắm đây".
-Dấu hai chấm thường được đứng trước dấu ngoặc kép để dẫn lời của nhân vật. Hoặc nó còn có tác dụng đứng trước phần giải thích cho bộ phận đứng đằng trước. 

7 tháng 12 2021

Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.

Dấu hai chấm dẫn lời nói trong đoạn hội thoại của Dế Mèn và Nhà Trò.
7 tháng 7 2021

Bn tham khảo nha:

Mở đầu cuộc họp sáng nay của tổ em, tổ trưởng đưa ra một thông báo hấp dẫn đặc biệt: “Chủ nhật tuần này lớp tổ chức lên thị xã tham quan công viên nước”. Cả tổ đều xôn xao. Minh “nhí” và Hoa “bự” là ồn ào nhất. Chưa chi, họ đã “lên kế hoạch dự trù” đủ thứ cả.

Dấu hai chấm có tác dụng: Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

Hc tốt!?

16 tháng 5 2022

Mẹ bảo tôi : Mẹ có quà tặng cho con đấy ! 

Tác dụng: báo hiệu lời nói trực tiếp

16 tháng 5 2022

Thằng bé này là em trai tôi : nó tên Phúc.

Tác dụng: báo hiệu bộ phận câu đứng sau giải thích cho bộ phận câu đứng trước.

21 tháng 12 2022

Dấu ngoặc đơn:

Câu nói "Học, học nữa, học mãi" (Mac Le Nin) đã đi sâu vào tiềm thức của tôi.

Hiểm họa của nhân loại, sự cực nhục khổ sở (ma túy) đã làm cho bao con người không thể nào quay trở lại cuộc sống tốt đẹp.

=> Tác dụng: Cho biết điều đang nói tới là của ai, là cái gì.

Dấu hai chấm:

Nhà em có 3 người: ba, mẹ, em.

Sẽ không bao giờ bạn hiểu được tầm quan trọng của việc học cho đến khi: bước đến tuổi trưởng thành, đến lúc phải lựa chọn nghề nghiệp.

=> Tác dụng: Liệt kê.

10 tháng 5 2023

Dấu hai chấm (:) được sử dụng để chỉ ra sự giải thích, mô tả hoặc làm rõ ý nghĩa của câu trước đó. Nó cũng được sử dụng để giới thiệu một danh sách hoặc một lời nói trực tiếp.

10 tháng 5 2023

Dấu hai chấm(:) là một dấu câu quan trọng trong tiếng Việt vì có tác dụng báo hiệu và đánh dấu vị trí của các phần trong câu. Đặc biệt, dấu hai chấm thường được sử dụng để báo hiệu lời nói của một nhân vật hoặc sự liệt kê, giải thích cho phần trước của câu

VD:"Tôi thích học tiếng Việt vì nó rất thú vị: tôi có thể học được văn hóa, lịch sử và các truyền thống của Việt Nam." ,