Cho tam giác ABC, trung tuyến AM. D là điểm nằm giữa BM. Vẽ đường thẳng qua D và // AM cắt AB và AC tại E và F. Qua A vẽ đường thẳng // BC cắt È tại K. CM a) Hai tam giác FKA và AMC đồng dạng b) K là trung điểm EF c) Tổng DE + DF không đổi khi D di động trên BC
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) △FKA và △AMC có: \(\widehat{FAK}=\widehat{ACM}\) (AK//CM); \(\widehat{AFK}=\widehat{CAM}\) (KF//AM).
\(\Rightarrow\)△FKA∼△AMC (g-g).
b) AK//DM, KD//AM \(\Rightarrow\)AKDM là hình bình hành\(\Rightarrow AK=DM;AM=DK\)
\(\Rightarrow\dfrac{FK}{KD}=\dfrac{FK}{AM}\)
-△FKA∼△AMC \(\Rightarrow\dfrac{FK}{AM}=\dfrac{KA}{MC}\Rightarrow\dfrac{FK}{KD}=\dfrac{DM}{BM}\left(3\right)\).
-△ABM có: DE//AM \(\Rightarrow\dfrac{DM}{BM}=\dfrac{AE}{AB}\left(1\right)\)
-△BED có: AK//BD \(\Rightarrow\dfrac{AE}{AB}=\dfrac{EK}{KD}\left(2\right)\)
-Từ (1) (2) (3) suy ra \(\dfrac{FK}{KD}=\dfrac{EK}{KD}\Rightarrow FK=EK\Rightarrow\)K là trung điểm EF.
c) Qua E và F kẻ đg thẳng song song với AK cắt AM tại G,H.
-AK//EG, KE//AG \(\Rightarrow\)AKEG là hình bình hành \(\Rightarrow KE=AG\).
-AK//FH, KF//AH \(\Rightarrow\)AKFH là hình bình hành \(\Rightarrow KF=AH\).
\(\Rightarrow AG=AH\).
-DE//GH, EG//DM \(\Rightarrow\)DEGM là hình bình hành \(\Rightarrow DE=GM\).
-DF//MH, FH//DM \(\Rightarrow\)DFHM là hình bình hành \(\Rightarrow DF=HM\).
-\(DE+DF=GM+HM=AM-AG+AM+AH=2AM\) không đổi.