K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 6 2021

THAM KHẢO

BÀI NGHỊ LUẬN 1

Cùng với tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19, tình trạng thông tin thất thiệt xung quanh dịch bệnh này cũng được lan truyền một cách rộng rãi trên mạng xã hội. Hành vi trên góp phần làm gia tăng tâm lý sợ hãi, hoang mang cho người dân, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội. Từ những thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về virus vùng dịch bệnh là một phương tiện để kiếm tiền, hoặc gây hoang mang dư luận. Trên mạng xã hội các dòng tin tức thật giả lẫn lộn về sự nguy hiểm của virus Corona hay số người chết về dịch bệnh khiến cộng đồng thêm phần hoang mang, sợ hãi. Lại có người vì lo lắng quá đà mà nảy sinh tâm lý, lương thực, thực phẩm sẽ nhanh chóng cạn kiệt nên phải mua để tích trữ sẵn. Có người lợi dụng sự nhẹ dạ của nhiều người đã đưa tin giả, nhằm câu like, view để họ bán được mặt hàng nào đó. Họ chọn cách tung ra những thông tin sai, chưa kiểm chứng để gây hoang mang trong xã hội. Vì thế các đơn vị có liên quan phải có chế tài xử phạt các trường hợp tung tin giả và tạo ra tin giả. Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng để bảo vệ sức khỏe người dân, chúng ta cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, thực hiện tốt các chỉ đạo, khuyến cáo trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

BÀI NGHỊ LUẬN 2

 

Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì ?

Tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn...dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.

Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nản chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.

Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình tivi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng,củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập,có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa,nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng,chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay...hay Trạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời nhưng đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập. Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa, là con đường đưa ta đến thành công...Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.

 

Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.

 
30 tháng 6 2021

Làm phiền chú ý đến cách trình bày sao cho hợp lí, dễ nhìn.

22 tháng 5 2021

"Nghiện mạng XH" hiện được xem như một vấn nạn đang tiềm ẩn nhiều tác hại đối với các quốc gia phát triển trên thế giới. Đối tượng của nó không giới hạn ở riêng lứa tuổi nào mà đã tác động đến hầu hết tất cả mọi người.

        Sự ra đời của internet đã đánh dấu một bước tiến lớn của cả nhân loại trong lĩnh vực kết nối thông tin toàn cầu. Với những ích lợi to lớn và những kiến thức mà nó mang lại trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, Internet đã được coi như một phương tiện không thể thiếu đối với con người. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt đẹp mà nó mang lại, thì những vấn đề phức tạp cũng bắt đầu nảy sinh. Trong đó, hiện tượng "lạm dụng internet", hay như cách mà các nhà khoa học thường gọi là tình trạng "nghiện MXH " của không ít người đã trở thành một vấn đề nhức nhối thực sự đối với xã hội thời hiện đại.

        Lượng thời gian mà giới trẻ hiện đang dành cho việc online thực sự đã gây nên tâm lí lo sợ đối với các bậc phụ huynh. Gia đình nào cũng đặt nhiều hy vọng rằng việc kết nối internet sẽ giúp cho thế hệ trẻ được tiếp cận với những kiến thức bổ ích trên nhiều lĩnh vực. Kết nối internet cũng có nghĩa là kết nối được với một thế giới rộng lớn, với những cơ hội học tập, nghiên cứu và hiểu biết sâu rộng hơn... Tuy nhiên, các gia đình cũng bắt đầu nhận ra rằng thay vì sử dụng internet cho những mục đích tốt đẹp mà họ đang mong đợi ở con em mình, những đứa trẻ hiếu động lại dễ dàng bị cuốn hút hàng giờ đồng hồ vào những hoạt động khác trên mạng như: chát trực tuyến, gửi mail cho bạn bè, chơi game online (trò chơi trực tuyến), hay làm quen với những người lạ, đôi khi thực hiện các hoạt động harker phá hoại...

        Việc giữ cân bằng giữa sức khỏe với các hoạt động vui chơi, giải trí và các hoạt động khác cho giới trẻ vốn đã luôn là những thách thức không nhỏ đối với bậc phụ huynh. Song sự xuất hiện của internet và hội chứng "nghiện internet" đã làm cho vấn đề trở nên khó khăn gấp bội. Một điều hết sức tự nhiên khi những người trẻ tuổi sử dụng internet đó là chúng ta dễ dàng bị mê hoặc bởi những điều mới lạ, thú vị và bị cuốn hút tới mức không còn kiểm soát được thời gian. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, thực trạng của việc trẻ em say mê internet và game online đã lên đến mức báo động. Nhiều trường hợp do mải mê với mạng internet, những đứa trẻ thậm chí quên ăn, quên ngủ trong suốt nhiều ngày. Kết quả tất yếu của tình trạng này là sức khỏe, năng lực học tập của chúng bị ảnh hưởng và giảm sút nghiêm trọng. Gia đình và nhà trường cũng không nhận ra vấn đề cho đến khi nó bắt đầu trở thành mối đe dọa thực sự, trẻ bắt đầu có những hành vi cư xử kì lạ, sự phát triển tâm sinh lí bị rối loạn và rơi dần vào một chứng bệnh có tên gọi là: hội chứng "nghiện MXH''.

      Và kết cục, theo các chuyên gia tâm lí tại Trường đại học Harvard - Mĩ, chứng "nghiện internet" của giới trẻ phần nhiều là do sự buông lỏng quản lí từ phía gia đình và nhà trường đối với các hoạt động của chúng. Sự thiếu quan tâm này của người lớn đã dẫn tới sự thay đổi trong nhận thức của lớp trẻ, chúng bắt đầu xa lánh dần với thế giới bên ngoài và chìm dần vào thế giới game của riêng mình. Sự ham mê đối với game online ngày càng tăng lên và dần tới mức không thể kiểm soát được... Đó là hiện tượng thường thấy ở giới trẻ, song không ít trường hợp người lớn cũng mắc phải. Tại Bắc Kinh - Trung Quốc, nhiều gia đình đã thực sự bị ám ảnh về internet khi các phương tiện thông tin đại chúng của nước này cho biết: một người đàn ông 30 tuổi đã bị chết trên đường đến bệnh viện cấp cứu từ một cửa hàng internet. Ban đầu cảnh sát Trung Quốc nghi ngờ rằng người này đã tự tử, tuy nhiên sau khi tiến hành điều tra kĩ, người ta phát hiện ra rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của người đàn ông này là do chơi game quá lâu và điều này đã khiến cho anh ta bị kiệt sức. Trước đó, rất nhiều trường hợp người chơi bị kiệt sức, bị ngất xỉu phải cấp cứu... đã diễn ra. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một sô' biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng lạm dụng internet, và hiện tượng chơi game vô độ của giới trẻ nước này.

      Không lâu sau đó, tại một số quốc gia châu Âu và châu Á, hiện tượng "nghiện game online" cũng đã khiến cho không ít người phải nhập viện trong tình trạng nguy cấp. Tại Anh, chứng "nghiện MXH" được xem như một chứng bệnh tương tự tình trạng ''nghiện cờ bạc". Không riêng giới trẻ, mà kể cả người lớn cũng dễ dàng bị mắc phải chứng "nghiện' nguy hiểm này. Hàng loạt các hoạt động cờ bạc, cá độ diện ra qua mạng internet đã tạo nên một làn sóng những người "hâm mộ" đủ mọi lứa tuổi. Cờ bạc qua internet đã trở thành một tệ nạn phổ biến và không thể kiểm soát ở nhiều quốc gia phát triển. Theo các nhà khoa học Anh thuộc Trường đại học Queensland, có nhiều dấu hiệu khá tiêu biểu cho hội chứng này: người "nghiện internet" thường thờ ơ với tất cả các công việc khác, kể cả những việc quan trọng nhất; thường xảy ra hiện tượng xung đột bên trong tình trạng mất kiểm soát; luôn thèm muốn được sử dụng internet đến phát điên... và thường có thái độ, hành vi cư xử bất bình thường. Theo các nhà tâm lí học, các chuyên gia về lĩnh vực thần kinh, và các nhà xã hội học, "nghiện internet" cũng giống như chứng nghiện cờ bạc", nó không phải là một căn bệnh về thể chất thông thường, mà đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều: đó là một dạng bệnh lí học có liên quan đến thái độ và. hành vi xử sự của con người. Những người b mắc chứng "nghiện internet" hay "nghiện cờ bạc" đều gặp phải những áp lực, sự căng thẳng về thần kinh. Tại Mỹ, ước tính hiện có khoảng 27% dân sô' mắc phải chứng "nghiện" theo kiểu này. Khoảng 1,1% trong đó là những người nghiện cờ bạc qua mạng. Đây cũng là một trong những vâ'n đề khá nhức nhối tại Mỹ hiện nay. Chính phủ Mỹ và các tổ chức xã hội nước đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo về việc công dân Mỹ lạm dụng internet và thường xuyên sử dụng internet cho các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp hoặc tấn công phá hoại dữ liệu máy tính. Hiện Mỹ cũng là quốc gia có số lượng người sử dụng internet vào mục đích phá hoại nhiều nhất thế giới, đa số họ đều là những người mắc hội chứng "nghiện internet". Các chuyên gia cảnh báo: trong tương lai, có thể hội chứng này sẽ còn tiếp tục phát triển với quy mô rộng lớn và tính chất phức tạp hơn nhiều. Và nếu như xã hội không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, “nghiện internet” có thể sẽ trở thành một "đại dịch" chứ không đơn thuần là một hội chứng như hiện nay.

      Internet có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Hãy làm mạng Internet trở nên thực sự văn minh và đúng với ý nghĩa của nó khi xuất hiện! 

24 tháng 5 2021

Đoạn văn mà bạn! Bạn sai đề rồi bạn ơi! Mong bạn sửa lại giúp mik nha.

Lòng hảo tâm có thể là tặng cho người khác chiếc ô trong lúc trời mưa, tặng áo khi trời đông giá lạnh, tặng tình thương khi người ta héo mòn tâm hồn. Nhưng thiết nghĩ, những điều đó không còn tồn tại trong xã hội hiện nay, chính lòng ích kỉ lên ngôi đã đẩy lùi những lối sống tốt đẹp.

Ai cũng biết ích kỉ là một thái độ sống không tốt, là sự thờ ơ vô cảm trước một tình huống xảy ra trước mặt , là một thái độ sống lạnh nhạt chỉ biết lo cho bản thân , không hề quan tâm người xung quanh và đề cao lợi ích cá nhân một cách triệt để.
Dẫu biết cuộc sống không phải một xứ sở diệu kì nơi sự tốt bụng và vị tha lên ngôi, vốn dĩ cuộc sống toàn một màu u ám. Nhưng cuộc sống với sự xuống cấp của đạo đức, bầu trời trong xanh chuyển dẫn thành màu xám đục , hỗn loạn và đầy vết bẩn một phần đóng góp không nhỏ chính vì sự ích kỉ và lòng tham của con người. Con người luôn kêu gào họ cô đọc, họ không được quan tâm để ý nhưng chính họ lại chẳng hề mảy may đến người khác. Ích kỉ , ích kỉ và ích kỉ, nó tạo nên một xã hội toàn sự tư lợi và bất nhân. Bạn có biết về những quan chức cấp cao, họ luôn nói vì dân thương dân mà làm tất cả nhưng khi vén bức màn sự thật, tất cả chỉ là những kẻ đó đang nuôi “ Hầu bao “ ngày một lớn, sự ích kỉ và lòng tham xui khiến những con người không ngừng biến chất tha hóa. Có đôi lúc họ sống chỉ biết chăm chăm lợi ích của bản thân mà chà đạp lên tình thương, sự quan tâm và lợi ích của người khác. Cái đau đớn xót xa nhất của toàn nhân loại là loài người đa dần tách ra, trà đạp lẫn nhau để đạt được những thứ mình muốn. Ích kỉ dần trở thành một lối sống tiêu cực nên nó sẽ sinh ra sự thù hận và ghen ghét đố kị nếu ai đó có được nhiều lợi ích hơn mình. Người ta sẵn sàng vứt bỏ mỏi thứ tình bạn tình yêu, tất cả những mối quan hệ mình có để đánh đổi một thứ lợi ích tầm thường không đáng. Nhưng có một sự ích kỉ trong cuộc sống được người ta thừa nhận đó chính là sự ích kỉ trong tình yêu. Tình yêu là thứ tình cảm giữa hai người, vốn dĩ không danh cho người thứ ba, chính vì vậy khi xuất hiện một điều trái lẽ tự nhiên, người ta sinh ra sự ích kỉ, sự sở hữu vốn có trong bản tình con người.

Con người có thể đối mặt với nhiều vấn nạ khác nhau nhưng vấn đề cấp thiết nhất chính là xóa bỏ sự ích kỉ- đuổi một con qủy dữ ra khỏi tâm hồn. Học cách quan sát, để ý đến người xung quanh mình nhiều hơn. Ta nên thay đổi lối sống cực đoan không bao giờ chịu nhận phần thua thiệt về mình và học cách nhún nhường trước mọi người. Quan trọng hơn hết là phải rèn luyện bản thân , giúp đỡ mọi người. Bởi “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại”.
Bên cạnh đó, chúng ta nên lên án manh mẽ những kẻ sống thờ ơ vô cảm như một anh thanh niên nhìn thấy một cụ già bị ngã những không chịu dừng lại dù chỉ một phú để đỡ bà cụ dậy vì một lí do đơn gian:” Không thể đến lớp trễ , sẽ bị cô giáo phạt năng mất” Hay những kẻ chỉ biết đến bản thân, không bao giờ nhường nhịn vì người khác. Ta nên chọn một ‘loại thuốc ‘ hữu hiệu cho căn bệnh thế kỉ ấy để cuộc sống trở nên tươi đẹp.

Cuộc đời vốn dĩ vậy, đều có những quy luận được con người thiết lập ra khó có thể xóa bỏ, Nhưng tin chắc răng, khi người ta nhận ra giá trị tốt đẹp, sự ích kỷ sẽ tan biến như mây khói vậy.


BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ SỰ ÍCH KỈ LỚP 8
Để có thể sống chân chính và ngẩng cao đầu tự hào về hai tiếng con người thì trên hành trình gian nan ấy, quả thực chúng ta cần cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Chúng ta cần có bản lĩnh, trái tim nhân hậu vị tha và đặc biệt là biết cách giết chết con rắn độc “ích kỉ” đang ẩn náu trong tâm hồn mỗi người.

Lòng ích kỉ là sự vị kỉ cá nhân, là thái độ và suy nghĩ chỉ biết vì lợi ích cá nhân, chỉ biết mưu mô, toan tính và sân si với những lợi ích của bản thân, không biết cách sống cho- nhận một cách hài hòa cân đối. Dĩ nhiên, là con người chưa bào giờ là hoàn hảo cả, tuy nhiên đừng cứ trách cuộc đời hay méo mó, sao ta không tròn tự trong tâm. Vậy nên, lòng ích kỉ là một con rắn độc nó luôn âm thầm luồn lách vào bên trong tâm hồn bạn, chỉ cần chút sơ hở nó sẽ chiến thắng cà bạn sẽ bị nó khuất phục.

Ai cũng đều muốn mang lợi ích về mình, đều nghĩ cho bản thân trong những tình huống phải tính toán hơn thiệt, điều ấy sẽ gây ra lòng ích kỉ. Sự ích kỉ sẽ đến khi khát vọng biến thành tham vọng, khi cá nhân không thể suy nghĩ cho cộng đồng, khi cái tôi chiến thắng và át chế cái ta chung. Lòng ích kỉ khiến ta chỉ biết nghĩ cho bản thân, thành ra quanh co với những ham muốn cá nhân, đánh mất mình trong vòng xoáy của lợi ích và thù hận.lòng ích kỉ sẽ gây ra tâm lí đố kị, ghen ghét với những ai đạt được thành công hay hạnh phúc hơn mình, từ đó muốn tìm mọi cách để chiến thắng đối phương, dùng mọi thủ đoạn để hạ gục đối thủ. Do vậy tâm hồn không bao giờ được thanh thản nhẹ nhõm thậm chí còn thấy áp lực và mệt mỏi vì quay cuồng và bị sai khiến bởi lòng tự ái. Bản thân với cái tôi đề cao quá cao sẽ đánh mất mình giữa cộng đồng và nhân quần rộng lớn. Rồi dần dần sẽ mất đi tình đồng loại nhân cách cao thượng và sự vị tha của tâm hồn. Đẩy ta gần hơn dưới hố sâu của tội lội và cơn cuồng nộ của tranh đấu, giành giật. chính vì thế, con người dễ bị sa ngã, xói mòn và băng hoại về đạo đức, chết dần chết mòn đi vì những lợi ích ti tiện và tầm thường của cá nhân, chạy theo những giá trị nhất thời mà mất đi giá trị và tâm hồn cao quý của loài người.

Hãy nhìn những con người cứ mãi quanh quẩn trong vòng danh lợi, đấu đá và ganh ghét lẫn nhau xem, họ đã bị cộng đồng xa lánh, từ chối bởi cá nhân chỉ có thể hòa hợp với cộng đồng khi biết cân đối, hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Sự ích kỉ cũng là một biểu hiện của việc muốn hưởng thụ vậy. Thử hỏi, nếu ai cũng sống bằng lòng ích kỉ, cũng sống với cái tôi cao ngất ngưởng ấy, xã hội và nhân quần sẽ đi về đâu. Liệu còn đâu làm điểm tựa cho sự bền vững được chăng. Một người chỉ biết có ích kỉ, chỉ biết có cá nhân sẽ sớm bị đào thải, bị xa lánh và tấy chay với những tham vọng và ham muốn vô độ của bản thân.

Nhưng để có thể sống cống hiến, hi sinh, vị tha mà không tham sân si với những lợi ích tầm thường, dễ dãi cần phải là người có bản lĩnh, nhân cách cao thượng. biết hi sinh, chấp nhận mình vì mọi người, mình không là duy nhất,cần hiểu rõ vai trò của cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng. không quá tham lam và thái độ cố hữu, bảo thủ, đấy cũng là một hướng sáng để bạn mở ra cánh cửa của tình yêu trong trái tim.

Còn gì cao quý và hãnh diện hơn cho một thái độ sống vị tha, cống hiến quên mình. Không phải lúc nào ta cũng là duy nhất, ta cần yêu quý bản thân nhưng đó không có nghĩa là bạn được phép sống ích kỉ. Thật vui biết bao khi một trái đất ngập tràn yêu thương và lòng ích kỉ trở thành biển hồ chết.

17 tháng 4 2019

Mỗi con người khi sinh ra đều là những cá thể khác biệt, có những nét tính cách khác nhau. Nhưng sống trong một xã hội ngày càng đề cao tính cộng đồng, mỗi người không nên có tính ích kỉ. Ích kỉ là chỉ sống cho bản thân mình, lo cho bản thân mà mặc kệ, không quan tâm đến người khác. Những người ích kỉ lúc nào cũng đặt quyền lợi của bản thân lên quyền lợi của mọi người, của tập thể. Họ sống trong tư thế không chịu mở lòng, luôn ngại khó, ngại khổ mà đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, chỉ thích hưởng quyền lợi mà không thích làm việc. Ví dụ như trong lớp học, khi có bạn đến hỏi cách giải một bài toán khó mà mình đã giải ra, vì sợ bạn cũng làm ra rồi giỏi hơn mình nên né tránh, nói dối rằng chưa làm ra rồi lảng sang việc khác. Hay khi cả lớp đi uống nước sau những buổi lao động ở trường, trong lúc bạn bè nói chuyện vui vẻ thì bạn nhăn mày nhăn mặt tính toán: “Mình thì làm mệt phờ người còn nó chỉ làm một chút mà cũng được ngồi uống nước như mình.” Chẳng phải Bác Hồ đã từng nói : “Lao động là vinh quang” sao ? Nhưng lúc đó bạn có nghĩ được như vậy không ? Chắc chắn là không đâu khi mà sự ích kỉ đang quấn lấy trí óc bạn, khiến cho bạn càng thêm mệt mỏi. Ích kỉ là một lối sống tiêu cực, không chỉ bào mòn bản chất của chính mình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Bạn nên nhớ nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”

Tính ích kỉ như một ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả,khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta. Những người ích kỉ sẽ không bao giờ phát triển hay khẳng định được bản thân, cũng khó có thể thành công trong cuộc sống. Bởi vì họ sẽ bị người khác xa lánh, ghét bỏ, sẽ không bao giờ được người khác giúp đỡ hay tạo cơ hội để phát triển. Liệu có ai muốn giúp đỡ người không bao giờ giúp đỡ người khác? Có ai muốn hợp tác người lúc nào cũng tính toán quyền lợi của bản thân trong khi điều kiện là đôi bên cùng có lợi ? Người ích kỉ sẽ sống một cuộc sống mờ nhạt, không hòa đồng và cởi mở với mọi người xung quanh. Họ sống thiếu tình thương vì họ sợ nếu yêu thương quá nhiều thì họ sẽ bị thiệt thòi. Nói cách khác, họ chỉ đang “tồn tại” chứ không phải đang “sống”. Như câu nói của nhà văn Huy-gô: “Kẻ nào m\vì mình mà sống thì vô tình kẻ đó đã chết đối với người khác.” Sống là phải biết yêu thương, biết quan tâm và chia sẻ, bởi vì mỗi con người chúng ta đều có một trái tim để cảm thông và hòa chung nhịp đập với cộng đồng. Đừng để trái tim của chúng ta bị sự ích kỉ quấn lấy, rồi từ đó hình thành mầm mống cho thói ganh ghét, đố kị, cho thói tham lam, dối trá, lừa lọc. Có lẽ trong chúng ta không ai không biết vụ thảm sát kinh hoàng đã khiến sáu người trong một gia đình thiệt mạng ở Bình Phước. Động cơ của tên thủ ác Nguyễn Hải Dương cũng xuất phát từ sự ích kỉ của bản thân khi bị người yêu giàu có từ chối tình cảm của mình. Quả không sai khi Mác-đen đã nói: “Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác.” Từ việc chỉ biết nghĩ cho bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Ví dụ như những người nông dân không chân chính trong xã hội bây giờ, chỉ vì nghĩ đến quyền lợi của bản thân, dù biết nó sẽ gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, thậm chí là bệnh ung thư, vậy mà họ vẫn làm rau bẩn, vẫn dùng nước thải có chứa dầu từ các doanh nghiệp để tưới, vẫn phun nhiều thuốc trừ sâu độc hại cho cây trồng. Có một câu nói của biên tập viên Lê Bình trong chương trình “Tạp chí kinh tế cuối năm” mà đến giờ tôi vẫn không quên: “Đến khi nào thì con người chúng ta mới thôi độc ác với nhau?”

Mỗi con người chúng ta, khi sống hãy biết quan tâm và yêu thương nhau, biết mở lòng với những người khác. Hãy tham gia các hoạt động cộng đồng, các hoạt động thiện nguyện để bản thân biết sẻ chia, biết đồng cảm. Cuộc sống không đủ dài để chúng ta có thể sửa chữa tất cả những sai lầm của bản thân, nhưng đủ dài để chúng ta vứt bỏ bản tính ích kỉ và bắt đầu lại với một trái tim đầy tình yêu thương.

24 tháng 9 2021

Bạn tham khảo nhé:

Trong cuộc sống, không phải lúc nào con đường đi đến thành công cũng bằng phẳng, đôi khi chúng ta còn gặp phải thất bại, không thể đứng dậy đi tiếp. Nhưng có lòng quyết tâm, ta sẽ vượt qua tất cả. Vậy thế nào là sự quyết tâm? Đó là ý chí nghị lực, là lòng gan dã, dũng cảm quyết chí hoàn thành một mục tiêu, kế hoạch nào đó. Người quyết tâm luôn đạt được thành công. Thực tế trong cuộc sống cho ta thấy rất nhiều tấm gương sở hữu đức tính cao đẹp này. Tiêu biểu như nhà bác học Ê - đi - sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã phải trải qua biết bao đớn đau, thất bại. Ấy thế mà ông không nản lòng, quyết chí sáng tạo, phát minh. Thật vậy, lòng quyết tâm chính là một trong những phẩm chất cần có ở mỗi con người. Hơn hết, nó còn là thước đo cốt cách của con người. Chưa dừng lại ở đó, có lòng quyết tâm, ta sẽ chinh phục được nhiều con đường mới, vượt qua được bão dông của cuộc đời. Qua đây, mỗi chúng ta hãy không ngừng cố gắng, nỗ lực, quyết tâm bản lĩnh vươn tới những giá trị tốt đẹp, cống hiến nhiều thành tích cao, góp phần nâng cao vị thế của nước nhà trên trường quốc tế. 

24 tháng 9 2021

Dạ bài làm hay quá, em cảm ơn nhiều ạa❤