K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn tham khảo :

Trước tình hình an nguy tới vận mệnh quốc gia, chủ quyền dân tộc; đồng hành với dân tộc Việt Nam; thế hệ trẻ chúng ta cần nâng cao ý thức trách nhiệm đối với đất nước bằng những việc làm thiết thực. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết thanh niên và thanh niên học sinh nói riêng phải xác định phải giữ biển đảo bằng tri thức về chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển Đông. Thanh niên cần hưởng ứng và tích cực tham gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo. Điều quan trọng, thanh niên cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết để tạo nên sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta cần sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể. Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn ”các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.

22 tháng 11 2017

Học sinh lên kế hoạch cùng các bạn trong nhóm thực hiện một hoạt động bảo vệ hòa bình: biểu diễn văn nghệ ; vẽ tranh về chủ đề hoà bình ; giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế..

3 tháng 1 2021

Thói quen hút thuốc lá dường như đang ngày càng phổ biến hơn trong xã hội hiện nay. Mặc dù hiểu rõ về tác hại của thuốc lá nhưng đại bộ phận đa số là nam giới đều khó có thể bỏ được thói quen hút thuốc này.

Trong những năm gần đây việc hút thuốc lá bị xã hội coi như một vấn nạn bởi vì nó diễn ra ở mọi lúc mọi nơi từ những nơi công cộng như công viên, trung tâm thương mại, trường học đến những nơi riêng tư như ở trong gia đình. Đặc biệt, hiện nay không chỉ những người đàn ông trưởng thành hút thuốc mà ngay cả phụ nữ hay thanh thiếu niên lượng người hút thuốc cũng đang tăng lên. Họ hút thuốc có thể vì muốn giảm stress, căng thẳng trong công việc nhưng cũng có những bạn thanh thiếu niên hút chỉ vì muốn chứng tỏ mình sành điệu và chịu chơi.

Hút thuốc lá có hại rất lớn đối với bản thân người hút cũng như những người xung quanh. Trong thuốc lá có chứa thành phần Nicotin là một chất gây nghiện. Vậy nên nhiều người lúc ban đầu chỉ hút thử, hút chơi nhưng sau dần lại thành thói quen khó bỏ. Trong thuốc lá có những thành phần như amoniac, chất DDT là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch, phổi và hệ hô hấp. Nếu hút thuốc trong thời gian dài và liên tục có thể dẫn tới các bệnh ung thư phổi, ung thư vòm họng. Theo nghiên cứu hiện nay, hút thuốc cũng là nguyên nhân giảm tuổi thọ của con người. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người hít, khói thuốc còn ảnh hưởng gián tiếp tới những người xung quanh. Người ta gọi đó là hút thuốc lá thụ động. Những người xung quanh, mặc dù không trực tiếp hút thuốc nhưng lại gián tiếp ngửi khói thuốc, việc ngửi gián tiếp như vậy cũng gây ra những tác hại nghiêm trọng như đối với người trực tiếp hút thuốc vậy.

Hiện nay, có rất nhiều biện pháp tuyên truyền đưa ra nhằm giảm thiểu số lượng người hút thuốc lá. Trên các phương tiện thông tin truyền thông của nước ngoài, người ta đã quá quen thuộc với câu nói “Buy now, pay later”. Có ý nghĩa rằng nếu bạn mua thuốc lá bây giờ thì sau này bạn sẽ phải trả giá cho hành động của mình bằng chính sức khỏe của bạn. Ở Việt Nam, trên những bao bì thuốc lá cũng có in những dòng chữ khuyến cáo: “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” kèm theo đó là những hình ảnh về người bị ung thư phổi, rụng răng, gầy còm do hút thuốc lá. Nhằm khuyến cáo người mua tác hại nghiêm trọng của thuốc lá từ đó giảm thiểu người hút thuốc lá.

Những hành động thiết thực như vậy đã đem lại những kết quả tích cực, khi mà có tới 70% người nghiện thuốc lá đều mong muốn có thể cai được thuốc lá. Mặc dù việc cai thuốc lá là vô cùng khó khăn. Bởi khi mới bỏ thuốc cảm giác trong người sẽ rất khó chịu, bứt rứt không yên, miệng nhạt…Nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm bỏ thuốc của bản thân, người nghiện thuốc có thể ngậm một chiếc kẹo cao su hoặc đi làm những việc mình yêu thích như chơi thể thao, nghe nhạc, đi dạo để quên đi cơn thèm thuốc.

Vì một xã hội lành mạnh, vì sức khỏe của cộng đồng, mỗi người chúng ta hãy chung tay góp sức nói không với thuốc lá. Cùng nhau tuyên truyền, cùng nhau nhắc nhở khuyên nhủ nhau nói không với thuốc lá từ đó sẽ giúp cho người thân và mọi người xung quanh có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

5 tháng 1 2021

Tham khảo:

Hiện nay, chúng ta không khó để bắt gặp tình trạng thanh thiếu niên, học sinh hút thuốc lá trong các quán net, quán vỉa hè hay trong giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học. Không chỉ ở nơi công cộng, mà ngay cả ở nhà, có nhiều bạn cũng vô tư hút thuốc, nhả khói . Một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng hút thuốc lá ở học sinh ngày càng cao là do môi trường sống. Các bạn học sinh, sinh viên tâm lý chưa vững vàng nên dễ bị bạn bè lôi kéo, hoặc do hoàn cảnh gia đình, do tò mò... mà các bạn hút thuốc lá. Cùng với đó, các bạn còn có thể dễ dàng mua được thuốc lá ở bất cứ nơi nào có người bán; sự quản lý lỏng lẻo của gia đình và nhà trường khi chưa quan tâm đúng mức và có biện pháp kịp thời khi trẻ hút thuốc... Thuốc lá không chỉ tác động đến cơ thể, sức khỏe dễ mắc các bệnh như : viêm phổi , viêm đường hô hấp , các bệnh về tim.... mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần và trí lực của thanh thiếu niên. Không ít học sinh hút thuốc lá thường bị thay đổi tâm tính, từ hiền lành trở nên cộc cằn, thô lỗ, dễ nổi cáu, bẳn tính và có những hành động tỏ ra "mình nguy hiểm". Để có tiền hút thuốc lá, không ít học sinh nói dối và thậm chí là ăn cắp, hình thành nên những thói quen xấu. Để giảm tình trạng hút thuốc lá ở học sinh, sinh viên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cả xã hội trong việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho con em mình; trang bị cho con các kỹ năng từ chối lời mời hút thuốc lá từ bạn bè hoặc mọi người, tạo thói quen nói không với thuốc lá; quan tâm, quản lý sinh hoạt hằng ngày của con cái về thời gian và các mối quan hệ bạn bè. Bên cạnh đó, cần có quy định chặt chẽ và có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi bán thuốc lá cho lứa tuổi học sinh. Bản thân em là học sinh sẽ biết tự giữ bản thân mình , không tham gia vào các tệ nạn xã hội và ra sức học tập thật tốt để xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh 


Cre:hoidap247

20 tháng 3 2023

Theo em , thanh niên cần : 
- Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân.
- Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Tích cực tham gia tuyên truyền
- Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
- Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

16 tháng 3 2018

Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260km. Diện tích biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán quốc gia bao gồm: vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa gấp hơn 3 lần lãnh thổ trên đất liền với diện tích khoảng một triệu km2; có trên 3.000 hòn đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông; có 12 quần đảo. Các vùng biển, đảo nằm trên địa giới hành chính thuộc 28 tỉnh, 125 huyện ven biển, trong đó có 12 huyện đảo.

Chỉ tính riêng các hải đảo, quần đảo thì Việt Nam có hơn 1.656 km2, trong đó có 66 đảo thường xuyên có dân làm ăn sinh sống, với hơn 155.000 người.

Đảng, Nhà nước Việt Nam đã sớm quan tâm đến các vùng biển đảo và khẳng định phấn đấu “Trở thành một nước mạnh về biển là một mục tiêu chiến lược xuất phát từ các yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”.

Năm 1990- 1992 đã đề ra chương trình Biển Đông- Hải đảo; tiếp sau là các chủ trương của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển, đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển, về chương trình Biển Đông- Hải đảo đã mở rộng phạm vi đầu tư cho các ngành, các địa phương, các dự án trọng điểm nên đã đưa nhanh công trình vào sử dụng, đáp ứng những nhu cầu quan trọng, cấp bách.

Chúng ta đã chủ động xây dựng và từng bước hoàn thiện thế trận quốc phòng - an ninh trên biển. Thông qua nhiều biện pháp tổ chức giáo dục cho toàn dân về giá trị của biển, đảo trong quá trình thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược; thành lập “Ban chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông và Hải đảo”; triển khai chương trình Biển Đông- Hải đảo; ban hành 7 luật, 6 pháp lệnh, 2 bản tuyên bố, 19 nghị định và 6 quyết định liên quan đến quản lý và bảo vệ vùng biển, đảo Việt Nam.

Chúng ta cũng đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thế đứng chân ổn định, vững chắc, sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp xảy ra trên biển. Xây dựng hệ thống nhà ở, tường, kè chống xói lở trên các đảo thuộc quần đảo; đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho xây dựng các công trình bảo đảm đời sống cho bộ đội và nhân dân huyện đảo Trường Sa.

Các lực lượng chuyên trách được xây dựng để từng bước thực hiện quản lý Nhà nước trên các vùng biển thông qua việc xây dựng các lực lượng và phương tiện để chỉ huy điều hành cứu hộ, cứu nạn trên biển như: hệ thống quan sát, trinh sát, cảnh giới từ xa, thông tin liên lạc hàng hải; thành lập đội tàu tuần tra biên phòng, kiểm ngư, hải quan; tổ chức xây dựng và trang bị cho lực lượng cảnh sát biển; xây dựng hệ thống đèn biển. Mới đây lại bổ nhiệm chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đảo Trường Sa.

Nhà nước đầu tư hỗ trợ phát triển nghề đánh cá xa bờ. Với hàng trăm tỷ đồng của chương trình Biển Đông- Hải đảo và nguồn vốn phát triển của ngân hàng Châu Á(ADB) đã đầu tư xây dựng hàng chục công trình cảng và khu dịch vụ hậu cần nghề cá trên các đảo và một số điểm ven bờ, đóng mới nhiều tàu dịch vụ hậu cần nghề cá. Đã hỗ trợ nhiều tỷ đồng đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền về chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc trên biển đảo; đấu tranh quốc phòng-an ninh, ngoại giao; nghiên cứu và điều tra cơ bản. Đã từng bước hoàn chỉnh bộ hồ sơ cơ bản về quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển...

Trình độ khoa học về biển, những vấn đề quân sự, quốc phòng - an ninh trên biển, nhất là về sức chiến đấu và khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biển của các lực lượng vũ trang trên biển và ven bờ sẽ được nâng lên. Sự hình thành hệ thống tổ chức Tiểu ban chuyên giải quyết những vấn đề liên quan đến quốc phòng - an ninh theo Nghị định 119/CP, sẽ từng bước hoàn thiện cơ chế bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển hoạt động có hiệu quả hơn.

Để phát huy hơn nữa vai trò kinh tế biển đối với tăng cường quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc chúng ta có thể và cần phải quân tâm hơn đến các giải pháp như: Điều chỉnh Chiến lược phát triển kinh tế biển kết hợp với tăng cường quốc phòng - an ninh trên biển phù hợp với tư duy mới về biển và đại dương; cụ thể hoá các nội dung chiến lược bằng quy hoạch, kế hoạch, các dự án và bằng pháp luật, chính sách phù hợp với tình hình thực tế. Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục quốc phòng - an ninh biển cho toàn dân, coi trọng bồi dưỡng các lực lượng trực tiếp hoạt động trên biển, đảo; nghiên cứu sâu hơn về chiến lược biển của các nước trong khu vực và thế giới để đề ra các chính sách phù hợp nhằm bảo vệ hữu hiệu chủ quyền quốc gia trên biển, đảo. Tích cực hoạt động ngoại giao để bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu quả của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Tiếp tục xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng - an ninh, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trên vùng biển, đảo; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và quyền làm của của nhân dân trên vùng biển, đảo của Tổ quốc./.

Dù nhỏ tuổi  nhưng có được tình yêu biển đảo như các em là điều vô cùng quý giá. Các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Các em sẽ làm được những điều thế hệ đi trước không làm được. Gìn giữ Trường Sa, Hoàng Sa, bảo vệ vùng biển vùng trời tổ quốc sẽ không thể làm được, nếu đất nước ta không trở nên cường thịnh, giàu mạnh... 

Tại sách "100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam" của Ban Tuyên giáo Trung ương, cũng đã chia sẻ mong muốn, hướng dẫn các em như sau:

Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Chúng ta cần quán triệt lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chủ quyền đối với vùng nội thủy, lãnh hải; quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo quy định của Công ước  Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Chủ trương của ta là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc, luật pháp và thực tiễn quốc tế, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Với lập trường và chủ trương đúng đắn đó, Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ một loạt công tác nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của ta trên Biển Đông.

Các em học sinh xếp hình tổ quốc để bày tỏ tình yêu với đất nước và biển đảo quê hương (Báo Điện Biên Phủ)

HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.

 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.

Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.

Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo. 

7 tháng 1 2019

Các bạn thân mến!

Dưới đây là những gợi ý để các bạn tham gia cuộc thi tìm hiểu về anh Vừ A Dính “Người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn”. Các bạn có thể sử dụng những thông tin này để trả lời các câu hỏi của cuộc thi. Riêng câu số 8, các bạn hãy viết bằng những hiểu biết và cảm xúc của chính mình. Ban Tổ chức cuộc thi khuyến khích các bạn sưu tầm thêm các tư liệu, hình ảnh để bài dự thi thêm phong phú và sâu sắc.

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không khi nào vắng bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.

Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…

Đặc biệt, Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.

Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.

Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ.

Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.

Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo – những vùng phên dậu của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:

- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.

- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:

+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 em học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.

+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 em được thụ hưởng dự án này.

+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án.

Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.

Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.

Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.

Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.

Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo.

Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa phát triển.

Chúc bạn học tốt ~

7 tháng 1 2019

MÌNH LÀM ĐƯỢC RỒI THANKS

ĐÂY LÀ BÀI MÌNH

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.

Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.

Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

8 tháng 1 2019

TÓM TẮT VỀ NGƯỜI ANH HÙNG TUỔI TRẺ VỪ A DÍNH

Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.

Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.

Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Chúc bạn học tốt ~

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chúng ta đã chứng kiến không biết bao nhiêu tấm gương thiếu niên anh dũng, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp Cách mạng của dân tộc. Trong những tấm gương kiên trung nhỏ tuổi ấy, người đã truyền cho em nguồn cảm hứng vô tận từ trong suy nghĩ, hành động và mơ ước là người anh hùng Vừ A Dính.
Vừ A Dính là một người dân tộc Mông, sinh năm 1934 tại tỉnh Lai Châu. Mới 13 tuổi, nhưng Vừ A Dính đã thoát ly để trở thành một cán bộ liên lạc cho đội Vũ trang huyện Tuần Giáo. Tháng 6/1949, giặc Pháp tràn về khu căn cứ Pú Nhung càn quét, trong một lần đi liên lạc, anh bị giặc bắt và trói, tra tấn và bắn ở gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, Bản Chăn. Dù dịch tra tấn tàn bạo nhưng anh chỉ trả lời câu "không biết".
Với sự ham học, gan dạ và mưu trí, Vừ A Dính đã để lại trong lòng thế hệ sau chúng em sự ngưỡng mộ, kính trọng trước một tấm gương anh dũng, kiên cường, không thể nào quên. Chúng em không chỉ khâm phục về sự bất khuất của anh trước kẻ thù mà còn khâm phục tinh thần hiếu học của anh.
Ở anh, em đã học được một tinh thần bất khuất, kiên trung, không bao giờ chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù xâm lược của mình. Anh đã truyền cho em những suy nghĩ tốt đẹp với lòng yêu nước vô bờ bến. Tấm gương anh dũng của anh đã dạy cho em thế nào là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Chúng em là những thiếu niên được lớn lên trong hòa bình, được xây dựng lên từ mồ hôi, xương máu của anh và các anh hùng khác của đất nước. Có thể chúng em không được chứng kiến sự ác liệt chiến tranh nhưng nhờ có anh, chúng em mới có thể hiểu thế nào là tấm lòng yêu nước.
Không chỉ truyền cho chúng em bao nhiêu cảm hứng tốt đẹp về lòng yêu nước, yêu dân tộc, anh còn để lại cho chúng em tấm gương về sự hiếu học. Chính tinh thần học hỏi không ngừng của anh Vừ A Dính đã giúp cho chúng em có thêm những nguồn động lực phấn đấu noi gương anh, chăm chỉ học tập để xây dựng đất nước sau này. Cũng chính anh đã là người mở đường nêu gương cho lớp thiếu niên chúng em biết được trách nhiệm của mình đối với tương lai của Tổ quốc. Chúng em sẽ mãi noi theo gương anh, truyền cho nhau sức mạnh, động lực, cảm hứng mà anh đã truyền cho chúng em để phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp, những khát vọng, ước mơ xây dựng và bảo vệ đất nước quê hương Việt Nam tươi đẹp