viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh chị về tình trạng bạo lực học đường hiện nay lớp 8
giúp mik với các bn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.
Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.
Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".
Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…
Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng
Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.
Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.
Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.
Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng với cường quốc năm châu
I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
b. Với người gây ra bạo lực:
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
Một số ý chínnh:
- Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay.
- Tác hại:
+ Nó gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các em.
+ Bạo lực học đường còn có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, như tự tử hoặc giết người.
=> Do đó, chúng ta cần phải nói không với bạo lực học đường.
- Biện pháp:
+ Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường.
+ Chúng ta cần tăng cường giáo dục về tình bạn, tôn trọng và sự đồng cảm. Các em học sinh cần được hướng dẫn để biết cách giải quyết xung đột một cách hòa bình và không bạo lực.
+ Khuyến khích các em học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với những người khác.
+ Tạo ra một cộng đồng xã hội không bạo lực. Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ và hành động của mình để trở thành những người sống trong một môi trường không bạo lực.
+ Biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ.
- Liên hệ bản thân.
- Kết luận:
+ Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó.
+ Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các em học sinh.
Giáo dục luôn là vấn đề được con người và toàn dư luận quan tâm hàng đầu. Những năm gần đây, vấn đề bạo lực học đường vẫn diễn ra vô cùng phức tạp và phổ biến gây nhức nhối và là mối quan tâm của mỗi gia đình có con em trong giai đoạn cắp sách đến trường. Bạo lực học đường là việc mỗi bạn học sinh dùng những lời nói miệt thị, thô bỉ để xúc phạm người khác; bên cạnh đó còn là việc các em dùng vũ lực để thể hiện thái độ ghét bỏ, không vừa ý của mình đối với bạn bè.
Gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông đã đưa tin có rất nhiều vụ các em học sinh có hành vi dùng vũ lực đánh nhau, có nhiều trường hợp dùng vũ khí cũng như đánh nhau tập thể ở trong và ngoài nhà trường đến mức công an phải vào cuộc. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các học sinh nam mà hiện nay xu hướng các bạn học sinh nữ đánh nhau đang ngày càng gia tăng ở mức độ khó lường. Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải nhắc đến đó là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh còn kém, chưa có đủ nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường.
Bên cạnh đó việc kiểm soát hành vi của các bạn học sinh cũng chưa thực sự tốt, chỉ vài lời nói kích động cũng có thể nổ ra cuộc bạo lực. Ngoài ra, tình trạng bạo lực học đường còn là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc. Bạo lực học đường hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung. Ngoài ra, nó còn gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh, nhà trường và gia đình. Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.
Từ những hậu quả khôn lường này, mỗi người học sinh chúng ta cần ý thức được tác hại của vấn nạn này, đồng thời chung tay tuyên truyền, kêu gọi mọi người tẩy chay bạo lực ra khỏi phạm vi học đường; tích cực học tập, rèn luyện bản thân trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. Tuổi trẻ là mầm non, là tương lai của đất nước, chúng ta hãy biết phấn đấu, trau dồi bản thân ngay từ hôm nay để có thể cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.
Ngày nay xã hội đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cuốn theo nhiều sự thay đổi. Từ nhịp sống bề bộn, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lý làm người cũng đang bị xoay vần. Trong xã hội ấy con người dường như đã trở nên thờ ơ, ít quan tâm với cuộc sống của người khác, để "mạnh ai nấy lo", "phải ai tai nấy". Nhưng cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối bởi vậy bên cạnh đó cũng có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình, để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ.
Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Đã là con người nếu sống không có tình thương thì chẳng khác gì loài vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo. Người đời cũng có câu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” - bởi vậy “cho và nhận” đã trở thành quy luật của cuộc sống. Khi làm người phải có qua có lại, tồn tại giữa tập thể, cộng đồng của ta không chỉ biết có mình. Cuộc sống ngày nay đã quá đổi thay so với lúc trước, nhưng cuộc sống vật chất có thể đổi thay nhưng tình người thì không thể nào thay đổi được.
Từ thuở khai thiên lập địa, khi con người còn sống trong cảnh phó thác số phận của mình cho thiên nhiên. Khi hai chữ "văn minh" chưa được định thành hình thù rõ nét trong trí óc của con người thì cha ông ta đã biết đến hai chữ "tình người", đã biết đến cái "nghĩa vụ" của người đối với người, để từ đó luôn nhắc nhở nhau: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng", hay "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Vậy thì tại sao chúng ta - những lớp con cháu đi sau, đã và đang sống trong thời kì mà "văn minh" đang nở rộ, bao nhiêu thuyết lí đẹp đẽ ra đời - không cố gắng phát huy những nét đẹp của ông cha?
Dù đang phát triển nhưng "đất nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ, đồng bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Bên cạnh những tòa cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi thì những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách. Hay những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phố. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.
Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bởi nó xuất phát từ trái tim con người. Nhưng làm sao có thể hiểu được nhịp đập của từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kỵ, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.
Đồng cảm và sẻ chia tuy không cùng chung một "đất nước" nhưng chúng có chung một "biên giới" đó là thắp lên những nét chung của hai nét đẹp truyền thống ấy. Đó là đem đến niềm vui cho người khác hay ít nhất là giảm bớt một phần nỗi buồn đau trong họ, đồng thời làm cho giá trị bạn trong mắt mọi người càng cao hơn nữa. Nó siết chặt thêm tình nghĩa đồng bào, làm cho người gần người hơn.
Tự nhiên sinh ra con người bình đẳng nhưng sự trôi dạt, xô đẩy của dòng đời, của hoàn cảnh đôi khi đã phân hoá, tạo ra con người với những cảnh đời khác nhau, có kẻ giàu người nghèo. Và những con người chân chính luôn muốn lấp đầy rút ngắn cái khoảng cách giàu nghèo ấy bằng tình thương lòng nhiệt tình. Trên thực tế, đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp đã được "thực hành" và đem lại nhiều kết quả không nhỏ.
Từ lâu tinh thần đồng cảm và sẻ chia đã trở thành nhu cầu của con người Việt Nam nhân ái, nồng hậu. Đến ngày nay, điều đó vẫn luôn thường trực trong nếp sống của người Việt. Lúc trước, dân ta còn trong cảnh thiếu cơm, thiếu gạo thậm chí chết vì đói vậy mà họ vẫn còn san sẻ cho nhau từng miếng cơm, hạt muối, "tối lửa tắt đèn có nhau", sống cùng sống chết cùng chết. Ngày nay nét đẹp ấy vẫn còn được bảo tồn và phát huy, nhiều ngôi nhà tình nghĩa được mọc lên, nhiều trường học dành riêng cho trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn học tập và phát triển.
Xoáy theo vòng quay của sự phát triển công nghiệp, môi trường ngày càng bị tàn phá và hủy diệt. Con người lâm vào cảnh khốn cùng không chỉ vì thiếu cái ăn, cái mặc mà còn bị sự "trả thù" của thiên nhiên, chịu những cơn giận dữ của đất trời. Nước ta, dù đang bước đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng phần lớn nhân dân ta đang sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một đầm cá, một ao tôm trị giá hàng chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ khiến cho một ông chủ trở thành một con nợ. Ngô lúa, hoa màu đang đến mùa, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh cũng đủ làm cho nhiều gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Không dừng ở thế, đôi khi những trận "trả thù" của thiên nhiên còn ảnh hưởng đến cả một vùng lớn. Ví dụ như vào năm 2006, khi cơn bão Chanchu đi qua miền Trung đã khiến người dân ở đây phải khốn đốn, chịu nhiều thiệt hại về người và của nhưng bù lại họ được người dân trong nước quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ; giúp họ về tiền của, lương thực, đồng thời giúp họ tìm xác của những nạn nhân. Hay trong vụ sập cầu Cần Thơ vào năm 2007 đã khiến nhiều gia đình phải điêu đứng trước sự ra đi đột ngột của những người thân họ. Nhưng họ cũng như những người dân miền Trung, dù đớn đau, chua xót nhưng không đến nỗi phải chịu cảnh cô đơn, lẻ loi gánh chịu mọi khổ đau một mình mà cạnh họ hàng ngàn con tim của cả nước cũng đã cùng cất tiếng khóc thương và ra tay đóng góp, cứu trợ cho người nhà nạn nhân. Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó phần nào đã xoa dịu nỗi đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ vượt qua được cơn hoạn nạn, khó khăn, ít nhất là ngay lúc đó khi mà người thân của họ ra đi vĩnh viễn.
Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - một tổ chức chính trị có vai trò tập hợp, tăng cường khối đoàn kết toàn dân cũng đã đứng ra phát động và thành lập quỹ "Vì người nghèo" - để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bức bách, đời sống cơ cực vượt lên số phận để sống một cuộc đời như những người bình thường khác, thậm chí đã vực dậy không biết bao nhiêu cảnh đời đen bạc mà chính họ cũng cảm thấy gần như mọi thứ đã quay lưng lại với cuộc đời họ. Từ ngày được thiết lập, tài khoản của quỹ ngày càng nhận được nhiều đóng góp của những cá nhân, tập thể, từ những em bé học mẫu giáo cho đến những cụ già về hưu, từ những người dân trong nước đến những người Việt kiều xa quê hương. Mang thông điệp yêu thương, phong trào ấy đã trở thành nguồn động lực để người nghèo phấn đấu thoát nghèo, rũ bỏ cuộc sống cơ hàn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới tươi hơn, đẹp hơn, từ đó tạo ra tiềm lực để phát triển đất nước.
hok tốt ;-; !
Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.
"Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia.
Có thương người mới biết đồng cảm và sẻ chia. Nhìn thấy người bất hạnh, tàn tật, ốm đau. đói khổ, hoạn nạn, ta động lòng thương, ta rơi nước mắt, đó là đồng cảm "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", đó là san sẻ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ kêu gọi toàn dân "diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm". Bác Hồ cũng như hàng triệu gia đình đã giảm bớt khẩu phần hàng ngày, dành gạo để cứu đói. Chiến thắng được giặc đói lúc bấy giờ là một thành tích to lớn của cách mạng, là do sức mạnh lòng nhân ái của nhân dân ta.
Sau ba mươi năm chiến tranh, nước ta hiện có hàng chục vạn nạn nhân chất độc da cam. Hàng triệu đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn. Lũ lụt, bão tố xảy ra triền miên, gây ra cảnh người chết, cảnh màn trời chiếu đất cho nhiều gia đình. Nhiều học sinh đến trường bị nước lũ cuốn trôi; nhiều ngư dân ra khơi đánh cá bị sóng gió cuốn mất tích. Trước những cảnh đau lòng đó, ai mà chẳng động lòng thương, ai mà chẳng rơi nước mắt?
Các phong trào quyên góp do Mặt trận Tổ quốc phát động để cứu giúp, để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, các bệnh nhân nhiễm HIV - AIDS đã được đồng bào ta hướng ứng nhiệt liệt. Nhiều Việt kiều đã gửi về hàng trăm triệu đồng đóng góp vào quỹ từ thiện được báo chí ngợi ca. Phong trào giúp học sinh nghèo, học sinh khó khăn được đông đảo thầy cô giáo và các bạn trẻ tham gia nhiệt liệt. Tất cả các phong trào đó đã nói lên một cách cảm động sức mạnh đoàn kết, truyền thống nhân ái vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.
Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.
Nói đến đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay, tôi không bao giờ quên câu ca mà bà nội tôi vẫn nhắc các con, các cháu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
tham khảo:
Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học. Nó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh, xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến chết người. Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lựu học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỉ luật chưa đủ sức răn đe. Hậu quả, nó gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Mọi hành vi của bạo lực học đường đều được gia đình, nhà trường, xã hội lên án mạnh mẽ cùng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp của tất cả mọi người, cần phải giáo dục tốt kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạo lực. Mọi người cùng cố gắng vì một môi trường KHÔNG có bạo lực học đường.
THAM KHẢO
Trong cuộc sống,mỗi đứa trẻ sinh ra cần phải được đến trường học - là nơi có thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người, là nơi ta luôn được bình yên ở đó . Tuy vậy vẫn có những sự cố không may xảy ra. Bạo lực học đường là vấn nạn gây nhức nhối cho dư luận, giữa cô giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa phụ huynh với học sinh,.... Những người như vậy chắc hẳn là những con người không tử tế bị xã hội coi thường khinh bỉ, ra vẻ huyên hoang. Làm xấu đi bộ mặt của nhà trường . Ở trường chúng ta được dạy làm người, một con người đạo đức, một công dân tốt cho đất nước mà trong khi đó họ vẫn làm vậy. Tiêu biểu nhất là ở Hưng Yên, 5 học sinh nữ đánh hội đồng một bạn và làm các hành động liên quan đến thân thể. Hành động của 5 học sinh ấy như những con hổ sắp chết đói vồ lấy mồi. Thử hỏi, nếu đó là họ thì sẽ như thế nào? Thật đáng chê trách cho những con người đó. Các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội. Là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phát huy hết khả năng của mình để trở thành một công dân tốt có ích cho đất nước và tránh xa những tệ nạn xã hội.
Em tham khảo nhé !!
Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên người. Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Nó được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Nó được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau trong trường học như: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, mâu thuẫn, xích mích nhỏ cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Hay việc học sinh ngang bướng, cãi lời thì thầy cô dùng hình thức đòn roi, lời nói khó nghe để trừng trị. Nguyên nhân dễ nhận thấy chính là do tự bản thân các em có suy nghĩ về cái tôi quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm vào đó mới là sự thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc chiều chuộng quá đáng. Tiếp theo là từ phía nhà trường, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt nghiêm khiến học sinh coi thường. Vậy làm thế nào để loại bỏ bạo lực học đường? Việc làm này không phải của một riêng ai, mỗi cá nhân trong xã hội đều cần phải quan tâm tới sự giáo dục của con em mình. Đầu tiên cần thiết lập kỷ cương trong nhà trường, sau đó cần sự quan tâm phối hợp tới các em từ phía gia đình, những người xung quanh. Thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn thì thế hệ ngày mai sẽ ra sao?
Dàn ý:
MB: Giới thiệu về vấn đề nghị luận ( hiện trạng bạo lực trong học đường)
TB:Ý 1: Giải thích nghĩa của hiện trạng bạo lực hoc đường
+ Bạo Lực là Gì ?
+ Nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng bạo lực trong học đường
Ý 2: Tác hại của vấn đề trên
(nêu một số vd cụ thể )
Ý 3: Bài học rút ra
KB: Lời khuyên
Liên hệ bản thân
Dựa vào cacsys trên nha
Tham khảo
I. Mở bài
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. Thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Hành vi này càng ngày càng phổ biến.2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.Thầy cô xúc phạm đến học sinh.Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.Chưa có sự quan tâm từ gia đình.Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.Làm cho gia đình họ bị đau thương.Làm cho xã hội bất ổn.b. Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện.Mọi người chê trách.Mất hết tương lai, sự nghiệp.5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
Đây là một hành vi không tốt.Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng nàyTham khảo
I. Mở bài
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. Thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Hành vi này càng ngày càng phổ biến.
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.Thầy cô xúc phạm đến học sinh.Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.Chưa có sự quan tâm từ gia đình.Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.Làm cho gia đình họ bị đau thương.Làm cho xã hội bất ổn.
b. Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện.Mọi người chê trách.Mất hết tương lai, sự nghiệp.
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
Đây là một hành vi không tốt.Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này
1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.
2. Thực trạng:
3. Tác hại:
4. Nguyên nhân:
5. Giải pháp và liên hệ:
=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.
Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết.
1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.
2. Thực trạng:
3. Tác hại:
4. Nguyên nhân:
5. Giải pháp và liên hệ:
=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.
Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết.
Trong xã hội ngày nay, sinh viên thường tiếp cận tình yêu và các mối quan hệ với sự cởi mở, độc lập và khả năng thích ứng. Với quyền truy cập vào nhiều nền tảng xã hội và kỹ thuật số, sinh viên có nhiều cơ hội hơn để khám phá và thể hiện những ham muốn cũng như bản sắc lãng mạn của mình. Bối cảnh kỹ thuật số này đã định hình cách học sinh tham gia vào tình yêu, khi họ định hướng hẹn hò trực tuyến, giao tiếp ảo và nâng cao nhận thức về các mô hình mối quan hệ đa dạng. Hơn nữa, nhiều sinh viên ưu tiên phát triển cá nhân, giáo dục và khát vọng nghề nghiệp, thường dẫn đến hành động cân bằng giữa việc theo đuổi học tập và nỗ lực lãng mạn. Trong khi một số sinh viên tìm kiếm các mối quan hệ lâu dài và cam kết, những sinh viên khác lại theo đuổi những thỏa thuận phi truyền thống, giao tiếp cởi mở và tự do khám phá cảm xúc cũng như mong muốn của mình. Ngoài ra, sinh viên ngày nay tích cực ủng hộ quan hệ đối tác toàn diện và tôn trọng, đánh giá cao những phẩm chất như sự đồng cảm, bình đẳng và tương thích. Nhìn chung, hành vi của sinh viên đang yêu phản ánh cách tiếp cận hiện đại, toàn diện và năng động đối với các mối quan hệ, được đặc trưng bởi tính cá nhân, kết nối kỹ thuật số và cam kết phát triển cá nhân và cảm xúc.
Tham khảo:
https://hocnguvan.net/nghi-luan-xa-hoi-ve-van-nan-bao-luc-hoc-duong-hien-nay
hocnguvan
??? =)