K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2021

Trả lời:

Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

8 tháng 12 2021

1. PTBĐ: Biểu cảm

2. BPTT: Ẩn dụ

3. Câu cảm thán

4. Ý chỉ tuổi của Bác

26 tháng 4 2022

Nội dung: Cảm xúc của nhà thơ trước không gian , cảnh vật bên ngoài lăng.

3 tháng 9 2021

Tham khảo:

 Không chỉ dừng lại ở nghĩa tả thực, cây tre còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa, ẩn dụ: ” Hàng tre xanh xanh Việt Nam ” chỉ con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Kết hợp với thành ngữ ” bão táp mưa sa ” và nghệ thuật nhân hoá ” đứng thẳng hàng ” đã khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp thanh cao, ý chí bất khuất, kiên cường, bền bỉ của con người Việt Nam. Một dân tộc với lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã trải qua biết bao biến cố, thẳng trầm nhưng vẫn vững vàng đi lên phía trước. Nhìn thấy ” hàng tre xanh xanh Việt Nam ” đứng thẳng hàng gần gũi, thân thiết bên lăng Bác, tác giả đã không giấu được nỗi xúc động, một cảm xúc dâng trào mãnh liệt. Đó là niềm tự hào sâu sắc về Tổ quốc Việt Nam, con người Việt Nam trong đấu tranh gian khổ nhưng phẩm chất tốt đẹp luôn luôn ngời sáng, mà Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu nhất.

13 tháng 4 2022

Quao tui đêy đố biết ai nè :>>> tính cờ lướt qua trong khi đang xử lí rp @@ 

22 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương đã cho ta thấy được cảm xúc dạt dào của tác giả trong phương diện của một trong những người con đầu tiên từ miền Nam xa xôi về Bắc viếng thăm lăng Bác, năm 1976. Viễn Phương đã vô cùng xúc động khi gặp hình ảnh hàng tre bởi cả cuộc đời Bác đã hiến dâng cho dân tộc. Mà hình ảnh những tre đã trở thành biểu tượng cho dân tộc Việt Nam mình bất khuất, kiên trung. “Hàng tre xanh” và đó là sắc “xanh Việt Nam” đầy kiêu hãnh. Trong câu thơ tiếp, nhà thơ đả vận dụng có hiệu quả thành ngữ “bão táp mưa sa” để chỉ những giông tố của thời đại mà đất nước ta từng phải hứng chịu. Nhưng qua bao nhiêu chông gai, thử thách tre vẫn “đứng thẳng hàng” như non sông này vẫn ngẩng cao đầu tiến bước. Qua bao nhiêu gian nan, khó khăn, qua bao năm bị kìm hãm bởi chế độ thực dân phong kiến, đất nước dường như suy tàn. Song, nhờ một phần công lao rất lớn của Bác mà Việt Nam thoát khỏi chế độ thực dân phong kiến xấu xa. "Ôi" - từ ngữ mang sắc thái cảm thán rất rõ, sự biết ơn của những người Việt Nam đi trước vì sức xanh mạnh mẽ. Khổ thơ thật ngắn nhưng cũng đủ để chúng ta hiểu được tấm lòng, suy nghĩ của Viễn Phương.

22 tháng 5 2021

Bạn tham khảo:

Viếng lăng Bác ra đời năm 1976, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước kết thúc thắng lợi, đồng thời lăng Bác cũng vừa khánh thành, Viễn Phương đã vinh dự là một trong những người con đầu tiên của miền Nam ra thăm miền Bắc và vào viếng lăng Bác. Chuyến viếng thăm đã để lại trong lòng tác giả Viễn Phương nhiều kỷ niệm khó quên, là nguồn cảm xúc dạt dào cho ra đời bài thơ Viếng lăng Bác, in trong tập Như mây mùa xuân (1978), trở thành một trong những tác phẩm viết về Hồ Chủ tịch hay và xúc động nhất.

Viễn Phương đã không giấu được sự xúc động nghẹn ngào của một người con phương xa khi lần đầu đặt chân đến mảnh đất thủ đô, đến bên lăng Bác. Những lời tâm sự, giãi bày  như lời thủ thỉ, tâm tình rất gần gũi, đơn sơ.

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Tác giả tự xưng mình là “con” gọi “Bác” mang lại cảm giác thân thuộc, dường như tác giả đã coi Bác Hồ chính là một người thân ruột thịt, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng, nỗi nhớ mong tha thiết của một người con xa xứ nay mới lại được về thăm nơi chốn yên nghỉ của người cha già dân tộc. Cảnh tả thực “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” gợi ra một không gian và thời gian đẹp, Viễn Phương dù lặn lội từ xa tới, thế nhưng ngay khi trời còn sương sớm ông đã có trước lăng để thấy cảnh, hàng tre mờ hơi sương sớm.

Ở đoạn thơ mở đầu, sự xuất hiện của hình ảnh lũy tre xanh cũng là một hình ảnh gây nhiều ấn tượng sâu sắc với các tầng ý nghĩa khác nhau. Trước tiên tre xanh là loài cây truyền thống của dân tộc Việt Nam, dường như đã gắn bó với con người Việt cả hàng mấy ngàn năm, từ thuở dựng nước và giữ nước của các vua Hùng. Tre là biểu tượng của làng xóm, trước cổng làng nào cũng có vài lũy tre thực xanh tốt, tre tham gia dựng nhà, dựng cửa, tre tham gia cả vào lao động sản xuất, và cuối cùng tre còn chung tay đánh đuổi quân thù,… Có thể nói rằng tre xanh và đời sống nhân dân Việt Nam từ thật lâu đã có những mối liên quan mật thiết. Việc Viễn Phương đưa hàng tre vào trong thơ mình không chỉ là để tả thực cảnh quan trước lăng Bác, mà còn để tạo không khí thân thuộc gần gũi, bộc lộ sự giản dị, chất phác từ ngàn đời, mang đến sự ấm áp, yên bình của thôn quê ngay giữa thủ đô. Hơn thế nữa tre xanh với hình ảnh “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” còn là ẩn dụ về tinh thần, ý chí quật cường của con người Việt Nam khi trải qua biết bao biến động, đau thương vẫn kiên cường bất khuất, vẫn giữ mãi một màu xanh xanh, liên tục sinh sôi nảy nở, chứ không chịu khuất phục nhún nhường. Từng hàng tre vây quanh lăng Bác cũng mở ra một tầng nghĩa ẩn dụ khác, tre chính là hình ảnh đại diện cho những người con Việt Nam đang ngày ngày đứng thẳng, canh giữ cho Bác một giấc ngủ bình yên.

19 tháng 8 2023

a. Ẩn dụ "mặt trời"

Kiểu ẩn dụ phẩm chất.

b. Ẩn dụ "đứng thẳng hàng"

Kiểu ẩn dụ phẩm chất.

c. Ẩn dụ "từng giọt long lanh rơi - tôi đưa tay tôi hứng"

Kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

d. Ẩn dụ "cái khuyết tròn đầy", " cái thương cái nhớ"

Kiểu ẩn dụ hình thức "cái khuyết tròn đầy" và ẩn dụ phẩm chất "cái thương cái nhớ".

e. Ẩn dụ "một vầng trăng sáng dịu hiền"

Kiểu ẩn dụ phẩm chất.

 

19 tháng 8 2023

a. Ẩn dụ "mặt trời"

Kiểu ẩn dụ phẩm chất.

b. Ẩn dụ "đứng thẳng hàng"

Kiểu ẩn dụ phẩm chất.

c. Ẩn dụ "từng giọt long lanh rơi - tôi đưa tay tôi hứng"

Kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

d. Ẩn dụ "cái khuyết tròn đầy", " cái thương cái nhớ"

Kiểu ẩn dụ hình thức "cái khuyết tròn đầy" và ẩn dụ phẩm chất "cái thương cái nhớ".

e. Ẩn dụ "một vầng trăng sáng dịu hiền"

Kiểu ẩn dụ phẩm chất.

Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết:                                            Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác            Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát                                            Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam                                            Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.và ở cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước:                                           Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. 1....
Đọc tiếp

Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết:

                                            Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

            Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

                                            Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

                                            Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

và ở cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước:

                                           Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

 

1. Chỉ ra một thành ngữ có trong khổ thơ trên và giải thích ý nghĩa.

2.Việc lặp lại hình ảnh hàng tre ở câu kết bài thơ có ý nghĩa gì?

1
13 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Hình ảnh cây tre, hàng tre xuất hiện ngay khổ đầu bài thơ: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.” Với hình ảnh hàng tre, lăng Bác trang nghiêm bỗng trở nên thật gần gũi, thân thuộc như mọi xóm làng Việt Nam. Hàng tre xanh ấy hay cũng chính là hình ảnh một đất nước Việt Nam bình dị, đằm thắm yêu thương. Sự xuất hiện của hàng tre trong thơ Viễn Phương không chỉ có ý tả thực, nhà thơ đã viết hình ảnh hàng tre xanh với bút pháp tượng trưng, biểu tượng nhằm gợi ra một điều gì đó từ một hình ảnh ẩn dụ lớn. Hàng tre xanh chính là biểu tượng của sức sống bền bỉ, lòng quả cảm, kiên trung, ý chí bất khuất của dân tộc ta. Hình ảnh cây tre một lần nữa được lặp lại ở cuối bài thơ, khép lại cảm xúc yêu thương của nhà thơ, đồng thời thể hiện khát vọng được gắn kết cuộc đời mình với cuộc đời chung của dân tộc, của tổ quốc: Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…” Phép ẩn dụ “cây tre trung hiếu chốn này” ở cuối bài thơ vừa khắc sâu ý nghĩa biểu tượng ở khổ đầu vừa gợi thêm ý nghĩa mới. Đó là tâm nguyện của tác giả muốn được mãi ở bên Người, muốn sống xứng đáng với sự hi sinh cao cả của Người.

Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết:                                            Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác            Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát                                            Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam                                            Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.và ở cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước:                                           Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.Hãy...
Đọc tiếp

Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết:

                                            Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

            Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

                                            Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

                                            Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

và ở cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước:

                                           Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Hãy viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phép lập luận diễn dịch phân tích khổ cuối của bài thơ trên. Trong đoạn văn  có sử dụng phép thế và một  thành phần  biệt lập. ( gạch chân và  chú thích rõ)

0