K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2022

Tham khảo

 

undefined

 

25 tháng 3 2022

Ai trả lời giúp em với ạ🥺 em cảm ơn

26 tháng 3 2022

tham khảo

I. KHÁI NIỆM VỀ SINH TRƯỞNG

1. Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật

Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

2. Thời gian thế hệ (g)

Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi 1 tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

VD: VK E.coli 20' phân chia một lần (g=20');  trực khuẩn lao là 12h ( ở nhiệt độ 37oC); nấm men bia ở 30oC là 2h...

Công thức tính thời gian thế hệ:   g = t/n

với:   t: thời gian

         n: số lần phân chia trong thời gian t

3. Công thức tính số lượng tế bào

Sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu trong thời gian t:

                   Nt = N0 x 2n

Với:

Nt : số tế bào sau n lần phân chia trong thời gian t

N0 : số tế bào ban đầu

n : số lần phân chia

II. SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI SINH VẬT

1. Nuôi cấy không liên tục

Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục bao gồm 4 pha cơ bản; pha tiềm phát, pha cấp số, pha cân bằng và pha suy vong.

µ là tốc độ sinh trưởng riêng của VSV, chỉ số lần phân chia trong một đơn vị thời gian.

- Pha tiềm phát (pha lag): tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạnh ADN và các enzyme chuẩn bị cho sự phân bào.

- Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đai. Thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.

- Pha cân bằng: tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi cấy, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian.

 

- Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm do bị phân huỷ ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng

Ý nghĩa: nghiên cứu sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật,

Một số hạn chế của nuôi cấy không liên tục:

+ Chất dinh dưỡng cạn dần

+ Các chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều và ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật

2. Nuôi cấy liên tục:

Trong nuôi cấy liên tục không có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không lấy ra các chất độc hại do đó quá trình nuôi cấy sẽ nhanh chóng dẫn đến suy vong.

Trong nuôi cấy liên tục chất dinh dưỡng mới thường xuyên được bổ sung đồng thời không ngừng loại bỏ các chất thải, nhờ vậy quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả cao và thu được nhiều sinh khối hơn.

Nuôi cấy liên tục được dùng để sản xuất sinh khối vi sinh vật như các enzyme, vitamim, etanol…

III. Sinh sản của vi sinh vật.


Ở cả vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều có 3 hình thức sinh sản là: Phân đôi, nảy chồi và hình thành bào tử.

1. Sinh sản ở sinh vật nhân sơ.

Phân đôi ở vi sinh vật: 

 

Nội bào tử ở vi khuẩn

2. Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực.

Hình thành bào tử ở nấm mốc:

Bào tử trần và bào tử kín :

So sánh nội bào tử và ngoại bào tử: 

Trình bày sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục

+ Pha tiềm phát  + Pha luỹ thừa  + Pha cân bằng + Pha suy vong 

Để không xảy ra pha suy vong: luôn đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra lượng dịch nuôi cấy tương đương.

So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục

Để giúp các bạn dễ nhớ và so sánh, Toploigiai xin tổng hợp lại những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục như sau:

Giống nhau:

Cả hai phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục đều bắt đầu với pha tiềm phát. Tiếp đến là pha lũy thừa và pha cân bằng. 

Khác nhau:

Nuôi cấy liên tục

Nuôi cấy không liên tục

Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng mới

Không bổ sung chất dinh dưỡng mới

Thường xuyên rút bỏ chất thải và sinh khối

Không rút bỏ chất thải và sinh khối

Quần thể vi sinh vật sinh trưởng ở pha lũy thừa trong thời gian dài, mật độ vi sinh vật tương đối ổn định, không có pha tiềm phát

Quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong

Vi sinh vật không bị phân hủy ở thời gian suy vong

Vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong

Bảng so sánh giữa nuôi cấy liên tục và không liên tục

So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục

Sự sinh trưởng của vi sinh vật xử lý nước

22 tháng 3 2023

- Điểm khác giữa khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật với sinh trưởng ở thực vật và động vật:

+ Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào trong quần thể.

+ Sự sinh trưởng ở động vật và thực vật là sự tăng lên về khối lượng, kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào trong cơ thể.

- Có sự khác nhau trong khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật so với sinh trưởng ở thực vật và động vật vì:

+ Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ và hầu hết là các cơ thể đơn bào (cơ thể chỉ có 1 tế bào) đồng thời thời gian tăng trưởng kích thước tế bào của vi sinh vật cũng diễn ra rất nhanh, khó mà quan sát và đánh giá được.

+ Còn ở thực vật và động vật là các cơ thể đa bào, có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường sự lớn lên về khối lượng và kích thước của một cơ thể.

23 tháng 3 2023

- Số lượng tế bào vi khuẩn E.coli tăng gấp đôi sau mỗi lần phân chia.

- Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật: Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật.

12 tháng 11 2016

1 . Sinh trưởng: là sự tăng lên về kích thước, khối lượng và thể tích của tế bào , mô, cơ quan của cơ thể thực vật.
Ví dụ :Sự tăng vế số lựơng lá trên cây, sự dài ra của rễ, tăng kích thước của cánh hoa
Phát triển : là toàn bộ những biến đổi bên trong diễn ra theo chu trình sống dẫn đến những thay đổi về chức năng sinh lý và phát sinh hình thái của cơ thể thực vật.
Ví dụ : Từ hạt hình thành cây mầm.
Từ mô phân sinh đỉnh phân hóa hình thành hoa. Sự thụ tinh hình thành hạt ....
Sự phát triển bao gồm 3 quá trình liên quan với nhau : sự sinh trưởng , phân hóa và phát sinh hình thái.

2. Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái.

- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
- Dựa vào biến thái người ta phân chia phát triển của động vật thành các kiểu sau:
* Phát triển không qua biến thái
* Phát triển qua biến thái:
+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn
+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn

 

 

 

12 tháng 11 2016

1.-sinh trưởng là sự thay đổi (tăng lên) về khối lượng, số lượng,thể tích( về lượng nói chung)
-phát triển là sự thay đổi về chất nói chung

PHẦN I: TỰ LUẬNCâu 4. Em sẽ làm gì để có thể hình thành và duy trì thói quen dậy sớm học bài?Câu 5. Nêu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho biết các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng).Câu 6. Trình bày các loại mô phân sinh ở cây Hai lá mầm và cho biết chức năng của chúngCâu 7. Nêu khái niệm và vai trò của hình thức sinh...
Đọc tiếp

PHẦN I: TỰ LUẬN
Câu 4. Em sẽ làm gì để có thể hình thành và duy trì thói quen dậy sớm học bài?
Câu 5. Nêu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho biết các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng).
Câu 6. Trình bày các loại mô phân sinh ở cây Hai lá mầm và cho biết chức năng của chúng
Câu 7. Nêu khái niệm và vai trò của hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật.
Câu 8. Nêu khái niệm sinh sản hữu tính ở sinh vật.
Câu 9. Nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật (gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài)
Câu 10. Muốn tăng tỉ lệ thụ phấn và đậu quả của các loại cây họ bầu bí, người nông dân sử dụng phương pháp nào?
Câu 11. Giải thích được vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng như ong mật, ong bắp cày.
PHẦN II- TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nêu vai của trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
Câu 2. Nêu khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp.
Câu 3. Nêu khái niệm và viết phương trình hô hấp tế bào
Thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải.
Câu 4. Nêu một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào.
Câu 5. Nêu vai trò lá cây với chức năng quang hợp. 
Câu 6. Mô tả cấu tạo và cho biết chức năng của khí khổng.
Mô tả quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá.
Câu 7. Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
Câu 8. Vì sao vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng cần phải tưới nhiều nước cho cây.
Câu 9.  Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể động vật.
Câu 10.  Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
Câu 11. Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của cây cam và con ếch.
Câu 12. Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. 
Câu 13. Phân biệt hoa đơn tính, hoa lưỡng tính
Câu 14. Mô tả quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành quả.
Câu 15. Mô tả khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở động vật đẻ con và đẻ trứng).

1
19 tháng 12 2023

giúp mình với ạ

 

19 tháng 12 2023

bn đăng tách ra thì mới có người giúp giải nha chứ nhìn như này không ai muốn giải hết đâu bn ơi

1 tháng 1 2017

1. Vi sinh vật: Là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi, là những cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào.

2. Hình thức sinh trưởng của vi sinh vật: Gồm 2 hình thức là:

+ Nuôi cấy không liên tục.

+ Nuôi cấy liên tục.

3. Hình thức sinh sản:

*) Sinh sản ở VSV nhân sơ:

+ Phân đôi

+ Nảy chồi và tạo thành bào tử

*) Sinh sản ở VSV nhân thực:

+ Sinh sản bằng bào tử

+ Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi