K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1)  Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn của cậu bé làng Gióng nơi vườn cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản,... (2) Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn...
Đọc tiếp

(1)  Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn của cậu bé làng Gióng nơi vườn cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản,... (2) Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tố tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được  là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. (3) Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phát từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của những thế hệ mai sau.

 Đọc đoạn văn, em liên tưởng tới những câu chuyện dân gian nào của người Việt Nam ta?

 

1
17 tháng 4 2022

\(\text{nếu không có ai trả lời cái này thì ờm... chắc các bạn không biết truyện cổ tích :")}\)

\(\text{jup toy hộ}\)

(1)  Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn của cậu bé làng Gióng nơi vườn cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản,... (2) Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn...
Đọc tiếp

(1)  Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn của cậu bé làng Gióng nơi vườn cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản,... (2) Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tố tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được  là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. (3) Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phát từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của những thế hệ mai sau.

 Đọc đoạn văn, em liên tưởng tới những câu chuyện dân gian nào của người Việt Nam ta?

1
17 tháng 4 2022

mong các bạn trả lời hộ mình :")

bên hoc24 các bạn trả lời sai đề + lại cũng không trả lời :(

jup mình nhé các bạn thân yew :)

Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội...
Đọc tiếp

Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:

Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản... Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tổ tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phất từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của những thế hệ mai sau.

Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

1
6 tháng 12 2017

- Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến truyền thống dân tộc: Các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản...

- Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: Nắm tro bếp thưở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá cùa cậu bé làng Gióng, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.

1. Dựa vào nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ sau thành 3 nhóm: truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng.a. Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)b. Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.c. Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.=> Xem hướng...
Đọc tiếp

1. Dựa vào nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ sau thành 3 nhóm: 

truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng.

a. Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)

b. Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.

c. Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.

=> Xem hướng dẫn giải

2. Tìm và ghi vào vở những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc có trong đoạn văn sau

Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản,...Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tổ tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phát từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của thế hệ mai sau.

                                                                                Help me!.......................

0
Cách giới thiệu nhân vật chính trong những truyện sau có gì khác với cách giới thiệu nên trong bài tập 2?a) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thứ để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về...
Đọc tiếp

Cách giới thiệu nhân vật chính trong những truyện sau có gì khác với cách giới thiệu nên trong bài tập 2?

a) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thứ để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô.
(Thánh Gióng)

 

b) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

 

c) Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

Một hôm, viên quan đi qua cánh đồng làng kia, chợt thấy bên về đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng […]

(Em bé thông minh)

1
21 tháng 4 2018

Trong các câu a, b, c dưới đều là những câu trần thuật nhưng nó còn có tác dụng kể, tả về nhân vật.

  - Các nhân vật phụ được giới thiệu trước, sau đó mới nói đến nhân vật chính.

   + Các nhân vật chính: Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, em bé thông minh.

   + Các nhân vật phụ: hai vợ chồng ông lão sinh ra cậu bé làng Gióng, Hùng Vương và Mị Nương, Viên quan đi tìm người tài giỏi.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Bài văn của Tôm-mi   Bố mẹ Tôm-mi chuẩn bị chia tay nhau. Tôi là cô giáo của Tôm-mi, đã mời cả hai người đến để trao đổi về việc học tập sa sút và sự phá phách của con họ.   Trước đó, tôi lại tìm thấy trong ngăn bàn của Tôm-mi mẩu giấy với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín cả hai mặt, nhòe nước mắt. Tôi đưa mảnh giấy cho người mẹ....
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Bài văn của Tôm-mi

   Bố mẹ Tôm-mi chuẩn bị chia tay nhau. Tôi là cô giáo của Tôm-mi, đã mời cả hai người đến để trao đổi về việc học tập sa sút và sự phá phách của con họ.
   Trước đó, tôi lại tìm thấy trong ngăn bàn của Tôm-mi mẩu giấy với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín cả hai mặt, nhòe nước mắt. Tôi đưa mảnh giấy cho người mẹ. Bà đọc rồi đưa cho chồng. Ông xem và cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. Ông cẩn thận gấp mảnh giấy lại và nắm lấy tay vợ. Bà lau nước mắt, âu yếm nhìn ông. Mắt tôi cũng rưng rưng lệ. Tôi thầm cảm ơn Thượng Đế đã giúp tôi tìm thấy mảnh giấy đặc kín những dòng chữ viết lên từ trái tim nặng trĩu lo buồn của cậu bé: “Bố yêu quý … Mẹ yêu quý … Con yêu cả hai người … Con yêu cả hai người … Con yêu cả hai người …”
(Theo Gian Lin-xtrôm)

a. Vì sao Tôm-mi học tập sa sút và phá phách?

2
19 tháng 7 2017

Vì bố mẹ Tôm-mi chuẩn bị chia tay.

14 tháng 10 2021

Vì bố mẹ Tôm - mi chuẩn bị chia tay nên Tôm - mi buồn

HT

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Bài văn của Tôm-mi   Bố mẹ Tôm-mi chuẩn bị chia tay nhau. Tôi là cô giáo của Tôm-mi, đã mời cả hai người đến để trao đổi về việc học tập sa sút và sự phá phách của con họ.   Trước đó, tôi lại tìm thấy trong ngăn bàn của Tôm-mi mẩu giấy với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín cả hai mặt, nhòe nước mắt. Tôi đưa mảnh giấy cho người mẹ....
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Bài văn của Tôm-mi

   Bố mẹ Tôm-mi chuẩn bị chia tay nhau. Tôi là cô giáo của Tôm-mi, đã mời cả hai người đến để trao đổi về việc học tập sa sút và sự phá phách của con họ.
   Trước đó, tôi lại tìm thấy trong ngăn bàn của Tôm-mi mẩu giấy với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín cả hai mặt, nhòe nước mắt. Tôi đưa mảnh giấy cho người mẹ. Bà đọc rồi đưa cho chồng. Ông xem và cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. Ông cẩn thận gấp mảnh giấy lại và nắm lấy tay vợ. Bà lau nước mắt, âu yếm nhìn ông. Mắt tôi cũng rưng rưng lệ. Tôi thầm cảm ơn Thượng Đế đã giúp tôi tìm thấy mảnh giấy đặc kín những dòng chữ viết lên từ trái tim nặng trĩu lo buồn của cậu bé: “Bố yêu quý … Mẹ yêu quý … Con yêu cả hai người … Con yêu cả hai người … Con yêu cả hai người …”
(Theo Gian Lin-xtrôm)

b. Cô giáo đã đưa cho bố mẹ Tôm-mi xem thứ gì?

1
14 tháng 12 2018

 Xem một mẩu giấy trong ngăn bàn với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín cả hai mặt, nhòe nước mắt.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm).Học sinh đọc thầm bài: "Cậu bé thông minh" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5 và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập câu 4.CẬU BÉ THÔNG MINHNgày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải...
Đọc tiếp

II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm).

Học sinh đọc thầm bài: "Cậu bé thông minh" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5 và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập câu 4.

CẬU BÉ THÔNG MINH

Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội. Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:

- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.

Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.

Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:

- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?

- Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.

Vua quát:

- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!

Cậu bé bèn đáp: - Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?

Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa. Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói: - Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài. (TRUYỆN CỔ VIỆT NAM)

Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?

A. Vì gà mái không đẻ trứng được.

B. Vì gà trống không đẻ trứng được.

C. Vì không tìm được người tài giúp nước.

3
7 tháng 8 2017

Chọn B

7 tháng 3 2021

Chọn ý B

Văn bản 1 :                       HÙNG VƯƠNG CHỌN ĐẤT ĐÓNG ĐÔ       Vua Hùng đi nhiều nơi để tìm đất đóng đô của nước Văn Lang. Vua đi tới một miền phong cảnh đẹp đẽ, đất phẳng mà rộng, có nhiều khe suối. Vua cho là thế đất chưa đủ bèn sai chim đại bàng đắp một trăm quả gò, hẹn trước khi mặt trời mọc phải xong. Chim đại bàng khuân đất đã đắp được 99 gò, chợt có con gà ngủ mơ gáy sáng,...
Đọc tiếp

Văn bản 1 :
                       HÙNG VƯƠNG CHỌN ĐẤT ĐÓNG ĐÔ

       Vua Hùng đi nhiều nơi để tìm đất đóng đô của nước Văn Lang. Vua đi tới một miền phong cảnh đẹp đẽ, đất phẳng mà rộng, có nhiều khe suối. Vua cho là thế đất chưa đủ bèn sai chim đại bàng đắp một trăm quả gò, hẹn trước khi mặt trời mọc phải xong. Chim đại bàng khuân đất đã đắp được 99 gò, chợt có con gà ngủ mơ gáy sáng, chim đại bàng ngỡ sắp rạng đông, vỗ cánh bay đi. Vua Hùng đi tìm đất khác.

        Lại đi tới một miền đất mới. Vua thấy có một ngọn núi cao sừng sững như cái trụ chống trời,, vươn lên giữa hàng trăm quả đồi vây quanh. Vua thúc ngựa chạy lên ngọn núi, dừng ngựa đứng trông bốn phương tám hướng, rộng hẹp thấp cao, rừng trải xa xa, khe ngòi quanh lượn.... Đẹp lòng vừa ý, vua dong ngựa từ từ xuống núi. Chợt con ngựa quay đầu, vó ngựa đạp mạnh, núi lở xuống, sạt mất một góc, Vua chê thế đất không vững, bè bỏ đi.

       Lại tới một tòa núi đài, đầu cao đuôi thấp, nằm giữa một trăm quả đồi nhỏ, như con giao long bơi lượn trên lớp lớp sóng cồn. Trên núi có đường lên trời, có hang xuống đất. Vua bước vào hang, bỗng gặp một con rắn trắng chắn đường. Vua cho là điềm không hay, lại bỏ đi.

      Đi theo sông Thao, tới một vùng  thấy trước mặt là sông lớn, sau lưng là núi cao, đầm nước mênh mông vây bọc những hòn đảo nhỏ. Vua đang ngắm gần xa, chợt có một con Rùa Vàng hiện lên trên mặt nước, lưng như tấm phản, gật đầu chào Vua, tự xưng là Chúa đầm này. Vua cưới lưng Rùa và được Rùa Vàng đưa đi thăm 99 ngách, cây cối lòa xòa, nước đen như mực, các loài thủy tộc nô nức kéo đến chào đón nhà Vua. Vua khen cảnh đẹp, nhưng cho rằng thế đất không đủ rọng để họp muôn dân, dựng cung điện, bèn cáo biệt Rùa Vàng ra đi.

 

     Lần tới sông Đà, sóng xô cuồn cuộn, thác réo ào ào, núi Tản vươn mình, cây xanh điệp trùng bát ngát, địa thế tuyệt đẹp. Vua mới truyền tin cho chim phượng hoàng đào 100 cái hồ, chọn đây là đất đóng đô. Đào được 99 hồ thì bỗng có tiếng phượng trống kêu ở nơi xa. Con phượng mái vỗ cánh bay theo tiếng gọi của chim trống, cả đàn cùng bay. Vua thấy không đủ 100 cái hồ, nên cũng bỏ đi.

     Vua đi mãi nơi này nơi khác mà chưa chọn được nơi nào có thể định đô. Vua lại đi, lại đi....Đi tới mọt vùng trước mặt ba sông tụ hội, hai bên có Tản Viên, Tam Đảo chầu về. Đồi núi gần xa, khe ngòi quanh quất, thế đất bày ra như rồng chầu hổ phục, như tướng quân bắn nỏ, như ngựa chạy phượng bay. Giữa những quả đồi xanh tốt, có ngọn núi đột ngột nổi lên, như voi mẹ nằm giữa đàn con. Vua lên núi nhìn ra bốn phía thấy ba bề rộng rãi, bồi đắp phù xa, bốn mặt sum suê cây xanh hoa tươi cỏ ngọt, vừa trùng điệp, vừa quanh co, có rộng mà phẳng, có hẹp mà sâu. Vua cả mừng phán rằng đây thực là đất họp muôn dân, để hiểm để giữ, có thể để mở, thế đất vững bền có thể dựng nước được muôn đời.

     Vua Hùng đóng đô ở đó, gọi tên là thành Phong Châu. Đó là kinh đô Văn Lang xưa.
_____________________________________________________________
Những câu hỏi sau đây!!
 

Câu 1/ Văn bản trên được viết theo thể loại nào? Cho biết ngôi kể của văn bản?

Câu 2/ Vua Hùng phải trai quả mấy lần lựa chọn để tìm ra vùng đất đóng đô? Theo em việc lặp lại các chi tiết Vua Hùng bỏ đi tìm vùng đất khác nhiều lần như vậy thể hiện dụng ý gì của tác giả dân gian?

Câu 3/ Qua câu chuyện trên, em thấy vua Hùng là người như thế nào?

Câu 4/ Em hãy nêu chủ đề của văn bản này?

 

1
6 tháng 10 2022

Câu 1:truyện thuộc thể loại truyền thuyết.vì có nhân vật lịch sử: Vua Hùng và sự kiện lịch sử:chọn đất đóng đô.văn bản được kể ngôi thứ 3

câu 2:vua hùng phải trả qua 6 lần lụa chọn để tìm đất đóng đô,việc lặp lại chị tiết vua Hùng bỏ đi tìm đất khác cho thấy:

- công cuộc xây dựng đất nc buổi đầu rất khó khăn 

- Vua Hùng quyết tâm xây dựng đất nc

còn câu 3 với câu 4 Hok có bíc làm xl nhaaaaa :«