Em có nhận xét gì về những chính sách của chính quyền Trưng Vương? Rút ra, định nghĩa về chình quyền tự chủ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CH1:trình bày những nét chính về tổ chức chính quyền thời Lý bằng sơ đồ và rút ra nhận xét
=>
#\(N\)
Những nét chính về tổ chức chính quyền:
`-` Trung ương:
`+` Đứng đầu: Vua `->` đến các quan đại thần -> Các quan văn, quan võ.
`-` Địa phương:
`+` Gồm `24` lộ phủ `->` Huyện `->` Hương xã.
Nhận xét:
Tổ chức bộ máy chính quyền của thời lý có phần đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn, chặt chẽ hơn so với các thời kì trước.
`2,`
`+` Quy định rất chặt chẽ, khắn khe.
`+` Quan tâm đến việc giáo dục và học tập của nhân dân
`->` Luật pháp nhà Lý rất khắt khe, chặt chẽ, có tiến triển khá hơn so với các thời kì khác, nhà Lý rất quan tâm đến nhân dân và mọi người, có chính sách riêng để bảo vệ đất nước.
Chuyển biến về xã hội
- Với chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, các thành phần trong xã hội đều có sự biến đổi.
- Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa.Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ một bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ, có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.
- Mẫu thuẫn chủ yếu trong xã hội lúc bấy giờ là mẫu thuẫn của nhân dân Âu Lạc với chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc. Đó là nguyên nhân làm bùng lên các cuộc đấu tranh giành độc lập liên tục trong thời kì Bắc thuộc.
Câu 1:
– Đầu thế kỷ VI, Nhà Lương chia lại các quận, huyện và đặt tên mới để cai trị.
Nhà Lương chia nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).
– Phân biệt đối xử: Nhà Lương chỉ cho tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn được giao những chức vụ quan trọng.
– Thứ sử Tiêu Tư tàn bạo đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý.
Người nào trồng cây cao 1 thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế. Sử sách Trung Quốc thú nhận: Tiêu Tư “tàn bạo mất lòng dân”
– Chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu vô cùng tàn bạo khiến cho lòng dân oán hận.
⟹ Đây là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương.
Câu 2:
Kinh tế:
- Nông nghiệp: chủ yếu là lúa nước, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả, cây lương thực khác. Sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Họ đã biết sử dụng guồng nước trong sản xuất.
- Các nghề thủ công như: dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng,... nghề khai thác lâm thổ sản cũng khá phát triển. Đặc biệt, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.
* Văn hóa:
- Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.
- Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.
- Người Chăm có tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.
* Xã hội:
- Bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.
- Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản.
- Cham-pa phát triển trong các thế kỉ X – XV sau đó suy thoái và hội nhập trở thành một bộ phận cư dân và văn hóa Việt Nam.
Câu 3 :
* Hoàn cảnh:
- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.
=> Mục đích trị tội Kiều công tiễn, bảo vệ nền tự chủ.
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Hán. Năm 938, Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.
* Kế hoạch của Ngô Quyền:
- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều công Tiễn, khân trương chuẩn bị chống xâm lược.
- Chủ động đón đánh quân Nam Hán.
- Ngô Quyền bố trí trận địa: Xây dựng cửa sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm.
=> Cách đánh giặc độc đáo.
- Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh được sự ủng hộ của nhân dân lên nắm chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie đứng đầu. Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng để trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân, như: xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo,...
- Phái Gia-cô-banh cũng ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đã đánh bại bọn ngoại xâm và nội phản.
ý nghĩa: đập tan chiến lược "chiến tranh đặc biệt" mà Mỹ đã đề ra
Tổ chức chính quyền thời Đinh:
- Trung ương:
+ Hoàng đế đứng đầu triều đình trung ương
+ Giúp vua trị nước có các cao tăng và ban văn, ban võ.
+ Tướng lĩnh thân cận giữ chức vụ chủ chốt
- Địa phương: gồm đạo (châu), giáp, xã
->Bộ máy nhà nước thời Đinh còn chưa hoàn chỉnh, sơ sài.
Tổ chức chính quyền thời Lý:
- Trung ương:
+ Đứng đầu là vua
+ Dưới có quan đại thần và các quan ở hai ban văn, võ.
- Địa phương:
+ Cả nước chia thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là huyện, dưới huyện là hương, xã.
-> Đó là chính quyền quân chủ, nhưng khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân giữa vua với dân chưa lớn .Nhà Lý luôn coi dân là gốc rễ sâu bền.
4) nguyên nhân:
-Do chính sách áp bức ,bóc lột của nhà Hán
-Thi sách ,chồng bà Trưng Trắc bị Thái thú Tô Định giết hại
3)
Nhà Hán nắm độc quyền về sắt nhằm mục đích kìm hãm sự phát triển về kinh tế của đất nước ta, ngăn cản sự đấu tranh của nhân dân ta chống lại chúng ( Sắt là Kim loại sắc bén nhất để nhân dân ta tạo công cụ lao động và vũ khí chống lại kẻ thù ).
Tuy nhiên nghề sắt nước ta vẫn phát triển. Nguyên nhân là do nhu cầu của cuộc sống và do cuộc đấu tranh giành lại độc lập nên nhân dân ta vẫn tìm cách phát triển nghề sắt.
Chúc bạn học tốt.
Liên Hiệp quốc đã lấy ngày 8-3 hằng năm làm ngày Quốc tế Phụ nữ và Liên Hiệp quốc đã thông qua nghị quyết các nước thành viên kỷ niệm ngày này như là ngày vì quyền bình đẳng, sự tiến bộ của phụ nữ và hòa bình cho thế giới… Ở nước ta, Ngày 8 tháng 3 còn có ý nghĩa lớn lao, là dịp để dân tộc Việt Nam kỷ niệm cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên không chịu kiếp làm tỳ thiếp cho kẻ thù, đứng dậy phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi. Họ là người đại diện cho lòng yêu nước, ý chí, nghị lực, sức mạnh quật khởi của người phụ nữ Việt Nam, sức mạnh và trí tuệ Phụ nữ Việt Nam, nét đẹp văn hoá dân tộc “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.
Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi (sinh vào ngày 01-8 năm Giáp Tuất, năm 14 sau công nguyên), là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh (người đứng đầu bộ lạc huyện Mê Linh, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) thuộc dòng dõi Hùng Vương. Mẹ là bà Man Thiện. Hai Bà mồ côi cha sớm nhưng được mẹ quan tâm nuôi dưỡng, dạy cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, truyền lòng yêu nước, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện võ nghệ. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên (Hà Nội ngày nay) rất đau lòng chứng kiến hành động tàn bạo của phong kiến phương Bắc.
Với chính sách cai trị hà khắc, nhà Đông Hán, đại diện là viên Thái thú Tô Định - người vô cùng bạo ngược, tham lam, vừa giết người đặc biệt là “con trai Việt”, vừa cướp của cải. Tận mắt chứng kiến hình ảnh ấy, Hai Bà Trưng cùng Thi Sách chiêu mộ nghĩa quân, chuẩn bị khởi nghĩa. Song, cuộc khởi nghĩa chưa diễn ra thì Thi Sách bị Tô Định giết chết. Thù chồng, nợ nước, bà Trưng Trắc đã cùng em gái Trưng Nhị phát động cuộc khởi nghĩa ở cửa Sông Hát (thuộc địa phận huyện Phúc Thọ, Hà Nội ngày nay) với lời thề sắt son trước giờ xuất binh:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.
Lời hịch thiêng liêng “Đền nợ nước, trả thù nhà” đã nhận được sự hưởng ứng của các Lạc hầu, Lạc tướng và những người yêu nước ở khắp các thị, quận cùng đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tạo thành sức mạnh như vũ bão, giáng những đòn mạnh mẽ vào kẻ thù, buộc Tô Định phải bỏ chạy về nước. Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được tập hợp, thống nhất thành một phong trào rộng lớn từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm cả người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ.
Bằng ý chí, uy tín và nghị lực phi thường của hai người phụ nữ, nhân dân đã tập hợp thành lực lượng đông đảo, chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa quân của Hai Bà Trưng đã đánh chiếm được 65 huyện thành, thu toàn bộ lãnh thổ nước Việt, đánh bại âm mưu xâm lược của phong kiến phương Bắc. Cuộc khởi nghĩa thành công, đất nước được hoàn toàn độc lập. Trưng Trắc lên làm vua, được suy tôn là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.
Trong lịch sử thế giới, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chống lại quân Đông Hán phương Bắc xâm lược được xem là cuộc khởi nghĩa của những bậc nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đứng lên tranh đấu giành độc lập cho đất nước, trước cả nữ anh hùng Jeanne d'Arc (1412-1413) của Pháp gần 14 thế kỷ. Hai Bà Trưng được vinh danh là những người phụ nữ mở nước đầu tiên của Việt Nam và xây dựng kinh đô tại Mê Linh - Phú Thọ, tiếp tục cùng nhân dân giữ vững nền độc lập, quyền tự chủ dân tộc trong gần 3 năm. Vì vậy, dân gian thường truyền nhau câu thơ:
“Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”.
Nói về sự kiện này, trong Đại Việt sử ký toàn thư, nhà sử học Lê Văn Hưu ghi nhận công lao của Hai Bà Trưng như sau: “Trưng Trắc và Trưng Nhị là đàn bà, vậy mà hô một tiếng, các quận Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều nhất tề hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, xem thế cũng đủ biết hình thế nước Việt ta có thể dựng nghiệp bá vương được…”.
Sử gia Ngô Sĩ Liên đã viết “Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, liền vung tay hô một tiếng mà khiến cho quốc thống của nước nhà có cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng đâu phải chỉ khi sống thì dựng nước xưng vương, mà còn cả ở khi chết còn có thể ngăn chặn tai họa. Phàm gặp những tai ương hạn lụt, cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả đến Trưng Nhị cũng vậy. Ấy là vì đàn bà mà có đức hạnh của kẻ sĩ, cho nên, khí hùng dũng ở trong khoảng trời đất chẳng vì thân đã chết mà kém đi.… đại trượng phu… nên nuôi lấy khí phách cương trực và chính đại đó…”.
Nhà Hán thấy bà xưng vương đã dấy quân đánh lấy lại các thành. Tháng 1-42, Mã Viện - tướng nhà Hán tiến đánh vào kinh đô nước Việt. Hai Bà Trưng cùng nhân dân quyết tâm đánh lại quân nhà Hán và quân Hán đánh trả quyết liệt tại vùng Lãng Bạc (Tiên Sơn - Bắc Ninh), Cẩm Khê (Ba Vì - Hà Nội). Trước sức mạnh của kẻ thù, Hai Bà đã tự gieo mình xuống Hát Giang tử tiết vào ngày 6-2-43.
Bộ Lịch sử Việt Nam của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1971), khi phân tích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có nhận xét: “Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà là kết tinh của quá trình đấu tranh, khi âm thầm, khi công khai của nhân dân Việt Nam. Đấy là một phong trào nổi dậy của toàn dân vừa quy tụ vào cuộc khởi nghĩa ở Hát Môn do Hai Bà Trưng đề xướng, vừa tỏa rộng trên toàn miền Âu Lạc cũ. Khởi nghĩa đã thắng lợi vì đó là một phong trào có tính chất quần chúng rộng rãi chứ không phải là một hành động tự phát của một tù trưởng, một bộ lạc riêng lẻ”.
Sau khi Hai Bà Trưng mất, tưởng nhớ công ơn của các liệt nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc, nhân dân nhiều địa phương đã lập đền, miếu thờ phụng Hai Bà và các tướng lĩnh. Đặc biệt, ở Kinh đô Mê Linh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân luôn quan tâm việc giữ gìn, tôn tạo đền thờ Hai Bà Trưng. Hằng năm tổ chức lễ hội dâng hương tưởng nhớ công đức Hai Bà đối với dân tộc.
Năm 1980, Đền thờ Hai Bà Trưng được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt quan trọng. Đền thờ được gìn giữ, tôn tạo, mở rộng nhằm tôn vinh công lao của Hai Bà. Qua đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau, đồng thời thể hiện lòng biết ơn, trách nhiệm, sự tri ân của thế hệ hôm nay với các bậc tiên hiền có công với nước.
Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đầu công nguyên không chỉ là bằng chứng hùng hồn của tinh thần yêu nước, yêu tự do cũng như khí phách “tấn công cả trời” của tổ tiên ta thời đó mà còn định ra một loại hình chiến tranh trước đây chưa hề có mà sau này dân tộc ta kế thừa, phát huy lên tầm cao mới trong các cuộc kháng chiến chống ngoại bang mà đỉnh cao là trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Tiếp nối chiến công hiển hách của Hai Bà Trưng đầu thế kỷ, phụ nữ Việt Nam luôn chắc tay liềm, vững tay súng, cùng với dân tộc Việt Nam làm nên huyền thoại trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Họ thật sự xứng đáng với danh hiệu mà Bác Hồ phong tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và sáng tạo trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc nói chung và phụ nữ nói riêng. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mãi mãi là tài sản vô giá về tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của nhân dân Việt Nam. Tiếp nối truyền thống vẻ vang của Hai Bà, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, cùng với nhân dân cả nước, phụ nữ Việt Nam luôn tỏ rõ phẩm chất tốt đẹp: Năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.