K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2022

viết bản kiểm điểm

28 tháng 3 2022

Tham khảo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM KHÔNG THUỘC BÀI

Kính gửi ba giám hiệu trường: …………………………

Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: ……………

Tên em là …………………Là học sinh lớp …………………

Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Nội dung sự việc: … (trình bày tóm tắt nội dung việc mình gây lỗi và nguyên nhân)…

Em tự nhận thấy lỗi của mình là: … (lỗi gì viết ra đây) gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng.

Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.

Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cám ơn!

…………, ngày … tháng … năm

Chữ ký học sinh
(Ký, ghi rõ họ tên)
Chữ ký phụ huynh
(Ký, ghi rõ họ tên)
26 tháng 4 2021

A, MB

- Khẳng định tầm quan trọng của việc học: Trong cuộc sống việc học chính là việc vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người. Việc học là quá trình diễn ra suốt cuộc đời và trang bị cho con người những tri thức cần thiết để có thể sống, tồn tại, làm việc và phát triển trong cuộc sống.

- Tuy nhiên, trong lớp chúng ta vẫn còn một số bạn chưa chăm chỉ học tập lắm. Thái độ học tập không nghiêm chỉnh sẽ dẫn đến những hậu quả khác nhau. Vì vậy, bài báo tường này chính là để giúp mọi người nhận thức đúng đắn về việc học của mình

B, TB

1, Những việc làm thể hiện thái độ học tập chưa nghiêm túc

- Về ý thức học tập: đi học muộn, không tuân thủ các quy định học tập của trường lớp. Ngồi trong lớp không chăm chú nghe giảng và không làm bài tập về nhà

2, Lời khuyên

- Việc học là vô cùng quan trọng nên mỗi người cần có sự nghiêm khắc với bản thân, ép bản thân mình phải học tập thực sự nghiêm túc. Khi thái độ học tập nghiêm túc thì kết quả học tập sẽ được cải thiện

- Việc học cần sự kiên nhẫn và cầu tiến nên mỗi học sinh cần không ngừng trau dồi kiến thức học tập của bản thân mình.

- Trên lớp thì nghe thầy cô giảng bài, chỗ nào không hiểu thì hỏi thầy cô và bạn bè. Về nhà cũng cần nghiêm chỉnh học hành.

- Đôi khi, chúng ta có thể tự tạo ra niềm vui và động lực trong học tập của mình như: tham gia hoạt động vận động thể chất giữa các giờ nghỉ,...

C, KB

Tổng kết vai trò của việc học: Học để có tri thức, để làm việc, để theo đuổi được ước mơ và chắp cánh cho ước mơ của chính mình. Mỗi bạn học sinh hãy cùng nhau cố gắng học tập thật chăm chỉ để hiện thực hóa giấc mơ của chính mình.

26 tháng 4 2021

"Tuy đơn giản nhưng điều đó cũng có thể cái thiện được môi trường sống của chúng ta biết chừng nào!"
 Xác định hộ mình xem đây có phải câu cảm thán hay không. Cảm ơn trước ạ ^^

Các bạn sẽ dựa theo barem ở trên mà điền vào bản kiểm điểm không thuộc bài như sau:
 

  • Kính gửi: bạn ghi tên trường ở dòng đầu và tên lớp ở dòng thứ hai
  • Em tên là: Nguyễn Văn Võ. Học sinh lớp 10A3 (ghi đầy đủ họ tên và lớp học của bạn)
  • Nơi ở: 113 Nguyễn Văn Trỗi (ghi cụ thể địa chỉ nơi bạn đang sinh sống)
  • Hiện ở với: Nguyễn Văn Thanh (bạn nào ở với ba mẹ thì ghi tên ba mẹ vào, còn nếu ở với người thân dòng họ của mình ghi tên người thân mình vào. Ví dụ: Cô, dì, chú, bác,..)
  • Họ tên cha: Nguyễn Văn Thanh. Số Điện Thoại: 0982456xxx (ghi dầy đủ họ tên cha và số điện thoại có thể liên lạc được với cha của bạn)
  • Họ tên mẹ: Đặng Thị Tuyết Trinh. Số điện thoại: 01674567xxx (ghi dầy đủ họ tên mẹ và số điện thoại có thể liên lạc được với mẹ bạn)
  • Số điện thoại liên lạc gần nhất (đối với HS không ở với cha mẹ): (nếu bạn không ở với cha mẹ thì ghi số điện thoại của người mà bạn hiện đang sống cùng)
  • Vi phạm nội quy vào ngày 13 tháng 4năm 2017. Vi phạm lần thứ nhất. ( bạn ghi rõ ngày tháng năm vi phạm và số lần vi phạm vào).
  • Nội dung vi phạm: là em không thuộc bài (thêm chữ em vào để tỏ vẻ biết lỗi và kính trọng thầy cô giáo nhé).
  • Thuộc điều 10 của trường THPT Vũng Tàu ( bạn ghi rõ điều liên quan đến nội dung vi phạm và tên trường của mình.
  • Cuối cùng ghi rõ ngày tháng năm viết, sau đó ký vàghi rõ họ tên.
15 tháng 1 2019

Có khá nhiều cách để viết bản kiểm điểm. Thông thường thì các bạn học sinh chỉ viết theo thói quen tự suy nghĩ hoặc bắt chước bạn bè trước đó. Tuy nhiên thì những cách viết kiểm điểm đó chưa thực sự chính xác với mẫu gốc của nó cũng như nội dung còn thiếu khá nhiều. Và sau đây là Bản kiểm điểm đầy đủ theo quy định cho các bạn.
 

Cách viết bản kiểm điểm không thuộc bài

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  -...
Đọc tiếp

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả. 
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.

1
27 tháng 3 2020

sông nước cà mau : miêu tả+ kể

vượt thác : tự sự+ miêu tả

buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả

Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm

Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình

Đọc thầm và làm bài tập:BÀI KIỂM TRA KÌ LẠHôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm...
Đọc tiếp


Đọc thầm và làm bài tập:
BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ
Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.
Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:
- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm cao nhất là 8. Với đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6. Các em được quyền chọn một trong ba đề này.
Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”. Các bạn khác trong lớp phần lớn cũng chọn đề thứ hai. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
Một tuần sau, thầy trả bài. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó, bất kể đúng sai. Tôi tự hỏi: “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không kịp chấm bài ?”
Lớp trưởng rụt rè đứng lên:
- Thưa thầy, vì sao lại thế ạ? Thầy mỉm cười:
- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của các em. Các em ai cũng ước mơ đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.
Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
Theo Linh Nga
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và đủ nhất hoặc viết tiếp câu trả lời vào chỗ chấm cho phù hợp:

1. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo phát đề kiểm tra?
a. Vì ngay trong tiết học mở đầu năm học mới thầy đã cho cả lớp làm bài kiểm tra.
b. Vì thầy cho ba đề với độ khó và điểm tối đa khác nhau để mỗi người tự chọn.
c. Vì thầy ra đề kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng dạng đề lại khó.
2. Phần đông học sinh trong lớp chọn đề nào?
a. Phần đông chọn đề thứ nhất.
b. Phần đông chọn đề thứ hai.
c. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
3. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi nhận lại bài kiểm tra mà thầy giáo trả? a. Vì không một ai được điểm 10, kể cả những người học giỏi nhất.
b. Vì không một ai bị điểm kém, kể cả những người học yếu nhất.
c. Vì ai cũng đạt điểm tối đa của đề đã chọn, bất kể đúng sai.
4. Qua bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo, các bạn rút ra được bài học gì? a. Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
b. Hãy chọn những đề kiểm tra khó nhất vì sẽ được điểm cao.
c. Hãy chọn những đề kiểm tra vừa phải cho hợp với sức mình.
5. Câu Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”, dấu ngoặc kép
được dùng để làm gì?
a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Để dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.
c. Để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
6. Có thể chuyển xuống dòng câu “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không
kịp chấm bài?” và thay dấu ngoặc kép bằng dấu gạch ngang đầu
dòng không?Vì sao?
a. Không, vì đó không phải là câu đối thoại.
b. Có, vì đó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Không, vì đó là lời nói gián tiếp của nhân vật.
7. Dòng nào ghi đúng các động từ trong câu “Cả lớp càng ngạc nhiên
hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó.” ? a. Ngạc nhiên, tối đa, được
b. Ngạc nhiên, chọn, được
c. Ngạc nhiên, tối đa, chọn
8. Tiếng nào dưới đây không có đủ 3 bộ phận:
a. là
b. ước
c. mơ
9. Viết lại các tên riêng viết sai trong các tên sau:
Mát-xcơ va; Tô-ki-ô; anbe anh-xtanh
.....................................................................................
 

0
ĐỀ 3:                                       ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMôn Ngữ văn lớp 7Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc văn bản sau:                                     ĐƯA CON ĐI HỌC                                                                 Tế...
Đọc tiếp

ĐỀ 3:

                                       ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

 

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

                                     ĐƯA CON ĐI HỌC

                                                                 Tế Hanh

                                  Sáng nay mùa thu sang

                                  Cha đưa con đi học

                                  Sương đọng cỏ bên đường

                                  Nắng lên ngời hạt ngọc

 

                                   Lúa đang thì ngậm sữa

                                  Xanh mướt cao ngập đầu

                                  Con nhìn quanh bỡ ngỡ

                                  Sao chẳng thấy trường đâu?

 

                                    Hương lúa tỏa bao la

                                   Như hương thơm đất nước

                                   Con ơi đi với cha

                                   Trường của con phía trước

                                                                        Thu 1964

                                 (In trong Khúc ca mới, Tr.32, NXB Văn học,1966)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên ?

A. Tự do                                 C. Lục bát

B. Năm chữ                             D. Bốn chữ

Câu 2. Hiện tượng từ ngữ nào sau đây nêu đúng mối quan hệ về nghĩa của từ “đường” trong bài thơ trên và từ "đường" trong cụm từ "Ngọt như đường"?

A. Hiện tượng đồng âm                   C.  Hiện tượng đồng nghĩa

B. Hiện tượng trái nghĩa                  D. Hiện tượng đa nghĩa

Câu 3. Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ?

A. Mẹ                                                                     C. Cha

B. Con                                                          D.

Câu 4. Cụm từ "nhìn quanh bỡ ngỡ" thuộc cụm từ nào sau đây?

A. Cụm danh từ                    C. Cụm động từ

B. Cụm tính từ                      D. Cụm chủ vị

Câu 5. Người cha muốn nhắn gởi điều gì với con qua hai câu thơ sau?

                                                    Con ơi đi với cha

Trường của con phía trước.

A. Bước chân của con luôn có cha đồng hành, cha sẽ đi cùng con trên mọi chặng đường, đưa con đến những nơi tốt đẹp. Cha luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng ở con.

B. Con hãy luôn luôn yêu thương, kính trọng cha mẹ. Con luôn phải có thái độ biết ơn đối với công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.

C. Con hãy biết ơn và kính trọng mẹ kể cả lúc mẹ đã già yếu. Hãy quan tâm, thấu hiểu với những vất vả của cha.

D. Khắc sâu tấm lòng yêu con của cha, đồng thời thể hiện sự tin tưởng, hi vọng ở con.

Câu 6. Dòng nào sau đây giải nghĩa đúng nhất tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa"?

A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.        

B. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.        

C. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.

D. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ.

Câu 7. Theo em, hình ảnh “ hạt ngọc ” được hiểu là gì?

A. Nắng mùa thu                 C. Hương lúa mùa thu

B. Gió mùa thu                    D. Sương trên cỏ bên đường

Câu 8. Nội dung nào sau đây nói đúng nhất chủ đề của bài thơ?

A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con.                 

B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước.  

C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha.

D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha.

Câu 9. Em có cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha trong bài thơ?

Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc sau khi đọc bài thơ.

II. VIẾT (4,0 điểm)

       Em hãy viết bài văn  nêu suy nghĩ của em về mẹ.

0
ĐỀ 2:ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMôn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề                                       I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc văn bản sau:MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃOMấy ngày mẹ về quêLà mấy ngày bão nổiCon đường mẹ đi vềCơn mưa dài chặn lối.Hai chiếc giường ướt mộtBa bố con nằm chungVẫn thấy trống phía trongNằm ấm...
Đọc tiếp

ĐỀ 2:

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

                                      

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO

Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối.

Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức.

Nghĩ giờ này ở quê
Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt.

Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sớm lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua…

Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.

      Tác giả: Đặng Hiển.
     (Trích Hồ trong mây)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ bốn chữ 

C. Thơ năm chữ  

D. Thơ tự do

Câu 2. Ý nào sau đây nêu lên đặc điểm của thể thơ năm chữ ?

A.     Mỗi dòng thơ có năm chữ, không giới hạn số câu.

B.    Mỗi dòng thơ có năm chữ, có giới hạn số câu.

C.   Mỗi dòng thơ có bốn chữ, không giới hạn số câu.  

D.   Mỗi dòng thơ có bốn chữ, có giới hạn số câu.

Câu 3. Trong bài thơ trên có mấy số từ?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 4. Tình cảm, cảm xúc của con dành cho mẹ trong bài thơ là gì?

A.   Tình cảm yêu thương và nhớ mong mẹ.

B.   Tình cảm yêu thương và biết ơn mẹ.

C.   Niềm vui sướng khi có mẹ bên cạnh.

D.   Cô đơn, trống vắng khi mẹ vắng nhà.

Câu 5. Câu thơ nào nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về?

A.   Mấy ngày mẹ về quê

B.   Thế rồi cơn bão qua

C.   Bầu trời xanh trở lại

D.   Mẹ về như nắng mới

Câu 6. Chủ đề của bài thơ này là gì?

A. Vai trò của người mẹ và tình cảm gia đình.              

B. Tình cảm nhớ thương của con dành cho mẹ.            

C. Ca ngợi đức hạnh người phụ nữ Việt Nam.

D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.

Câu 7. Bài thơ ca ngợi ai, về điều gì ?

A. Ca ngợi trách nhiệm nặng nề của người mẹ trong gia đình

B. Ca ngợi đức hi sinh và tình yêu thương của mẹ.

C. Ca ngợi sự cần cù, siêng năng, chăm chỉ của người mẹ.

D. Ca ngợi tình cảm của những người thân trong gia đình.

Câu 8. Câu thơ nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

A. Cơn mưa dài chặn lối.

B. Bố đội nón đi chợ.

 C. Mẹ về như nắng mới.

D. Mẹ cũng không ngủ được

Câu 9. Cảm nhận của em về hình ảnh thơ trong hai dòng thơ cuối.

Câu 10. Hãy rút ra bài học sau khi đọc bài thơ.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Em hãy viết bài văn  nêu suy nghĩ của em về một người thân trong gia đình (cha, mẹ, anh, chị, em).

1
21 tháng 12 2022

\(1.C\)

\(2.A\)

\(3.C\)

\(4.A\)

\(5.D\)

\(6.A\)

\(7.D\)

\(8.C\)

\(9.\) Hai câu thơ cuối muốn nói lên niềm nhớ mong của người con và sự vui vẻ khi mẹ về của gia đình . Qua đó cũng thể hiện tầm quan trọng của người phụ nữ trong mỗi gia đình .

\(10.\) Bài thơ muốn nói lên sự gắn bó và tầm quan trọng của mỗi người thân trong gia đình , nếu vắng đi một người nào đó sẽ cảm thấy trở nên trống vắng . Thể hiện sự yêu thương của mỗi người thân trong gia đình .

 

21 tháng 12 2022

thanks

26 tháng 1 2022

làm 1 đề thôi hả bn hay cả 3 

 

26 tháng 1 2022

Tham khảo

Đề b : Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em

   Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.

Đề c : Tả cái trống trường em

   Những ngày hè không đến trường, tôi thấy trong lòng mình nôn nao, nhớ nhung và buồn bã. Hình ảnh trường lớp, bạn bè, như một thước phim quay chậm, khẽ lướt qua trí nhớ tôi. Nhưng có lẽ hình ảnh cái trống trường với những tiếng vang dũng mãnh, mạnh mẽ, giục giã lòng người sẽ mãi đọng lại trong tâm trí tôi. Nó nhắc cho tôi bước chân của thời gian, bước chân hối hả vào những ngày đầu thu tháng chín.

26 tháng 1 2022

e ơi k copy trên mạng thì mn lm bài giúp e r, vs lại đou có ai rảnh mà ngồi nghĩ cả buổi để làm bài cho e đc, chỉ có thể copy trên mạng để e tham khảo thôi

26 tháng 1 2022

Bài trên mạng còn dc chứ viếT chịu

29 tháng 10 2017

 Mở bài

- Câu chuyện này đã xây ra cách đây hơn một năm rồi, nhưng mỗi khi nhớ lại em lại thấy không vui vì hành động của mình ngày hôm đó.

- Em đến nhà dì chơi vào ngày chủ nhật, khi em và các em họ chơi trốn tìm, do mải tìm chỗ trốn mà em đã không may làm gãy mấy cành hoa hồng của dì.

b) Thân bài

- Em giật mình hoảng sợ vì biết dì rất thích giống hoa hồng Đà Lạt này và đã mất rất nhiều công ươm trồng, chăm sóc.

- Vì không có ai ở đó, nên em quyết định trốn sang chỗ khác và coi như không có chuyện gì xây ra,

- Buổi trưa, bữa cơm vẫn vui vẻ vì không ai phát hiện ra những cành hồng bị gãy. Dì còn liên tục khen em ngoan, học giỏi khiến em xấu hổ vô cùng.

- Về nhà em rất day dứt. Mấy ngày sau, em quyết định kể cho mẹ nghe. Mẹ không mắng mà khuyên em nên xin lỗi dì.

- Em đã xin lỗi và được dì tha lỗi cho.

c) Kết bài

- Đó là một kỉ niệm đáng nhớ với em. Em đã học được rằng: Phải sống trung thực, dám nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.

29 tháng 10 2017

1. MỞ BÀI

-  Hồi còn học tiểu học em đã làm việc tôt đó là giúp một ông cụ bị mù đi qua đường.

- Nó đem lại cho em niềm vui.

2. THÂN BÀI

- Trên đường đi học với nạn Hà, chúng em đang vừa đi vừa trò chuyện.

- Chợt chúng em nhìn thấy ông già mù đang tìm cách qua bên kia đường.

- Đường phố lúc này đang giờ đi làm nên rất đông xe cộ. Tất cả mọi người đang hối hả đi làm nên không ai để ý đến cụ

- Thấy vậy em cùng bạn Hà đã chạy lại và nói với ông sẽ dắt ông sang bên kia đường.

- Khi qua đến bên kia đường ông cụ cảm ơn chúng em. 

3. KẾT LUẬN

- Nhớ người mù ấy.

- Thoáng buồn vì hoàn cảnh của ông và vì không được gặp lại.